Cơ sở đề xuất, giải pháp hoàn thiện chiến lược truyền thông của Công ty Cổ

Một phần của tài liệu PHAN TICH CHIN LC CHIEU TH CA CONG (Trang 66 - 67)

phần Dược Phẩm Pharmacity

3.1.1. Phân tích SWOT

Bảng 2-1: Phân tích SWOT

S – ĐIỂM MẠNH W – ĐIỂM YẾU

S1: Là hệ thống nhà thuốc có thương hiệu, dẫn đầu thị trường.

S2: Có tiềm lực tài chính mạnh, được hỗ trợ đầu tư vốn bởi quỹ MeKong Capital S3: Nhập thuốc trực tiếp nhà sản xuất nên có lợi thế về giá cả thuốc.

W1: Chất lượng dịch vụ tại mỗi cửa hàng thuốc không đồng đều.

W2: Hệ thống phân phối chưa thực sự sâu rộng.

O – CƠ HỘI T – THÁCH THỨC

O1: Ngành bán lẻ dược phẩm có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh, ít bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô.

T1: Nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp tiến hành đẩy mạnh và xâm nhập thị trường bán lẻ dược phẩm.

T2: Nhu cầu và yêu cầu chất lượng phục vụ của khách hàng ngày càng tăng lên. Người tiêu dùng ngày càng thông minh và khó tính.

Ma trận SWOT

Bảng 2-2: Ma trận SWOT

Phương án các chiến lược SO Phương án các chiến lược WO

S1 + O1: Tiếp tục phát huy vị thế dẫn đầu thị trường của mình, đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm nâng cao độ nhận biết thương hiệu của khách hàng.

W1 + O1: Tăng cường thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng dược sỹ.

W2 + O1: Tăng cường mở rộng hệ thống phân phối các nhà thuốc trên phạm vi toàn quốc.

Phương án các chiến lược ST Phương án các chiến lược WT

S1 + S3 + T1: Đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm tăng thị phần, xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng.

W1 + T2: Tăng cường chất lượng đầu vào của dược sỹ, thường xuyên đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân

S1 + T2: Tăng cường các hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự, đảm bảo chất lượng và sự đa dạng, phong phú của sản phẩm. Mở rộng một số mặt hàng khác liên qua tại các cửa hàng thuốc.

viên nhằm tạo thành điểm mạnh, độc đáo riêng của Pharmacity.

W2 + T1: Tăng cường mở rộng cửa hàng thuốc phủ rộng toàn quốc, củng cố và giữ gìn vị thế doanh nghiệp dẫn đầu thị trường.

3.1.2. Dự đoán về thị trường bán lẻ dược phẩm trong thời gian sắp tới

Dân số Việt Nam được dự báo tăng lên 104 triệu người vào năm 2030 (VnExpress, 2019). Cùng với đó, sự già hoá dân số, trình độ dân trí và mức sống người dân ngày càng được tăng cao sẽ thúc đẩy ngành bán lẻ dược phẩm bán lẻ tăng trưởng mạnh.

Theo Hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%, tính theo tiền đồng Việt Nam (BMI Research, 2018).

Tương tự, IJERPH (International Journal of Environmental Research and Public Health – MDPI) cũng dự báo, mức chi tiêu của người Việt cho việc mua thuốc sẽ tăng từ 44 USD/người năm 2015 lên gấp đôi 85 USD/người vào năm 2020 và tiếp tục tăng lên gấp 4 vào năm 2025 với 163 USD/người (IJERPH - MDPI, 2017).

Chính bở sự hấp dẫn của ngành bán lẻ dược phẩm này, dự báo sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước nhảy vào tham gia tranh miếng mảnh thị phần ngành bán lẻ dược phẩm.

Một phần của tài liệu PHAN TICH CHIN LC CHIEU TH CA CONG (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)