Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại cục tin học hóa – bộ thông tin và truyền thông (Trang 38 - 40)

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý ngân sách nhà nƣớc trong cơ quan nhà nƣớc cấp

1.3.2. Nhân tố khách quan

1.3.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Ngân sách nhà nƣớc là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội, do đó nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng nhƣ các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tƣơng ứng, cụ thể:

Về kinh tế: Kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngƣợc lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tƣ phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trƣởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo sự vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là trung tâm, giữ vai trò trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển, nền tài chính càng phát triển và ổn định thì vai trò của NSNN càng đƣợc nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Về xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ít bất ổn. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho

sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trƣờng thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

1.3.2.2. Chính sách và thể chế kinh tế

Chính sách và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng nhƣ thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Tại Việt Nam thời gian qua, sau các chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở, đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ vƣợt bậc.

1.3.2.3. Cơ chế, quy định của pháp luật về quản lý NSNN:

Môi trƣờng pháp lý là nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn tới quản lý NSNN. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu trong đầu tƣ XDCB, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng quản lý và điều hành NSNN. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý NSNN đƣợc chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay nhƣ, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý NSNN cũng có một tác động rất lớn lên công tác điều hành NSNN. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phƣơng sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý NSNN đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải đƣợc tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng nhƣ từng cá nhân có liên quan biết đƣợc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc đƣợc tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý NSNN.

Các cơ chế, quy định về quản lý NSNN khi đƣợc đổi mới, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu, chi giữa các cấp ngân sách, nâng cao quyền tự chủ, tự quyết ngân sách của ngân sách cấp dƣới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực và hiệu quả trong công tác quản lý NSNN, từ

đó nguồn thu NSNN không ngừng tăng lên, đầu tƣ công ngày càng có vị thế, NSNN từng bƣớc đi vào cân đối một cách bền vững.

1.3.2.4. Khả năng về nguồn lực NSNN

Trong điều kiện hiện tại, NSNN còn gặp nhiều khó khăn, việc bố trí dự toán chi NSNN đôi khi cắt giảm kể cả sau khi đã đƣợc duyệt dự toán NSNN cũng khiến công tác quản lý NSNN gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại cục tin học hóa – bộ thông tin và truyền thông (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)