Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCS

hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Theo báo cáo của NHCSXH huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, tính đến cuối năm 2018, dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 1.643 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với đầu năm 2018. Đối tượng chiếm phần lớn của ngân hàng là những người thuộc diện nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Dư nợ cho vay để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới là 1.234 tỷ đồng, chiếm 76,5% tổng dư nợ, tăng 23,8 tỷ đồng so với đầu năm. Ngân sách cấp tỉnh cho vay hộ nghèo của 23 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đạt 11.287 triệu đồng.

Nhờ đó, 14.543 đối tượng được vay vốn với tổng số tiền lên đến 302 tỷ đồng. Tính trung bình, mỗi hộ được vay 19 triệu đồng. Nhờ được vay vốn, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm sau giảm hơn năm trước. Hiệu quả cho vay được thể hiện qua một số con số như sau: thu hút trên 17.000 lao động tham gia sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho hơn 5.000 lao động và hơn 2.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ tiền tiếp tục học tập, 13.025 công trình được xây dựng mới hợp vệ sinh; 13.326 công trình nước sạch, giúp cải thiện môi trường nông thôn và đảm bảo sức khỏe cho người dân. Song song với cho vay, NHCSXH huyện Kim Sơn cũng đôn đốc thu nợ đúng hạn, đảm bảo không phát sinh nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn thấp.

Đến nay ngân hàng có mạng lưới giao dịch tín dụng rộng khắp tại 145 xã, phường, thị trấn. Cơ sở vật chất cũng được trang bị khang trang, đầy đủ hơn, đáp ứng yêu cầu công việc của các cán bộ tín dụng cũng như mở rộng điều kiện cho các đối tượng được vay vốn tại địa phương, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và những vướng mắc được xử lý kịp thời hơn tại các địa phương. Mặt khác NHCSXH huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã công khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước theo từng thời kỳ như: lãi suất cho vay, mức vay, thời hạn vay theo từng chương trình, công khai cụ thể danh sách các hộ gia đình vay vốn còn dư nợ của từng chương trình.

Để có được kết quả nêu trên, NHCSXH huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã tuân thủ nghiêm chỉnh những nội dung sau:

Một là, NHCSXH huyện luôn bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từng năm, từng giai đoạn.

Hai là, các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phối hợp chặt chẽ nên tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các cơ chế, chính sách, tín dụng ưu đãi,

đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Ba là, công tác thông tin tuyên truyền được tăng cường nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác giảm nghèo; kịp thời tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến nhân dân để họ được tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Bốn là, các thủ tục vay vốn được công khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay vốn và gắn quá trình vay vốn với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả.

Năm là, tăng cường quan tâm tới cán bộ, công chức bằng cách tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để cán bộ phải là những người có tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm, đạo đức.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCS xã hội huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc hội huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc

Cùng với phong trào xóa đói giảm nghèo trên cả nước, huyện Mê Linh trong những năm qua đã đạt được những thành tựu tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm giảm. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người tại huyện vẫn thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận những cố gắng, nỗ lực của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và NHCSXH huyện để giảm khoảng cách giữa người giàu nghèo trong huyện.

Trong đó, một trong ba giải pháp lớn nhất mà NHCSXH huyện triển khai đó là cho vay hộ nghèo. Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao, nhu cầu vay vốn, các đối tượng chính sách khác, NHCSXH huyện luôn thực hiện tốt công việc được giao. Nhờ đó, vốn vay lãi suất thấp và vốn hỗ trợ từ địa phương chiếm 68,53%; thu lãi cho vay, lãi tiền gửi chiếm 30%, tỷ lệ thu lãi đến hạn đạt khoảng 98%. Năm 2016, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng là 48.257 triệu đồng; năm 2017 là 24.225 triệu đồng và năm 2018 là 27.054 triệu đồng. Giai đoạn 2016-

2018, ngân hàng huyện đã thực hiện cho vay tất cả 8.542 hộ, với số tiền lên tới 124.201 triệu đồng, mức vay bình quân một hộ là 13-24 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2018, có tất cả 3.234 hộ vay vốn thoát nghèo.

Tuy nhiên, do tác động của các điều kiện khách quan như hội nhập kinh tế, nền kinh tế ngày càng khó khăn, đòi hỏi của người dân ngày càng cao, nên tình trạng thoát nghèo bền vững tại huyện còn thấp, tỷ lệ tái nghèo cao. Năm 2016, toàn huyện có 1.452 hộ nghèo; năm 2017 là 1.125 hộ và năm 2018 là 2.254 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn ngày càng cao. Số vốn vay trung bình trên mỗi hội còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các hộ.

Cơ chế cấp vốn vay cho các hộ nghèo tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, phương thức giải ngân hiện tại của ngân hàng khá phức tạp, chi phí cao khiến giảm hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi.

Đa số các hộ nghèo có trình độ dân trí không cao, chưa có kinh nghiệm nên họ chưa được sử dụng vốn vay hiệu quả. Điều này cũng khiến nợ quá hạn của các đối tượng vay vốn vẫn ở mức cao.

Phương thức ủy thác cho vay còn nhiều hạn chế do kiến thức về tài chính ngân hàng của các cán bộ còn hạn chế nên việc xử lý sai phạm trong sử dụng vốn vay của các hộ nghèo chưa được thực hiện kịp thời và hiệu quả.

Trình độ, năng lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng còn hạn chế so với yêu cầu thực tế, đặc biệt là trình độ kinh tế tổng hợp. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng do đa số hộ nghèo thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Từ những kinh nghiệm quản lý cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và NHXSXH thị xã Phổ Yên, một số bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như sau: Thứ nhất, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp, Ngân hàng cấp trên, mặt khác phải bám sát các mục

tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các chỉ tiêu được giao để có các biện pháp tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả việc quản lý cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn.

Thứ hai, tăng cường và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tín dụng chính sách, nhất là đối với hộ nghèo để người dân và đối tượng thụ hưởng được biết để từ đó có thể vay vốn một cách dễ dàng.

Thứ ba, cần có sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các tổ chức trong việc tiến hành các nội dung ủy thác đã ký, nhất là trong việc lồng ghép hỗ trợ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm với việc vay vốn vào sản xuất chăn nuôi để giúp cho hộ nghèo từng bước ổn định cuộc sống, sử dụng vốn một cách hiệu quả.

Thứ tư, thành lập Tổ vay vốn theo hướng bền vững và giải ngân : đó là hình thành mô hình xây dựng tổ theo từng thôn, xóm, bản. Ban quản lý tổ chỉ có 2 người, tổ trưởng và tổ phó, với từ 30- 50 thành viên, mức dư nợ tổ phải đạt từ 600-800 triệu đồng/tổ.

Thứ năm, tổ chức xây dựng và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát. Định kỳ hàng năm cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo kế hoạch đã được ban hành, tổ chức tiến hành kiểm tra trong toàn bộ quá trình cho vay qua các kênh hội, tổ, Ngân hàng và các cấp, các ngành. Nhờ đó, tồn tại, sai sót, hạn chế được phát hiện trong quá trình thực hiện để bổ sung, chỉnh sửa nhằm giúp cho nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, cho vay đúng đối tượng, phát huy tối đa hiệu quả mang lại cho địa phương và hạn chế tối đa tiêu cực xảy ra.

Thứ sáu, không ngừng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, kiện toàn bộ máy quản lý. Cụ thể là, tăng cường coi trọng tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân lực có đạo đức, có chuyên môn và nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Bên cạnh đó, cần tăng cường bộ máy quản lý bao gồm Hội đồng quản trị các cấp và

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên diễn ra như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên?

- Để tăng cường công tác quản lý hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên là một tỉnh có số hộ nghèo khá cao. Hơn nữa, việc quản lý cho vay tại NHCSXH thị xã Phổ Yên còn nhiều bất cập như đã nêu rõ trong phần Tính cấp thiết của đề tài. Theo điều tra thực tế của tác giả, nhiều hộ nghèo nơi đây muốn vay vốn làm ăn nhưng còn ngại nhiều thủ tục, chưa mạnh dạn vay vốn và còn nặng tâm lý sợ mang nợ. Hơn nữa, các hộ nghèo chưa được tiếp xúc với các chương trình vay vốn ưu đãi hay chưa hiểu rõ về các chương trình vay vốn nên chưa dám làm hồ sơ vay. Các tổ, đội, cán bộ đảm nhận công tác cho vay cũng chưa thực sự chủ động tiếp xúc, giới thiệu đến hộ nghèo các chương trình vay và chưa thực sự nhiệt tình, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn. Hơn nữa, Tác giả hiện là đang làm việc tại Ngân hàng này nên khi nghiên cứu về đề tài này, tác giả sẽ dễ dàng xin được số liệu trong các năm qua.

Vì tất cả lý do trên, tác giả muốn tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu xem thực trạng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Thực trạng công tác quản lý hoạt động cho vay

hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Các hộ nghèo có cơ hội vay vốn của ngân hàng hay không? Và làm thế nào để ngân hàng tăng cường quản lý hoạt động cho vay của mình. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn này giúp giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và chính trị trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu đã được công bố trên các nguồn như tạp chí, sách báo, Internet, … liên quan đến công tác quản lý tại các địa phương khác nhau. Tác giả sẽ tham khảo các kinh nghiệm quản lý của các địa phương này để có thể học hỏi kinh nghiệm và vận dụng vào đề xuất giải pháp cho bài nghiên cứu của mình. Dữ liệu thứ cấp gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước, các tài liệu trên Internet… liên quan đến công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH.

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế xã hội, kinh tế của ngành, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên… số liệu thu nhập từ Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Hành chính tổ chức… tại NHCSXH thị xã Phổ Yên để có được số liệu về công tác cho vay đã thực hiện trên địa bàn thị xã trong thời gian qua.

- Thu thập từ các thông tư, chỉ thị, quyết định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước; những số liệu đã công bố của các cơ quan liên quan; các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, các tài liệu xuất bản liên quan đến công tác quản lý hoạt động cho vay hộ nghèo trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp bằng hệ thống các bảng câu hỏi để thu thập số liệu. Luận văn tập trung vào hai loại đối tượng điều tra, khảo sát chính, đó là cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo và hộ nghèo vay vốn. Do không có nhiều thời gian, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.

Bước 1: Nội dung tổ chức điều tra chọn mẫu

* Đối với đối tượng là cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo:

- Đối tượng: Cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Cỡ mẫu: được xác định theo công thức sau:

+ n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. n = N

1+N*(e)2

(Nguồn: Trung Tâm Thông tin và phân tích dữ liệu Việt Nam (VIDAC))

+ N= tổng số cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên: 70 cán bộ (tính đến cuối năm 2018), độ tin cậy là 95%, cỡ mẫu với sai số cho phép ±0,05. Cỡ mẫu sẽ là:

n = 50

1+50* (0,05)2

+ Ta có kết quả n= 44, vậy cần tiến hành điều tra khoảng 50 phiếu - Chọn điểm nghiên cứu: Tiến hành chọn ngẫu nhiên tại NHCSXH thị xã Phổ Yên.

* Đối với đối tượng là hộ nghèo vay vốn:

- Đối tượng: Hộ gia đình trong diện vay vốn.

- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức trên, với tổng hộ nghèo trên địa bàn thị xã phổ Yên là 1.545 hộ.

Cỡ mẫu sẽ là:

n = 1.545 1+1.545* (0,05)2

+ Ta có kết quả n= 317, vậy cần tiến hành điều tra khoảng 400 phiếu - Chọn điểm nghiên cứu: Tiến hành chọn ngẫu nhiên tại thị xã Phổ Yên. Tôi tập trung vào đối tượng đó là khách hàng đang dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo.

Bước 2: Phương pháp điều tra

Tôi phát phiếu điều tra, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp và trao đổi gợi mở để người được hỏi hiểu và cung cấp đúng nội dung thông tin cần điều tra.

Thang điểm sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo của Likert. Cụ thể điểm số như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)