Tổng quan về ngành dược phẩm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu PHAN TICH CHIN LC CHIEU TH CA CONG (Trang 34 - 36)

2.1.1. Xu hướng phát triển của ngành

Dược phẩm thuộc nhóm nhu cầu nên tăng trưởng kinh tế hầu như không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành, động lực phát triển ngành là được bảo hộ từ các chính sách nhà nước. Xu hướng M&A giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra mạnh đối với cả nhóm sản xuất và phân phối. Ngành dược phẩm Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng hai con số.

Với cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có tốc độ già hóa nhanh, thu nhập, tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây sẽ là động lực cho ngành dược phẩm tiếp tục tăng trưởng. Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới (VCCI, 2019).

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh (World Bank, 2019). Dân số già đi cũng đồng nghĩa với việc chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn.

Chính vì thế, thị trường dược phẩm ở Việt Nam được xem là khá hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Theo Hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%, tính theo tiền đồng Việt Nam (BMI Research, 2018).

Tương tự, IJERPH (International Journal of Environmental Research and Public Health – MDPI) cũng dự báo, mức chi tiêu của người Việt cho việc mua thuốc sẽ tăng từ 44 USD/người năm 2015 lên gấp đôi 85 USD/người vào năm 2020 và tiếp tục tăng lên gấp 4 vào năm 2025 với 163 USD/người (IJERPH - MDPI, 2017).

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoáng Rồng Việt (VDSC) cho thấy, cả nước đang có khoảng 30.000 hiệu thuốc lớn, nhỏ; thị trường bán lẻ dược phẩm rất phân mảnh (Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, 2019). Với thu nhập trung bình và nhận thức về sức khỏe đang ngày càng tăng, người dân có xu hướng lựa chọn các nhà thuốc hiện đại, có thương hiệu, đạt tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt quản lý nhà thuốc), thay vì các nhà thuốc nhỏ, không đủ tiêu chuẩn.

VDSC nhận định, quá trình chuyển dịch này đang được đẩy nhanh nhờ vào các chính sách của Chính phủ nhằm kiểm soát thị trường bán lẻ dược phẩm thông qua nhà thuốc (Thông tư số 02/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc) và việc mở rộng nhanh chóng của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này như Pharmacity, Long Châu,…

Theo tính toán, 25% doanh thu ngành dược phẩm ở Việt Nam, tương đương gần 2 tỷ USD (năm 2021) đến khoảng 4 tỷ USD (năm 2026) sẽ đổ vào thị trường bán lẻ dược phẩm qua các nhà thuốc. Những dữ liệu nói trên đã lý giải vì sao các doanh nghiệp trong ngành này đang “chạy đua” mở rộng mạng lưới bán lẻ để giành lợi thế về thị phần.

2.1.3. Cạnh tranh

Thị trường bán lẻ thuốc tân dược trong nước tăng trưởng 2 con số trong nhiều năm qua và dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong những năm tới là động lực lớn khiến các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail), dù là “tay ngang”, tiếp tục chi đậm để tăng số lượng cửa hàng.

FPT Retail mới “lấn sân” sang mảng dược phẩm từ cuối năm 2017, nhưng ngay lập tức xác định sẽ tăng mạnh độ phủ sóng để chớp thời cơ thị trường. Cụ thể, năm 2019, Công ty sẽ mở rộng chuỗi Nhà thuốc Long Châu lên 70 cửa hàng, đến năm 2022 mở thành 700 cửa hàng.

Mô hình chuỗi nhà thuốc xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng 10 năm trước, nhưng hai năm trở lại đây, thị trường bán lẻ dược phẩm theo mô hình chuỗi nhà thuốc mới thực sự nóng lên, với sự góp mặt của một loạt tên tuổi mới cả trong và ngoài nước.

Đơn cử, Công ty TNHH TM & DV Toàn Diện Tiên Phong là đại diện của Tập đoàn Pharos (Indonesia) tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Century Healthcare. Hiện Công ty đã có 13 cửa hàng Centery HealthCare cùng chuỗi 11 nhà thuốc tại TP.HCM và dự kiến tăng lên 200 cửa hàng trong ba năm tới.

Trong khi đó, chuỗi cửa hàng lớn như Pharmacity đã đạt mốc 100 nhà thuốc tây ở TP.HCM vào năm 2018 và mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ đạt 500 nhà thuốc.

Tại Hà Nội, tháng 11/2018, Vinfa (thuộc Vingroup) cũng đã khai trương 11 nhà thuốc đặt trong 11 cửa hàng Vinmart tại các khu dân cư, khu đô thị mới, tầng trệt các chung cư cao cấp.

Trước đó, năm 2017, sau khi bước chân vào lĩnh vực mới là bán lẻ dược phẩm bằng việc mua lại chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang, sau đó đổi tên là An Khang, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư Thế giới di động bày tỏ tham vọng sẽ mở chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm thông qua hình thức M&A với 500 cửa hàng.

Một phần của tài liệu PHAN TICH CHIN LC CHIEU TH CA CONG (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)