Tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (Trang 39 - 41)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU

2.4. Tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu

Nghiên cứu đƣợc xây dựng dựa trên mức độ đảm bảo cao về tính xác thực và độ tin cậy của thông tin. Kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa vào các dẫn chứng nhƣ sau:

- Thứ nhất, mô hình nghiên cứu đã đƣợc phân tích dựa trên các lý thuyết đã đƣợc chứng minh trên thực tế và đã đƣợc công nhận trong các nghiên cứu trƣớc đó.

- Thứ hai, phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc xây dựng phù hợp với câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của tác giả, cụ thể việc lựa chọn phƣơng pháp định tính đã cho phép tác giả tiếp xúc và phỏng vấn và thảo luận trực tiếp với ngƣời lao động thay vì gửi bảng hỏi để họ lựa chọn phƣơng án, từ đó tác giả đã thu thập đƣợc nhiều thông tin và hiểu sâu hơn các quan điểm của ngƣời đƣợc hỏi.

- Nội dung thảo luận đƣợc đƣa ra dựa trên các nghiên cứu trƣớc đó cũng nhƣ đánh giá của các chuyên gia, thầy giáo hƣớng dẫn cũng nhƣ một nhóm nhỏ ngƣời đƣợc hỏi, vấn đề này đƣợc tính đến để điều chỉnh và thay đổi câu hỏi phù hợp hơn với mục tiêu nghiên cứu.

- Đối tƣợng mời thảo luận đã đƣợc lựa chọn kỹ càng với những ngƣời sẵn sàng trả lời câu hỏi, hiểu thực trạng của Công ty nhƣ CBNV làm việc lâu tại các Phòng ban/Xí nghiệp, cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp cao của Công ty. Cụ thể đối tƣợng đƣợc lựa chọn là một số lãnh đạo trong Công ty, Trƣởng phòng Tổ chức - Hành chính của Công ty, Trƣởng/phó các Phòng/ban/bộ phận trong Công ty. Đối với đối tƣợng là nhân viên, tác giả lựa chọn 20% nhân viên tại các phòng/ban/bộ phận của Công ty nhằm thu thập thông tin hiểu biết về Công ty cập nhật nhất. Ngoài ra tác đã chọn một lãnh đạo trong Ban giám đốc công ty để phỏng vấn và thảo luận nhằm thu thập những thông tin mang tính định hƣớng, chiến lƣợc về kinh doanh và quản lý nguồn nhân lực.

- Lịch trình thảo luận nhóm đƣợc chuẩn bị kỹ càng đã tạo nên không khí thân thiện và thoải mái, giúp ngƣời tham gia phỏng vấn dễ dàng đƣa ra các ý kiến và thảo luận sôi nổi. Tác giả đã gửi trƣớc nội dung thảo luận kèm theo bảng câu hỏi

cho tất cả những ngƣời đƣợc mời để họ có thời gian nghiên cứu và chuẩn bị các câu trả lời, một số trƣờng thậm chí đã viết ra câu trả lời để gửi lại cho tác giả trƣớc khi buổi phỏng vấn đƣợc tổ chức thực hiện chính thức.

- Việc phân tích kết quả cũng góp phần nâng cao tính xác thực của kết quả nghiên cứu, bởi vì ngoài việc phân tích một cách khách quan, giữ nguyên và tôn trọng các câu trả lời của ngƣời đƣợc hỏi trong buổi thảo luận, sau khi tổng hợp và phân tích kết thảo luận của từng nhóm, tác giả đã gửi lại kết quả cho từng ngƣời trong các nhóm để họ kiểm tra và xác nhận sự phân tích của tác giả trùng hợp với ý kiến của họ.

- Các đề xuất đƣợc đƣa ra dựa vào hai nguồn kết quả khách quan từ nguồn dữ liệu sơ cấp là kết quả phỏng vấn nhóm, từ nguồn dữ liệu thứ cấp nhƣ nghiên cứu, phân tích tổng hợp tài liệu và từ quan sát và đánh giá của bản thân tác giả trong quá trình làm việc tại Tổng công ty đầu tƣ phát triển hạ tầng UDIC, cũng chính là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.

- Với những phân tích ở trên, kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn mang tính khách quan và có độ tin cậy cao. Toàn bộ kết quả nghiên cứu đƣợc phân tích cụ thể trong các chƣơng dƣới đây.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ UDIC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)