Phân tích môi trường Marketing của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHAN TICH CHIN LC CHIEU TH CA CONG (Trang 38 - 42)

2.3.1.1. Môi trường chính trị pháp luật

Ngành dược nói chung và ngành bán lẻ dược phẩm nói riêng là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của nhà nước. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc... (Công ty Cổ phần Chứng khoán MHB, 2010)

2.3.1.2. Môi trường văn hoá xã hội

Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt Nam đã lên đến khoảng 97 triệu vào năm 2018 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh, cùng với đó là trình độ dân trí và mức sống ngày càng được nâng cao. Do vậy, tình trạng sức khoẻ ngày càng được quan tâm hơn. (World Bank, 2019).

Người dân Việt Nam với thói quen dùng thuốc không cần kê đơn của bác sĩ. Hiện nay, số lượng nhà thuốc ở Việt Nam (kên OTC) lên đến hơn 30.000 nhà thuốc, tuy nhiên phần lớn là các nhà thuốc nhỏ lẻ, phân mảnh và chưa có thương hiệu. Dược là một ngành hàng đặc biệt và đòi hỏi có tính an toàn, uy tín. Chính vì vậy, những chuỗi nhà thuốc đang phát triển đang nắm giữ nhiều lợi thế.

2.3.1.3. Môi trường kinh tế

Ngành dược nói chung cũng như ngành bán lẻ dược phẩm nói riêng chịu ảnh hưởng từ trình độ phát triển kinh tế. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực (World Bank, 2019), điều này giúp ngành dược tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%, tính theo tiền đồng Việt Nam (BMI Research, 2018).

Dược là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhất vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân.

2.3.1.4. Môi trường công nghệ

Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh cũng như ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động quản trị doanh nghiệp. Thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo, huỷ diệt, cơ hội và đe doạ.

Cơ hội: Tạo điều kiện để giảm giá thành cho ứng dụng kỹ thuật mới, tăng cường chuyển giao công nghệ với các ngành liên quan khác, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm và nhiều tính năng mới, xu hướng tiêu dùng sẽ kích thích chi tiêu, sự khuyến khích của chính phủ.

Đe doạ: Sự phát minh công nghệ mới tạo nguy cơ cho công nghệ cũ, áp lực đổi mới để tăng cường sự cạnh tranh, tăng thêm số lượng đối thủ mới tiềm năng, gánh nặng về chi phí doanh nghiệp khi đầu tư hay tăng thời gian khấu hao. (Công ty Cổ phần Chứng khoán MHB, 2010)

Với ngành Bán lẻ dược phẩm, việc áp dụng công nghệ hiện tại còn rất hạn chế. Hiện tại, chỉ các chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn bắt đầu áp dụng công nghệ vào ngành thông qua việc bán hàng qua trang web, ứng dụng chăm sóc khách hàng… Trong thời Công nghiệp 4.0, đơn vị nào nắm bắt được việc tận dụng công nghệ sẽ nắm rất nhiều lớn thế trong việc phát triển ngành hàng của mình.

2.3.2. Môi trường vi mô

2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Đầu tiên, phải kể đến trước đây, khi mà những nhà thuốc kinh doanh nhỏ lẻ phát triển hơn cả bởi nhiều hộ kinh doanh tự phát, lấy bằng dược sĩ của một cá nhân nào đó để mở hiệu thuốc. Thường những cửa hàng như thế này có mặt ở những nơi tập trung đông dân cư, hay những địa điểm gần bệnh viện để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua. Những cửa hàng như vậy thường có chung một đặc điểm là bé nhỏ, với những sản phẩm thuốc cơ bản, còn những sản phẩm thuốc cao cấp hơn thường phải tìm đến cửa hàng đại lý hoặc cửa hàng trong bệnh viện.

Chính bởi những nhu cầu đó mà trong năm 2019 vừa rồi, các cửa hàng dược phẩm được mở ra và phát triển nở rộ ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Nó được mở ở nhiều nơi ngõ ngách với quy mô và chất lượng tiêu chuẩn cao đáp ứng những nhu cầu của khách

hàng. Ngoài những cửa hàng thuốc nhỏ lẻ, phân mảnh, ngày càng nhiều “ông lớn” nhảy vào tranh dành “chiếc bánh béo bở” ngành bán lẻ dược phẩm này.

VinFa

VinFa ra đời như một mắt xích quan trọng trong chuỗi những giá trị mà Vingroup đã cam kết và theo đuổi suốt gần 3 thập kỷ qua: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”. Được ra mắt vào năm 2018, cửa hàng dược phẩm này tập trung ở những khu đô thị thuộc VinGroup, thế nhưng mới đây nhất những biến động trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn mẹ đã khiến Vinfa đang phải “oằn mình” co các cửa hàng của mình lại. Với phương châm “Tận tâm vì sức khỏe, sắc đẹp và chất lượng cuộc sống cộng đồng”, VinFa thiết lập chuẩn mực cao nhất ở tất cả các lĩnh vực: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối và kinh doanh các sản phẩm bao gồm dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, dược mỹ phẩm để mang đến cho cộng đồng những giải pháp toàn diện, hiệu quả và an toàn nhất.

Nhà thuốc An Khang

Cũng trong năm 2018, Thế giới di động cũng gia nhập ngành bán lẻ dược phẩm khi cho ra mắt chuỗi cửa hàng thuốc An Khang nhằm cạnh tranh với những đối thủ của mình. Với những cửa hàng đầu tiên mở tại Tp. Hồ Chí Minh, sau đó TGDĐ – Công ty số 1 về bán lẻ công nghệ hiện nay cũng cải tạo những cơ sở trên nền nhà thuốc Phúc An Khang cũ để mở rộng kinh doanh. Có thể nói với vốn ban đầu bỏ ra là 500 tỷ, thì An Khang được kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh ngành bán lẻ dược phẩm trước các đối thủ khác.

Nhà thuốc Long Châu

Một cái tên khác là FPT Retail cũng đã công bố kế hoạch bước chân vào ngành bán lẻ dược phẩm với việc mua nhà thuốc Long Châu và mở rộng số lượng lên 400 vào năm 2022. Doanh nghiệp hy vọng sẽ chiếm khoảng 30% thị phần với doanh thu khoảng 10.000 tỷ đồng. Có thể nói FPT luôn cạnh tranh với Thế giới di động trên khá nhiều lĩnh vực bán lẻ. Ngành dược phẩm cũng không phải ngoại lệ khi nhà thuốc Long Châu chính là “quân át chủ bài” có thể cạnh tranh trực tiếp với nhà thuốc An Khang. FPT đã có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ và sản phẩm lần này cũng được chú ý mạnh trên thị trường khi có khá nhiều thứ để hãng khai thác.

Nguồn tham khảo: (Trang Nguyen, 2019)

2.3.2.2. Khách hàng

Người dân Việt Nam có thói quen với những loại bệnh thông thường sẽ tự mua thuốc tại các cửa hiệu thuốc. Dược phẩm là một loại hàng hoá thiết yếu của mọi người dân, vì vậy đối tượng khách hàng của Pharmacity rất đa dạng và hầu như bao phủ mọi đối tượng.

Một phần của tài liệu PHAN TICH CHIN LC CHIEU TH CA CONG (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)