3.4.4 .Phê duyệt kế hoạch
3.4.5 Tổ chức thực hiện
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo đã đƣợc phê duyệt, phòng Tổ chức- Hành chính mời giảng viên, thông báo cho những bộ phận/ phòng ban có liên quan tham gia khoá đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo theo chƣơng trình và phƣơng pháp đã đƣợc lãnh đạo phê duyệt.
Lựa chọn giáo viên
Danh sách cán bộ chuyên viên nội bộ đăng ký tham gia giảng dạy các chƣơng trình của công ty (BM/TCHC/04.03) đƣợc cập nhật mỗi khi có sự thay đổi hoặc 1 năm/ 1 lần.
Đối với các hình thức đào tạo trong công việc thì Công ty sẽ lựa chọn các cán bộ quản lý kỹ thuật có kinh nghiệm, chuyên môn, tay nghề cao, phẩm chất tốt
(thƣờng là giám sát đội hoặc lao động có thâm niên làm cùng tổ, đội, phòng ban) để đảm nhiệm công tác giảng dạy cho học viên các lớp theo hình thức kèm cặp, chỉ bảo và chỉ dẫn công việc.
Đối với các lớp cạnh doanh nghiệp thì Công ty đã lựa chọn đƣợc 3 cán bộ quản lý là: Đội trƣởng đội Cơ điện-Vật tƣ phụ trách chƣơng trình đào tạo kỹ thuật an toàn điện; Đội trƣởng đội vận hành máy phối hợp với trƣởng phòng Kỹ thuật phụ trách chƣơng trình đào tạo Vận hành-điều khiển tại công trƣờng.
Đối với hình thức cử đi học tại các trƣờng chính quy, Công ty quan tâm nhất vào các trƣờng có uy tín, tiếp đó là thuận lợi cho việc đi lại của cán bộ công nhân viên và sau cùng là chi phí học tập thấp nhất. Các cơ sở công ty thƣờng liên hệ gửi nhân viên tham gia đào tạo là Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Xây dựng… Trong những năm qua, công tác lựa chọn giáo viên của Công ty khá tốt. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên chỉ đƣợc tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn nên chƣa đủ để họ có nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng. Điều này gây khó khăn trong việc truyền đạt cho học viên.
Công tác tổ chức
Các quy định, nội quy với ngƣời tham gia đào tạo nhƣ sau:
Đối với đào tạo nội bộ, giảng viên phải chuẩn bị tài liệu giảng dạy và gửi 1 bộ cho phòng tổ chức- hành chính trƣớc khi khoá học bắt đầu ít nhất 5 ngày để trình ban giám đốc phê duyệt, phô tô cho các cán bộ tham gia khoá học. Trƣờng hợp không tiếp tục việc giảng dạy, giảng viên phải báo cho phòng tổ chức- hành chính biết trƣớc khi bắt đầu khoá học ít nhất 2 ngày đồng thời phải viết giải trình lý do (có cấp quản lý trực tiếp xác nhận) gửi về phòng tổ chức- hành chính.
Trong trƣờng hợp mời giảng viên bên ngoài về giảng dạy tại công ty, sau khi thống nhất chƣơng trình đào tạo ban giám đốc duyệt, thông báo cho các bộ phận tham dự.
Vì lý do nào đó học viên không thể đến lớp thì phải viết đơn xin phép vắng mặt có trƣởng bộ phận xác nhận và gửi về phòng tổ chức- hành chính trƣớc buổi.
Cuối mỗi khoá đào tạo, các học viên phải đánh giá khoá học theo biểu mẫu. Phòng tổ chức- hành chính thu các phiếu đánh giá này làm cơ sở phân tích rút kinh nghiệm để tổ chức các khoá học sau này tốt hơn.
Đối với hình thức đào tạo ngoài doanh nghiệp: Công ty gửi công nhân viên tham dự các khoá đào tạo do các đơn vị bên ngoài công ty tổ chức, phòng tổ chức- hành chính chịu trách nhiệm liên hệ với các đơn vị về nội dung chƣơng trình học, thời gian, học phí và các vấn đề có liên quan trình ban giám đốc xét duyệt và thông báo tới các phòng ban có nhân viên tham dự.
Ngƣời đƣợc cử tham gia các khoá đào tạo nội bộ hoặc bên ngoài công ty phải chấp hành nghiêm túc các nội quy chung của lớp học, các thông báo, quy định riêng đối với từng khoá học và quy chế đào tạo của công ty.
Phòng tổ chức- hành chính phải chuẩn bị đầy đủ các phƣơng tiện (trong điều kiện cho phép) để phục vụ cho khoá học, có trách nhiệm theo dõi suốt thời gian diễn ra khoá học. Nếu thấy có bất kỹ vấn đề gì chƣa phù hợp thì lập tức phải có ý kiến phản hồi với trƣởng bộ phận ngay để kịp thời điều chỉnh.
Tất cả các kế hoạch tổ chức lớp học, chƣơng trình học, công nhân viên tham dự…đều báo cáo cho giám đốc trƣớc khi triển khai thực hiện. Sau đây là chƣơng trình đào tạo của công ty đã thực hiện giai đoạn 2012- 2014.
Bảng 3.12: Chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp đào tạo của công ty giai đoạn 2012- 2014 ĐVT: Người TT CHỈ TIÊU Thời gian ĐT (tháng)
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
I Đào tạo trong công việc - 47 67,14 53 58,89 52 55,91
1 Kèm cặp, chỉ bảo 3 6 8,57 5 5,56 6 6,45
2 Chỉ dẫn công việc 3 41 58,57 48 53,33 46 49,46
II Đào tạo ngoài công việc - 23 32,86 37 41,11 41 44,09
1 Cử đi học - 13 18,57 14 15,55 15 16,13
- Kỹ năng lãnh đạo cho
quản lý cấp cao 6 2 2,86 1 1,11 1 1,08
- Nghiệp vụ đấu thầu nâng
cao 6 2 2,86 2 2,22 3 3,23
- Kế toán quản trị 6 1 1,43 2 2,22 0 0
- Giám sát thi công công
trình xây dựng 12 8 11,42 7 7,78 9 9,67
- Tiếng anh chuyên ngành
xây dựng 6 0 0 2 2,22 2 2,15
2 Mở lớp cạnh DN - 10 14,29 23 25,56 26 27,96
- Kỹ thuật an toàn điện
trong các công trình 2 3 4,29 8 8,89 9 9,68
- Vận hành- điều khiển tại
công trƣờng 12 7 10 15 16,67 17 18,28
Tổng 70 100 90 100 93 100
Bảng 3.12 cho thấy:
Chương trình đào tạo
Để đáp ứng nhu cầu công việc, quá trình triển khai lắp đặt sử dụng các máy móc thiết bị, trong 3 năm qua, công ty đã tổ chức các chƣơng trình đào tạo ngoài công việc nhƣ: Vận hành-điều khiển tại công trƣờng, kỹ thuật an toàn điện trong các công trình, giám sát thi công công trình xây dựng, đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho quản lý cấp cao, nghiệp vụ đấu thầu nâng cao, kế toán quản trị.
Ngoài ra, các chƣơng trình đào tạo trong công việc sẽ thay đổi theo mục đích đào tạo cho từng đối tƣợng cụ thể, cho thấy, việc xác định phƣơng pháp và chƣơng trình đào tạo của công ty là khá chi tiết và có đầu tƣ.
Tổng công ty sử dụng hai phƣơng pháp là đào tạo trong công việc và ngoài công việc, trong đó đào tạo trong công việc luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với đào tạo ngoài công việc.
Nguyên nhân: Công ty tập trung đào tạo lao động trong công việc với số lƣợng lớn vì phƣơng pháp này có ƣu điểm là: Không gây ảnh hƣởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh, các cán bộ tổ chức vẫn tham gia đƣợc vào quá trình sản xuất; công ty sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí hơn việc đào tạo ngoài công ty. Mặt khác, đào tạo trong công việc thì điều kiện học tập sẽ trực quan và thực tế hơn. Tuy vậy, phƣơng pháp này cũng có những hạn chế là: Sự hƣớng dẫn, truyền đạt không có hệ thống làm học viên khó có thể nắm bắt đƣợc hết kiến thức; học viên có thể bị ảnh hƣởng bởi các kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của ngƣời dạy.
Trong phƣơng pháp đào tạo trong công việc, Công ty áp dụng hình thức đào tạo kiểu chỉ dẫn công việc (áp dụng với công nhân kỹ thuật) là chủ yếu. Số lao động đƣợc đào tạo theo hình thức này qua các năm là: Năm 2012 là 41 trên tổng số 47 ngƣời, chiếm 58,57% trong tổng số lao động đƣợc đào tạo. Năm 2013 có 48 trên tổng số 53 ngƣời, chiếm 53,33% trong tổng số lao động đƣợc đào tạo. Năm 2014 có 46 trên 52 ngƣời, chiếm 49,46% trong tổng số lao động đƣợc đào tạo.
Trong phƣơng pháp đào tạo ngoài công ty, công ty sử dụng hai hình thức là cử lao động đi học và mở các lớp cạnh doanh nghiệp. Trong đó,
Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo tại các lớp cạnh doanh nghiệp có xu hƣớng tăng và tăng liên tục qua các năm (năm 2012 tỷ lệ này là 14,29%, năm 2013 là 25,56% và đến năm 2014 là 27,96%)
Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo theo hình thức cử đi học biến động qua các năm (năm 2012 là 18,57%, năm 2013 là 15,55% và năm 2014 tỷ lệ này là 16,13%). Những lao động đƣợc đào tạo theo hình thức này thƣờng là những lao động cấp cao và lao động giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Do điều kiện bên ngoài doanh nghiệp luôn luôn thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt kip thời và có kế hoạch đào tạo trau dồi kiến thức không chỉ về chuyên môn mà còn về các kiến thức xã hội khác nên tỷ lệ lao động đào tạo hình thức này luôn có sự biến động để thích nghi.
Kết quả của cuộc khảo sát ngƣời lao động trong công ty đã đánh giá mức độ phù hợp của chƣơng trình đào tạo đang đƣợc áp dụng:
Bảng 3.13 : Đánh giá mức độ phù hợp của các chƣơng trình đào tạo đang đƣợc áp dụng tại Tổng công ty hiện nay
Với thang điểm từ 1-4 tương ứng: 1-Kém, 2- Trung bình 3- Khá, 4 - Tốt
STT Các tiêu chí 1 2 3 4 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Thông tin đào tạo
dễ hiểu 3 1,5 7 3,5 45 22,5 145 72,5
2 Đối tƣợng áp dụng
phù hợp 1 0,5 4 2 45 22,5 150 75
3 Biểu mẫu áp dụng
phù hợp 1 0,5 1 0,5 43 21,5 155 77,5
( Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả)
Kết quả khảo sát 200 phiếu điều tra cho thấy, mức độ phù hợp của các biểu mẫu trong các chƣơng trình đào tọa đang đƣợc áp dụng tại Tổng công ty chiếm tỉ lệ tốt rất nhiều, nhất là tiêu chí biểu mẫu áp dụng phù hợp với đặc điểm sản xuất của Tổng công ty, với tỉ lệ tốt là 77,5%. Tuy nhiên với tiêu chí thông tin đào tạo dễ hiểu
đang có tỉ lệ kém và trung bình tƣơng đối cao, lần lƣợt là 1,5 % kém và 3,5 % trung bình, điều này cho thấy Tổng công ty cần cải thiện các thông tin đƣa vào văn bản hoặc hƣớng dẫn công việc cho nhân viên Tổng công ty dễ hiểu và dễ áp dụng vào thực tế sản xuất.
Với những biến động về đào tạo để thích nghi với mục tiêu của doanh nghiệp nhƣ vậy thì chi phí đào tạo cũng có những biến động nhất định. Từ kế hoạch về chi phí và chƣơng trình đào tạo đã đƣợc phê duyệt, phòng Tổ chức- Hành chính phối hợp cùng các bộ phận/ phòng ban xác định chi phí bình quân cho các phƣơng pháp đào tạo và tổng hợp lại nhƣ sau:
Bảng 3.14: Tổng kết chi phí đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty giai đoạn 2012-2014 TT Chỉ tiêu Đơn vị Tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/ 2012 2014/ 2013 +/- % +/- % 1 Tổng chi phí ĐT Tr.đ 199 291 316 92 46,23 25 8,59 2 Số lƣợng đƣợc ĐT Ngƣời 70 90 93 20 28,57 3 3,33 3 Chi phí ĐTBQ Tr.đ/ngƣời 2,84 3,23 3,40 0,39 13,73 0,17 5,26 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)
Qua bảng 3.14 ta thấy Tổng Công ty hàng năm bỏ ra không ít kinh phí để đào tạo cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty.
Chi phí dành cho đào tạo và số lƣợng ngƣời đƣợc đào tạo tăng dần qua các năm. Trong đó, tốc độ tăng của chi phí đào tạo luôn lớn hơn tốc độ tăng của số lƣợng ngƣời đƣợc đào tạo làm cho chi phí đào tạo bình quân tăng liên tục qua các năm, năm 2012 là 2,84 triệu đồng/ngƣời, năm 2013 là 3,23 triệu đồng/ngƣời tăng 13,73% so với năm 2012, năm 2014 là 3,40 triệu đồng/ngƣời tăng 5,26% so với 2013.
Nhƣ vậy qua việc tổ chức thực hiện đào tạo của Công ty cho thấy công ty đã theo sát kế hoạch đào tạo và ngày càng chú tâm hơn đến việc đầu tƣ cho hoạt động này.