Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại cục tin học hóa – bộ thông tin và truyền thông (Trang 78 - 82)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Cục Tin học hóa Bộ Thông

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Các hạn chế trên bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

* Về tổ chức quản lý

- Sự điều hành của Cục Tin học hóa trong các khâu quản lý NSNN của các năm ngân sách chƣa chủ động, chƣa chặt chẽ. Trình độ chuyên môn của một số cán bộ, công chức tại Cục Tin học hóa còn yếu, chƣa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ. Đây là nguyên nhân tạo nên các hạn chế từ lập dự toán, chấp hành, quyết toán, thanh tra, kiểm tra NSNN.

- Trách nhiệm của một số đơn vị trong quá trình thực hiện NSNN chƣa cao. Chƣa có cơ chế nội bộ quy định trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân thuộc Cục Tin học hóa trong việc quản lý, thực thi NSNN.

* Về công tác lập dự toán

- Ngân sách của các đơn vị dự toán trực thuộc Cục đƣợc lồng ghép vào ngân sách của Cục trong quá trình thực hiện lập dự toán trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dẫn đến Cục Tin học hóa có tâm lý trông chờ, ỷ lại cấp trên và thiếu phân định trách nhiệm rõ ràng. Do Cục Tin học hóa không phê duyệt dự toán NSNN của các đơn vị dự toán trực thuộc nên cũng không chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai lầm của ngân sách cấp dƣới. Mặt khác do tính chất lồng ghép của hệ thống NSNN mà nhiều chỉ tiêu thu, chi NSNN của các đơn vị dự toán trực thuộc Cục lại do Bộ Thông tin và Truyền thông ấn định. Điều này đã không khuyến khích các đơn vị tự cân đối thu, chi, lập dự toán ngân sách tích cực mà thƣờng có xu hƣớng lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao để đƣợc nhận trợ cấp nhiều hơn.

- Do tâm lý của bộ phận tham mƣu phê duyệt dự toán, thƣờng có xu hƣớng “chia đều” dự toán trong năm cho các đơn vị.

- Do vai trò của đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục chƣa tạo ra động lực đủ lớn để họ chủ động, sáng tạo, bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trƣờng để phát triển nguồn thu.

- Các báo cáo về tình hình chi NSNN thƣờng chỉ tập trung vào chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành dự toán NSNN đƣợc giao mà ít quan tâm đến việc đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm nhƣ thế nào.

- Hàng năm, sau khi nhận đƣợc Quyết định giao dự toán thu, chi NSNN năm của Bộ, các đơn vị thuộc Cục Tin học hóa còn tiếp tục phải chờ công văn hƣớng dẫn thực hiện dự toán năm, sau đó mới lập dự toán trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt. Đây là một quá trình khá lâu, tốn một vài tháng chờ đợi, nên dù công tác lập và thẩm định dự toán đã rất khẩn trƣơng nhƣng đến khoảng tháng 6 hàng năm, Cục mới đƣợc phê duyệt một phần dự toán thực hiện NSNN trong năm. Điều này làm giảm tiến độ triển khai và thanh toán nhiệm vụ chuyên môn tại Cục Tin học hóa.

- Một số đơn vị thuộc Cục Tin học hóa sau khi đƣợc phê duyệt dự toán thực hiện nhiệm vụ, không bắt tay thực hiện nhiệm vụ ngay mà hay có tâm lý để gần đến cuối năm mới triển khai thực hiện, do đó thƣờng dẫn đến giải ngân dự toán NSNN chậm. Đối với các khoản chi đầu tƣ phát triển, thủ tục thực hiện lựa chọn nhà thầu kéo dài cũng dẫn đến tình hình giải ngân nguồn vốn này chậm.

- Trình độ năng lực của đội ngũ thực hiện công tác quản lý NSNN cũng còn nhiều hạn chế, chƣa kịp thời và liên tục cập nhật các thay đổi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi. Ngoài ra, theo quy định về luân chuyển công tác những cán bộ làm công tác tài chính tại đơn vị nên khi cán bộ mới đảm nhận nhiệm vụ cần một khoảng thời gian để làm quen với công việc mới.

* Về công tác quyết toán

- Việc chấp hành chế độ chứng từ kế toán NSNN: Một số đơn vị chƣa coi trọng khâu lập hồ sơ chứng từ. Một số khoản chi ngoài không lập hóa đơn, hoặc chỉ lập hóa đơn viết tay giữa hai bên mua bán, hoặc làm thất lạc chứng từ hoặc chứng từ bị tẩy xóa nhiều lần.

- Về việc quyết toán chậm, nguyên nhân là do bộ phận Kế toán Cục chƣa quyết liệt trong việc đôn đốc các đơn vị sớm tập hợp hồ sơ thanh toán để gửi ra hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc. Việc rà soát hồ sơ thanh toán của bộ phận Kế toán Cục còn qua loa, mang tính “cả nể”.

* Về công tác thanh kiểm tra, giám sát

Vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc coi trọng đúng mức; việc xử lý các vi phạm chƣa hƣớng đến việc phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Công tác cải cách hành chính còn chậm, các văn bản hƣớng dẫn còn chồng chéo, quy trình quản lý NSNN đang tiếp tục đƣợc hoàn thiện. Việc phân cấp quản lý NSNN vẫn chƣa mạnh mẽ, đôi khi còn có sự mâu thuẫn giữa quyền hạn của đơn vị dự toán cấp trên với đơn vị dự toán cấp dƣới.

- Trong bối cảnh nguồn vốn NSNN ngày càng hạn hẹp, nợ công đã tiệm cận ngƣỡng cho phép trong khi nhu cầu đầu tƣ, triển khai các nội dung nhiệm vụ ngày càng nhiều.

- Nhiều hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hiện tại còn thiếu và chƣa đồng bộ. Tình trạng này khiến dự toán NSNN mang tính dự kiến nhiều, thiếu cơ sở, thiếu tính chắc chắn. Cơ quan có thẩm quyền ban hành định chế tài chính thiếu quan tâm rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, định múc hàng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng rất phổ biến các chế độ, tiêu chuẩn, tịnh mức không phù hợp với thực tế.

- Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh chƣa lƣờng trƣớc đƣợc làm cho nhiều khoản chi chƣa đƣợc đƣa vào dự toán của các năm ngân sách.

- Các định mức chi của Nhà nƣớc còn có nội dung không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, điều này dẫn đến tình trạng có nội dung thực hiện trên thực tế nhƣng lại không thể thực hiện theo định mức chi đƣợc, dẫn đến tình trạng một số nội dung, các đơn vị phải hợp thức hoá sang nội dung khác. Điều đó tạo ra một

thông lệ xấu là các đơn vị và cá nhân sử dụng kinh phí luôn phải "khai man", không khuyến khích sự trung thực và tuân thủ pháp luật, đồng thời tạo cơ hội cho những động cơ không tốt vì lợi ích cá nhân.

Do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính vẫn còn chƣa hoàn thiện, các cơ quan thực hiện kiểm tra tài chính có chuyên môn, quan điểm khác nhau, nhận thức về quy định của pháp luật khác nhau.

Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CỤC TIN HỌC HÓA - BỘ THÔNG TIN VÀ

TRUYỀN THÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại cục tin học hóa – bộ thông tin và truyền thông (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)