CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Phương hướng, mục tiêu tăng cường hoạt động cho vay đối với hộ
nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Phương hướng
Thứ nhất, tăng cường quản lý cho vay phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Vấn đề XĐGN nói chung và quản lý cho vay đối với hộ nghèo nói riêng được thực hiện và triển khai dựa trên các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính sách cho vay thông qua NHCSXH là một trong những chính sách thể hiện tính ưu việt, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có chính sách cho vay đối với hộ nghèo không cần tài sản thế chấp, không phải trả phí, hộ nghèo gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn thể hiện sự tương trợ giúp đỡ của nhà nước với hộ nghèo.
Hiện nay, nước ta đang hội nhập quốc tế, khu vực và phát triển kinh tế thị trường, chính sách cho vay nói chung và đối với hộ nghèo nói riêng nhất thiết phải đổi mới theo yêu cầu của thể chế kinh thế thị trường định hướng, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Tỉnh theo nguyên tắc: Nhà nước quản lý điều tiết kinh tế-xã hội thông qua cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho hộ nghèo có cơ hội thoát nghèo góp phần xây dựng mục tiêu XĐGN, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.
Thứ hai, tăng cường quản lý cho vay đối với hộ nghèo trên cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, phù hợp với luật pháp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh.
Nhằm tăng cường quản lý cho vay đối với hộ nghèo cần rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hình thành hệ thống pháp luật
đồng bộ, có tính pháp lý cao để thống nhất thực hiện. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế quản lý nhằm quản lý có hiệu quả, thực hiện chống tình trạng lãng phí nguồn vốn, cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích và hiệu quả nguồn vốn đạt thấp.
Chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài trợ ủy thác để thu hút khai thác tối đa các nguồn ngoại lực, nội lực đối với hoạt động cho vay XĐGN. Tăng cường quản lý cho vay hộ nghèo bằng pháp luật, dùng pháp luật để điều chỉnh, xử lý các bên tham gia quản lý trong lĩnh vực này.
Mặt khác, quản lý cho vay đối với hộ nghèo phải phù hợp với điều kiện của tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh nghèo, có điều kiện tự nhiên về kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Do đó, cần có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Thứ ba, bảo đảm tính công bằng, minh bạch và hiệu quả trong quá trình vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Vớí mục đích của chương trình cho vay là tất cả đối tượng nghèo trên địa bàn đều có khả năng vay vốn ưu đãi. Vì vậy trong thời gian tới cần phải sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, chỉ đạo thực hiện tốt công tác bình xét đối với Tổ TK&VV có sự chứng kiến của Trưởng các thôn, xóm và hội quản lý tổ TK&VV, mặt khác NHCSXH cần phối hợp với hệ thống các tổ chức ủy thác, tổ TK&VV đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến cho các hộ thuộc đối tượng được vay vốn biết và tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này nhằm đảm bảo tính công bằng, công khai và dân chủ trong quá trình tiếp cận nguồn vốn đối với hộ nghèo.
Ngoài mục đích đảm bảo tính công bằng thì việc tăng hiệu quả trong quá trình vay vốn là một yếu tố quan trọng, quyết định khả năng tiếp cận vốn của hộ nghèo. Để đảm bảo tính hiệu quả trong việc tiếp cận vốn vay đối với hộ nghèo cần phải có liên kết thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ
nghèo. Ngoài ra cần tăng cường nhận thức của hộ nghèo khi tiếp cận, sử dụng vốn để giúp họ có điều kiện để sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Cần đảm bảo công khai, dân chủ trong đó chú trọng công tác bình xét cho vay từ cơ sở đến việc xác nhận đủ điều kiện vay của các đối tượng. Việc bình xét cho vay phải được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, mặt khác có sự tham gia chỉ đạo việc bình xét của Trưởng các thôn, bản và hội ủy thác quản lý nhằm đảm bảo nguyên tắc bình xét đúng đối tượng, đúng mục đích và đảm bảo tính chính xác, dân chủ, công bằng, công khai và có sự tham gia bình xét của người dân.
Thứ tư, tăng cường tính liên kết các bên trong thực hiện chương trình vay vốn
Tăng cường hợp tác của các cấp, ban, ngành trong thực hiện chương trình cho vay vốn. Tính liên kết được thể hiện trách nhiệm của các bên đối với các bước triển khai thực hiện tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, tính liên kết giữa các bên càng chặt chẽ sẽ đảm bảo nguồn vốn cho vay phù hợp, mang lại hiệu quả một cách thiết thực.
Thứ năm, nguồn vốn thực sự góp phần XĐGN, tạo nhiều việc làm cho mọi người tại tỉnh Thái Nguyên
Nguồn vốn nói chung và cho vay đối với hộ nghèo nói riêng đã và đang là một trong những chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Với sự vào cuộc một cách quyết liệt của cấp ủy chính quyền địa phương, của cả hệ thống chính trị, sự triển khai đồng bộ, linh hoạt của các bộ, ngành, trong đó là hệ thống của Ngân hàng Chính sách xã hội đã làm cho nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tiếp tục phát huy tối đa hiệu quả góp phần lớn XĐGN, tạo nhiều việc làm cho nhân dân.
Thứ sáu, tăng cường quản lý nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay trên địa bàn
Để nhằm từng bước nâng cao chất lượng tín dụng của chương trình đó là giảm thiểu tối đa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh, bằng các biện pháp, phổ biến tuyên truyền về nâng cao nhận thức của hộ nghèo, người vay trong quá trình sử dụng vốn, trách nhiệm trả gốc, lãi theo quy định, cần kết hợp đồng bộ có hiệu quả trong công tác kiểm tra giám sát của các cấp, ngành Hàng năm tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện tồn tại, hạn chế tại cơ sở từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời. NHCSXH cần chủ động phối hợp với cấp, các tổ chức có các biện pháp xử lý mạnh quyết liệt đối với những hộ có điều kiện nhưng chây ì không chịu trả nợ cho Nhà nước.
Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc vay vốn với công tác hướng dẫn áp dụng các tiến bộ KHKT, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho hộ nghèo. Phối hợp với các cấp có biện pháp chỉ đạo quyết tâm xử lý thu hồi đối với những hộ vay không sử dụng vốn đúng mục đích, không tuân thủ trả nợ cho Nhà nước. Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn áp dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh để cải thiện ý thức trách nhiệm của hộ nghèo khi sử dụng vốn, trả nợ, lãi để từng bước cải thiện hiệu quả sử dụng vốn vay.
4.1.2. Mục tiêu
- Đơn giản hóa thủ tục và quy trình cho vay, chú trọng nhiều vào công tác lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch phải dựa vào nhu cầu của đối tượng vay vốn, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn và phải tạo điều kiện thuận lợi, nhanh gọn cho các hộ nghèo.
- Công khai các tiêu chí hộ nghèo để bản thân các họ có thể tự đối chiếu và tạo sự công bằng, minh bạch khi một hộ được xếp vào danh sách hộ nghèo và được phép vay.
- Nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý về tầm quan trọng trong nhiệm vụ và chức năng đảm nhận công việc.
- Khuyến khích các cán bộ tự trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu cho vay của địa phương cũng như phù hợp với sự phát triển của đất nước.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành để đảm bảo cho vay đúng người, đúng mục đích và kiểm soát chặt chẽ quá trình cho vay.
- Tiếp tục duy trì kiểm tra, giám sát vốn vay bằng nhiều hình thức như trực tiếp, gián tiếp; thường xuyên, định kỳ và chủ động phối hợp với các tổ chức khác kiên quyết xử lý các sai phạm nếu các hộ sử dụng vốn không đúng mục đích.
- Đẩy mạnh và tăng cường thu hồi nợ, nhưng cũng phải đảm bảo linh hoạt và nhân văn tùy vào từng hộ nghèo vay vốn.