Tổng quan về ngành dược phẩm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu PHAN TICH CHIN LC CHIEU TH CA CONG (Trang 34)

2.1.1. Xu hướng phát triển của ngành

Dược phẩm thuộc nhóm nhu cầu nên tăng trưởng kinh tế hầu như không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành, động lực phát triển ngành là được bảo hộ từ các chính sách nhà nước. Xu hướng M&A giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra mạnh đối với cả nhóm sản xuất và phân phối. Ngành dược phẩm Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng hai con số.

Với cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có tốc độ già hóa nhanh, thu nhập, tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây sẽ là động lực cho ngành dược phẩm tiếp tục tăng trưởng. Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới (VCCI, 2019).

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh (World Bank, 2019). Dân số già đi cũng đồng nghĩa với việc chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn.

Chính vì thế, thị trường dược phẩm ở Việt Nam được xem là khá hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Theo Hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%, tính theo tiền đồng Việt Nam (BMI Research, 2018).

Tương tự, IJERPH (International Journal of Environmental Research and Public Health – MDPI) cũng dự báo, mức chi tiêu của người Việt cho việc mua thuốc sẽ tăng từ 44 USD/người năm 2015 lên gấp đôi 85 USD/người vào năm 2020 và tiếp tục tăng lên gấp 4 vào năm 2025 với 163 USD/người (IJERPH - MDPI, 2017).

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoáng Rồng Việt (VDSC) cho thấy, cả nước đang có khoảng 30.000 hiệu thuốc lớn, nhỏ; thị trường bán lẻ dược phẩm rất phân mảnh (Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, 2019). Với thu nhập trung bình và nhận thức về sức khỏe đang ngày càng tăng, người dân có xu hướng lựa chọn các nhà thuốc hiện đại, có thương hiệu, đạt tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt quản lý nhà thuốc), thay vì các nhà thuốc nhỏ, không đủ tiêu chuẩn.

VDSC nhận định, quá trình chuyển dịch này đang được đẩy nhanh nhờ vào các chính sách của Chính phủ nhằm kiểm soát thị trường bán lẻ dược phẩm thông qua nhà thuốc (Thông tư số 02/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc) và việc mở rộng nhanh chóng của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này như Pharmacity, Long Châu,…

Theo tính toán, 25% doanh thu ngành dược phẩm ở Việt Nam, tương đương gần 2 tỷ USD (năm 2021) đến khoảng 4 tỷ USD (năm 2026) sẽ đổ vào thị trường bán lẻ dược phẩm qua các nhà thuốc. Những dữ liệu nói trên đã lý giải vì sao các doanh nghiệp trong ngành này đang “chạy đua” mở rộng mạng lưới bán lẻ để giành lợi thế về thị phần.

2.1.3. Cạnh tranh

Thị trường bán lẻ thuốc tân dược trong nước tăng trưởng 2 con số trong nhiều năm qua và dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong những năm tới là động lực lớn khiến các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail), dù là “tay ngang”, tiếp tục chi đậm để tăng số lượng cửa hàng.

FPT Retail mới “lấn sân” sang mảng dược phẩm từ cuối năm 2017, nhưng ngay lập tức xác định sẽ tăng mạnh độ phủ sóng để chớp thời cơ thị trường. Cụ thể, năm 2019, Công ty sẽ mở rộng chuỗi Nhà thuốc Long Châu lên 70 cửa hàng, đến năm 2022 mở thành 700 cửa hàng.

Mô hình chuỗi nhà thuốc xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng 10 năm trước, nhưng hai năm trở lại đây, thị trường bán lẻ dược phẩm theo mô hình chuỗi nhà thuốc mới thực sự nóng lên, với sự góp mặt của một loạt tên tuổi mới cả trong và ngoài nước.

Đơn cử, Công ty TNHH TM & DV Toàn Diện Tiên Phong là đại diện của Tập đoàn Pharos (Indonesia) tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Century Healthcare. Hiện Công ty đã có 13 cửa hàng Centery HealthCare cùng chuỗi 11 nhà thuốc tại TP.HCM và dự kiến tăng lên 200 cửa hàng trong ba năm tới.

Trong khi đó, chuỗi cửa hàng lớn như Pharmacity đã đạt mốc 100 nhà thuốc tây ở TP.HCM vào năm 2018 và mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ đạt 500 nhà thuốc.

Tại Hà Nội, tháng 11/2018, Vinfa (thuộc Vingroup) cũng đã khai trương 11 nhà thuốc đặt trong 11 cửa hàng Vinmart tại các khu dân cư, khu đô thị mới, tầng trệt các chung cư cao cấp.

Trước đó, năm 2017, sau khi bước chân vào lĩnh vực mới là bán lẻ dược phẩm bằng việc mua lại chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang, sau đó đổi tên là An Khang, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư Thế giới di động bày tỏ tham vọng sẽ mở chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm thông qua hình thức M&A với 500 cửa hàng.

2.2. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity 2.2.1. Lịch sử thành lập và quá trình phát triển của công ty 2.2.1. Lịch sử thành lập và quá trình phát triển của công ty

2.2.1.1. Giới thiệu chung

Được thành lập vào tháng 11/2011, Pharmacity là một trong những chuỗi nhà thuốc bán lẻ hiện đại đầu tiên tại thị trường Việt Nam, luôn luôn hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho từng khách hàng.

Điều này, trước đây vốn chỉ nằm trong ý tưởng của ông Chris Blank – nhà sáng lập công ty, một dược sỹ người Mỹ làm việc nhiều năm tại Việt Nam. Với niềm đam mê và sự sáng tạo của mình, ông Chris Blank đã thành lập nên Pharmacity và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Hiện nay Pharmacity đã có hệ thống nhà thuốc rải khắp các quận tại TP.HCM. Chúng tôi hướng mục tiêu đến 2021 đạt được 1.000 cửa hàng bán lẻ thuốc tây và thực phẩm chức năng tại TP.HCM. Cùng với đó, trong tương lai Pharmacity sẽ mở rộng hệ thống của mình trên khắp cả nước, luôn hướng đến mục tiêu trở thành nhà thuốc bán lẻ hiện đại, mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

2.2.1.1. Quá trình phát triển

Xuất phát từ một nhà thuốc được mở ra vào cuối năm 2011, Pharmacity đã khởi đầu cho xu hướng chuỗi nhà thuốc tiện lợi tại Việt Nam. Trải qua rất nhiều thăng trầm, với nỗ lực không ngừng nghỉ cùng quyết tâm cao độ, họ hiện đã có 100 nhà thuốc được mở tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương với hơn 700 nhân viên.

Pharmacity đang hướng mục tiêu đến cuối năm 2021 sẽ đạt được 1000 cửa hàng bán lẻ thuốc tây và thực phẩm chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, Pharmacity sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống trên khắp cả nước và trở thành chuỗi nhà thuốc bán lẻ hiện đại, mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

2.2.2. Tầm nhìn vá sứ mệnh

Tầm nhìn: Pharmacity là chuỗi nhà thuốc tiện lợi nhất, nơi bạn trao trọn niềm

tin và sức khỏe.

Khẩu hiệu: Tận tâm phục vụ. Giá trị cốt lõi:

- Đam mê: Nhiệt huyết và cam kết trong mọi việc làm.

- Chính trực: Hoàn thành và nhất quán từ lời nói đến hành động.

- Dữ liệu tích hợp: đưa ra các quyết định hợp lý dựa trên việc phân tích dữ liệu

nội bộ, xu hướng thị trường và phản hồi đo lường từ khách hàng để thúc đẩy cải tiến liên tục.

- Văn hóa phục vụ: Đối xử với khách hàng bằng sự thân thiện và ưu tiên giải

quyết các vấn đề của họ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất có thể.

- Trải nghiệm khách hàng: Chúng tôi cam kết tại sự ngạc nhiên và thú vị cho

mỗi khách hàng.

2.2.3. Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty

Chuỗi nhà thuốc tiện lợi Pharmacity là sự kết hợp giữa mô hình nhà thuốc truyền thống với các cửa hàng bán mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp hiện đại.

Tại Pharmacity, sự an toàn của khách hàng luôn được đặt lên đầu tiên. Pharmacity luôn quan tâm sâu sắc và cam kết chất lượng trong từng nhà thuốc cũng như toàn bộ chuỗi hoạt động của mình, từ việc tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc của các loại thuốc, đảm bảo nguồn sản phẩm được mua từ các nhà phân phối hợp pháp, được bảo quản đúng cách, đạt đủ điều kiện môi trường và được theo dõi liên tục; cho đến việc tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ dược sĩ có trình độ chuyên môn cao và tận tâm với khách hàng.

Mỗi nhà thuốc trong hệ thống Pharmacity đều vượt qua quá trình thẩm định GPP (Thực hành tốt nhà thuốc) của Sở Y Tế với kết quả xuất sắc.

Diện tích của mỗi nhà thuốc từ 12m2 to 90m2 và tập trung vào các khu vực đông dân cư.

Tại các cửa hàng trong hệ thống Pharmacity, chúng tôi cung cấp đầy đủ những loại thuốc từ Tây y đến Đông y, bên cạnh đó, Pharmacity còn có những sản phẩm để bạn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho những người thân yêu trong gia đình. Những nhóm sản phẩm chính chúng tôi cung cấp, bao gồm:

-Dược phẩm

-Đông y

-Thực phẩm chức năng

-Sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

-Thực phẩm bổ sung Vitamin và khoáng chất

-Sản phẩm bách hóa gia đình

Đến với mọi cửa hàng của Pharmacity, bạn đều được trải nghiệm và mua sắm những sản phẩm chất lượng cao, uy tín hàng đầu trên thị trường chăm sóc sức khỏe.

Mỗi một khách hàng đến Pharmacity đều được hỗ trợ tận tình, tư vấn tận tâm như kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi: “Tiết kiệm hơn – Sống khỏe

hơn”.

2.3. Phân tích môi trường Marketing của doanh nghiệp 2.3.1. Môi trường vĩ mô 2.3.1. Môi trường vĩ mô

2.3.1.1. Môi trường chính trị pháp luật

Ngành dược nói chung và ngành bán lẻ dược phẩm nói riêng là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của nhà nước. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc... (Công ty Cổ phần Chứng khoán MHB, 2010)

2.3.1.2. Môi trường văn hoá xã hội

Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt Nam đã lên đến khoảng 97 triệu vào năm 2018 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh, cùng với đó là trình độ dân trí và mức sống ngày càng được nâng cao. Do vậy, tình trạng sức khoẻ ngày càng được quan tâm hơn. (World Bank, 2019).

Người dân Việt Nam với thói quen dùng thuốc không cần kê đơn của bác sĩ. Hiện nay, số lượng nhà thuốc ở Việt Nam (kên OTC) lên đến hơn 30.000 nhà thuốc, tuy nhiên phần lớn là các nhà thuốc nhỏ lẻ, phân mảnh và chưa có thương hiệu. Dược là một ngành hàng đặc biệt và đòi hỏi có tính an toàn, uy tín. Chính vì vậy, những chuỗi nhà thuốc đang phát triển đang nắm giữ nhiều lợi thế.

2.3.1.3. Môi trường kinh tế

Ngành dược nói chung cũng như ngành bán lẻ dược phẩm nói riêng chịu ảnh hưởng từ trình độ phát triển kinh tế. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực (World Bank, 2019), điều này giúp ngành dược tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%, tính theo tiền đồng Việt Nam (BMI Research, 2018).

Dược là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhất vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân.

2.3.1.4. Môi trường công nghệ

Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh cũng như ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động quản trị doanh nghiệp. Thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo, huỷ diệt, cơ hội và đe doạ.

Cơ hội: Tạo điều kiện để giảm giá thành cho ứng dụng kỹ thuật mới, tăng cường chuyển giao công nghệ với các ngành liên quan khác, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm và nhiều tính năng mới, xu hướng tiêu dùng sẽ kích thích chi tiêu, sự khuyến khích của chính phủ.

Đe doạ: Sự phát minh công nghệ mới tạo nguy cơ cho công nghệ cũ, áp lực đổi mới để tăng cường sự cạnh tranh, tăng thêm số lượng đối thủ mới tiềm năng, gánh nặng về chi phí doanh nghiệp khi đầu tư hay tăng thời gian khấu hao. (Công ty Cổ phần Chứng khoán MHB, 2010)

Với ngành Bán lẻ dược phẩm, việc áp dụng công nghệ hiện tại còn rất hạn chế. Hiện tại, chỉ các chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn bắt đầu áp dụng công nghệ vào ngành thông qua việc bán hàng qua trang web, ứng dụng chăm sóc khách hàng… Trong thời Công nghiệp 4.0, đơn vị nào nắm bắt được việc tận dụng công nghệ sẽ nắm rất nhiều lớn thế trong việc phát triển ngành hàng của mình.

2.3.2. Môi trường vi mô

2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Đầu tiên, phải kể đến trước đây, khi mà những nhà thuốc kinh doanh nhỏ lẻ phát triển hơn cả bởi nhiều hộ kinh doanh tự phát, lấy bằng dược sĩ của một cá nhân nào đó để mở hiệu thuốc. Thường những cửa hàng như thế này có mặt ở những nơi tập trung đông dân cư, hay những địa điểm gần bệnh viện để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua. Những cửa hàng như vậy thường có chung một đặc điểm là bé nhỏ, với những sản phẩm thuốc cơ bản, còn những sản phẩm thuốc cao cấp hơn thường phải tìm đến cửa hàng đại lý hoặc cửa hàng trong bệnh viện.

Chính bởi những nhu cầu đó mà trong năm 2019 vừa rồi, các cửa hàng dược phẩm được mở ra và phát triển nở rộ ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Nó được mở ở nhiều nơi ngõ ngách với quy mô và chất lượng tiêu chuẩn cao đáp ứng những nhu cầu của khách

hàng. Ngoài những cửa hàng thuốc nhỏ lẻ, phân mảnh, ngày càng nhiều “ông lớn” nhảy vào tranh dành “chiếc bánh béo bở” ngành bán lẻ dược phẩm này.

VinFa

VinFa ra đời như một mắt xích quan trọng trong chuỗi những giá trị mà Vingroup đã cam kết và theo đuổi suốt gần 3 thập kỷ qua: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”. Được ra mắt vào năm 2018, cửa hàng dược phẩm này tập trung ở những khu đô thị thuộc VinGroup, thế nhưng mới đây nhất những biến động trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn mẹ đã khiến Vinfa đang phải “oằn mình” co các cửa hàng của mình lại. Với phương châm “Tận tâm vì sức khỏe, sắc đẹp và chất lượng cuộc sống cộng đồng”, VinFa thiết lập chuẩn mực cao nhất ở tất cả các lĩnh vực: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối và kinh doanh các sản phẩm bao gồm dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, dược mỹ phẩm để mang đến cho cộng đồng những giải pháp toàn diện, hiệu quả và an toàn nhất.

Nhà thuốc An Khang

Cũng trong năm 2018, Thế giới di động cũng gia nhập ngành bán lẻ dược phẩm khi cho ra mắt chuỗi cửa hàng thuốc An Khang nhằm cạnh tranh với những đối thủ của mình. Với những cửa hàng đầu tiên mở tại Tp. Hồ Chí Minh, sau đó TGDĐ – Công ty số 1 về bán lẻ công nghệ hiện nay cũng cải tạo những cơ sở trên nền nhà thuốc Phúc An Khang cũ để mở rộng kinh doanh. Có thể nói với vốn ban đầu bỏ ra là 500 tỷ, thì An Khang được kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh ngành bán lẻ dược phẩm trước các đối thủ khác.

Nhà thuốc Long Châu

Một cái tên khác là FPT Retail cũng đã công bố kế hoạch bước chân vào ngành

Một phần của tài liệu PHAN TICH CHIN LC CHIEU TH CA CONG (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)