Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích khác nhau, có thể khác với mục đích nghiên cứu của đề tài này. Dữ liệu thứ cấp có thể đã hoặc chƣa đƣợc xử lý. Ƣu điểm của nguồn dữ liệu này là dễ tìm kiếm bởi dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ là phát hiện ra chúng. Vì vậy, thời gian tập hợp dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng và thƣờng chỉ mất vài giờ hoặc vài ngày. Chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với lƣợng tiền cần thiết để có đƣợc các dữ liệu sơ cấp. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp cũng có tính sẵn sàng và thích hợp, chúng có thể đƣợc dùng ngay vào một mục tiêu cụ thể nào đó mà không phải mất, hoặc mất rất ít thời gian công sức để gia công, chế biến và xử lý chúng. Vì những ƣu điểm nêu trên, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu các công trình đã nghiên cứu trƣớc có cùng chủ đề hoặc các nghiên cứu trên các báo cáo của các đơn vị có liên quan. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 khi tác giả muốn xây dựng một khung khổ lý thuyết cho vấn đề quản lý NSNN một cách có hệ thống
làm cơ sở cho việc nghiên cứu xuyên suốt luận văn. Ở chƣơng 3, tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm tập hợp các số liệu về thực trạng quản lý NSNN của Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông.
Dữ liệu thứ cấp là một trong những nguồn dữ liệu quan trọng trong tất cả các nghiên cứu. Để thông tin đƣợc thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các dữ liệu thu thập đƣợc phải đƣợc xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Khi sử dụng phƣơng pháp này, tác giả xác định dữ liệu phải bao gồm những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
Trong luận văn này, đối với nội dung cơ sở lý luận, các thông tin đƣợc tác giả thu thập chủ yếu từ các quy định tại các văn bản Luật, Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật NSNN cũng nhƣ tham khảo các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài.
Đối với cơ sở thực tiễn, thực trạng công tác quản lý NSNN tại Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông, tác giả sử dụng các thông tin thứ cấp, đƣợc thu thập chủ yếu qua công báo; trang web của Cục Tin học hóa; đồng thời thông qua các nghị quyết, quyết định, báo cáo, ý kiến chỉ đạo của Cục Tin học hóa và các cơ quan có liên quan và thông qua các đề tài, luận văn thạc sỹ; công trình; bài viết tạp chí; internet.... để lấy thông tin, số liệu liên quan đến quản lý NSNN tại Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông (một đơn vị dự toán cấp II).
Các tài liệu, dữ liệu do tác giả thu thập là các nguồn thông tin có độ tin cậy cao. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, khó có thể loại trừ các sai lệch của số liệu phát sinh từ quá trình thu thập và xử lý thông tin của chính các cơ quan cung cấp thông tin, nhƣng đối với luận văn cao học này, các thông tin do các đơn vị chính thức cung cấp đƣợc coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất và chúng đƣợc lấy làm căn cứ cho việc nghiên cứu.