5. Bố cục của luận văn
3.4. Đánh giá chung
3.4.1. Những thành công
Thứ nhất, việc áp dụng hệ thống luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên đã mang lại kết quả tích cực.
Trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo. Ngân hàng luôn chủ động tham mưu kịp thời cho Huyện ủy, UBND huyện và Ban đại diện HĐQT NHCSXH thị xã ban hành các văn bản chỉ đạo cho vay các chương trình, dự án trên địa bàn. Qua đó, NHCSXH thị xã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác các cấp triển khai thực hiện một cách linh hoạt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn tại NHCSXH thị xã ngày càng tăng
Thứ hai, NHCSXH thị xã Phổ Yên đã không ngừng củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện.
NHCSXH thị xã Phổ Yên đã tổ chức rà soát theo định kỳ nhằm tìm nhiều biện pháp để củng cố, thay thế, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV trên địa bàn, trong năm 2017 đã tổ chức kiện toàn 100% tổ TK&VV theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam. Bên cạnh đó, thường xuyên duy trì 25 điểm giao dịch xã, trong toàn thị xã, đảm bảo 100% xã/phường đều có điểm giao dịch thông qua
các Tổ giao dịch lưu động tổ chức giao dịch theo lịch cố định và mạng lưới hơn 300 tổ TK&VV phủ kín trên khắp các thôn, xóm, niêm yết công khai chính sách, quy trình, thủ tục, danh sách hộ vay tại 100% UBND các xã, phường trong toàn thị xã. Hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình vay vốn, trả nợ.
Thứ ba, NHCSXH thị xã Phổ Yên đã thực hiện đầy đủ và đúng quy trình nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam, nhờ đó nguồn vốn được chuyển đến người vay đúng thời gian quy định.
Từ khi thành lập đến nay NHCSXH thị xã Phổ Yên đã luôn chủ động thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ theo các văn bản đã được NHCSXH Việt Nam ban hành. Từ công tác hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ đến khâu giải ngân nguồn vốn được đảm bảo thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học, đúng thời gian quy định. NHCSXH cũng đã thường xuyên tổ chức triển khai tập huấn các hệ thống văn bản nghiệp vụ của ngành, của Chính phủ đến tận cán bộ CNVC và người lao động trong toàn Chi nhánh để từ đó nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm triển khai kịp thời có hiệu quả các chương trình chính sách trên địa bàn, đặc biệt là cho vay đối với hộ nghèo. Đồng thời phối hợp mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong toàn tỉnh, cán bộ chủ chốt của UBND cấp xã, cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, đồng thời phối hợp với các tổ chức hội cấp huyện, cấp ủy chính quyền địa phương xã, phường tập huấn cho cán bộ hội cấp xã, phường và Ban quản lý tổ TK&VV; thông qua công tác chỉ đạo điều hành giao ban Ban đại diện HĐQT hàng quý và giao ban Chi nhánh hàng tháng kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho cơ sở để chương trình tín dụng hộ nghèo được thực hiện nhanh, kịp thời và hiệu quả.
Thứ tư, NHCSXH thị xã Phổ Yên đã chú trọng công tác kiểm tra, giám sát đối tượng vay vốn và việc sử dụng vốn vay.
xuyên chú trọng. Do đó Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo kiểm tra, giám sát; quan tâm và phối hợp hơn nữa của các tổ chức nhận ủy thác, các Sở, ngành liên quan, sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để kiểm tra để giảm thiểu tối đa các hạn chế, giúp nguồn vốn cho vay đúng đối tượng. Hơn nữa, cần phối hợp với các đoàn, hội các cấp kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, tổ chức giám sát chặt chẽ khâu bình xét, xác nhận, phê duyệt đối tượng vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay đến khâu đôn đốc việc chấp hành trả nợ cho Nhà nước.
Qua các đợt kiểm tra của các đoàn như HĐQT NHCSXH Việt Nam, Đại diện HĐQT các cấp, các tổ chức chính trị xã hội đảm nhiệm công tác cho vay tại địa phương được tổ chức thường niên theo kế hoạch, đặc biệt là 3 đợt kiểm tra của đoàn Thanh tra UBND tỉnh, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ trong năm 2017 và 2018 đã kiểm tra được hơn 45.576 lượt hộ vay. Các đoàn kiểm tra, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của NHCSXH cũng như các ban, ngành liên quan.
Thứ năm, Ngân hàng đã chủ động tuyên truyền, thông tin về chính sách cho vay có nhiều lợi thế cho hộ nghèo, các chương trình được công khai, dân chủ, đảm bảo mọi đối tượng hộ nghèo đều được vay vốn.
NHCSXH thị xã Phổ Yên đã tích cực phối hợp với tổ chức hội nhận ủy thác các cấp thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về tín dụng ưu đãi nói chung và hộ nghèo nói riêng thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí trong tỉnh cũng như các cơ quan báo đài từ trung ương để mọi người dân cũng như các cấp tham gia nắm và biết để chủ động giám sát, góp phần giúp chương trình được thực hiện dân chủ, minh bạch, kịp thời phát hiện các hạn chế để khắc phục.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, thủ tục và quy trình vay vốn còn rườm rà, công tác lập kế hoạch chưa được chú trọng
Việc lập kế hoạch đang được thực hiện một cách đối phó, theo chỉ thị của cấp trên chứ chưa xuất phát từ thực tế Ngân hàng thấy cần thiết phải làm. Việc lập kế hoạch chưa dựa vào xác định chính xác các hộ nghèo cần vay vốn và điều kiện thực tế cả địa phương mà chỉ chủ yếu dựa trên kết quả cho vay của năm trước. Quy trình vay vốn hiện tại còn tám bước, khá phức tạp và nhiều thủ tục đi kèm.
Thứ hai, một số địa phương vẫn còn lúng túng trong việc xác định tiêu chí hộ nghèo.
Hiện nay đa phần các địa phương đã thực hiện đúng theo quy trình bình xét các đối tượng vay vốn từ thôn, bản lên, để xác định đúng đối tượng, các địa phương phải điều tra cẩn thận, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo theo tiêu chí mới. Các địa phương được các cấp chính quyền, đoàn, hội quan tâm, việc thực hiện cho vay được thực hiện đúng quy định và hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số khó khăn, bất cập, việc xác định tiêu chí hộ nghèo ở nhiều địa phương còn rất lúng túng.
Thứ ba, về tổ chức thực hiện:
Một là, bộ máy quản trị ngân hàng hoạt động còn một số hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ, chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ. Hoạt động của ban đại diện một số nơi còn hình thức, chưa thực sự chú trọng, nắm bắt kịp thời hướng dẫn. Bộ máy điều hành tác nghiệp còn hạn chế, trình độ chưa phù hợp tối đa yêu cầu đặt ra, chưa có cơ chế xử lý trách nhiệm đối với chính quyền, đoàn thể địa phương trong việc xác nhận không đúng đối tượng thụ hưởng chính sách.
Việc cho vay được thực hiện dựa trên kết quả bình chọn của các tổ chức được ủy thác và sự chấp nhận của các cấp có thẩm quyền, hồ sơ được giải ngân theo hồ sơ được duyệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều địa phương xét duyệt cứng nhắc, chặt chẽ nên nhiều hộ không được tạo điều kiện vay vốn; có nơi lại buông lỏng khiến tình trạng cho vay tràn lan, khó kiểm soát, không hiệu quả
nên dẫn đến tình trạng cho vay không đúng đối tượng, nhiều người thuộc diện hộ nghèo có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được vay, có nơi lại rộng rãi, dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng cao, nên NHCSXH chưa thể nắm được số lượng hộ nghèo cần vay vốn ở trên địa bàn, nhất là vùng thiên tai, bão lụt.
Hai là, sự phối hợp giữa hội ủy thác các cấp, chính quyền cơ sở cấp xã và Ngân hàng chưa chặt chẽ, nhất là việc xác nhận khi vay vốn, làm người vay thấy khó khăn về thủ tục.
Thứ tư, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát vốn vay: Việc kiểm tra vốn cho vay được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất và có nhiều cấp kiểm tra. Trong đó có cấp hội nhận ủy thác và Tổ tiết kiệm và vay vốn, tuy nhiên không phát hiện được các sai sót hạn chế trong triển khai thực hiện sau khi kiểm tra. Mặt khác công tác kiểm tra, giám sát tuy đã được các ngành, các cấp quan tâm nhưng chưa thường xuyên nên vẫn diễn ra tình trạng cho vay sai đối tượng, vốn vay sử dụng sai mục đích ; sự phối kết hợp để xử lý những sai sót, tồn tại có lúc, có nơi chưa kịp thời; một số địa phương còn nể nang thiếu kiên quyết trong việc xử lý đối tượng vay vốn sai mục đích, sai đối tượng.
Thứ năm, việc thu hồi nợ còn gặp khó khăn. Theo cơ chế cho vay hiện nay, khi đến hạn trả nợ, nếu không được gia hạn, người vay phải trả nợ theo đúng thời hạn đã cam kết. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh của các hộ gặp nhiều khó khăn nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu nợ và phát sinh nợ quá hạn. Hơn nữa, nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo chủ yếu là để sản xuất, chăn nuôi nên tiềm ẩn nhiều rủi ro do phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch họa. Việc sản xuất kinh doanh của người dân không thuận lợi khiến cho ngân hàng khó thu được nợ.
* Nguyên nhân của các hạn chế
Thứ nhất, phải kể đến những khó khăn mà NHCSXH gặp phải khi Ngân hàng Nông nghiệp bàn giao. Do công tác bàn giao từ các ngân hàng là nguyên trạng nên gây ra nhiều khó khăn đó là:
+ Một số trường hợp có tên trên hồ sơ nhưng qua đối chiếu thực tế thì không có thông tin, địa chỉ trên địa bàn.
+ Đa phần những trường hợp bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp là không có khả năng thu hồi do quá nghèo, làm ăn thua lỗ...
+ Việc cho vay qua Ngân hàng Nông nghiệp trước đây thủ tục vay chưa chặt chẽ, thiếu kiểm soát của các cấp các ngành và thiếu sự công khai minh bạch trong quá trình vay vốn.
Thứ hai, thiếu đồng bộ, trách nhiệm trong chính sách, cơ chế cho vay; việc kiểm tra, giám sát mang nặng tính hình thức, chưa thực sự dân chủ.
Thứ ba, thiếu sự phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với xóa đói giảm nghèo nên chưa có hiệu quả cao. Việc quản lý, điều hành tại các địa phương còn nhiều hạn chế.
Thứ tư, chỉ có các hộ gia đình là thành viên của tổ TK&VV mới được vay vốn. Do đó, nhiều hộ gia đình cảm thấy phiền phức, không hào hứng vì thủ tục vay rườm rà, phải kết nạp vào tổ TK&VV bằng việc tổ chức họp. Điều này khá bất cập và tốn thời gian.
Thứ năm, nhiều hộ nghèo có chưa có trình độ học vấn cao. Nhiều hộ ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc không biết chữ, không biết tiếng Kinh; kinh nghiệm và kiến thức sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế nên hiệu quả mang lại chưa cao. Nhiều gia đình có quy mô lớn nhưng tỷ lệ người trong độ tuổi lao động còn thấp.
Nhiều gia đình chưa tự giác, chủ động trả nợ gốc, lãi và còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào các chủ thể khác.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Phương hướng, mục tiêu tăng cường hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Phương hướng
Thứ nhất, tăng cường quản lý cho vay phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Vấn đề XĐGN nói chung và quản lý cho vay đối với hộ nghèo nói riêng được thực hiện và triển khai dựa trên các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính sách cho vay thông qua NHCSXH là một trong những chính sách thể hiện tính ưu việt, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có chính sách cho vay đối với hộ nghèo không cần tài sản thế chấp, không phải trả phí, hộ nghèo gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn thể hiện sự tương trợ giúp đỡ của nhà nước với hộ nghèo.
Hiện nay, nước ta đang hội nhập quốc tế, khu vực và phát triển kinh tế thị trường, chính sách cho vay nói chung và đối với hộ nghèo nói riêng nhất thiết phải đổi mới theo yêu cầu của thể chế kinh thế thị trường định hướng, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Tỉnh theo nguyên tắc: Nhà nước quản lý điều tiết kinh tế-xã hội thông qua cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho hộ nghèo có cơ hội thoát nghèo góp phần xây dựng mục tiêu XĐGN, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.
Thứ hai, tăng cường quản lý cho vay đối với hộ nghèo trên cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, phù hợp với luật pháp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh.
Nhằm tăng cường quản lý cho vay đối với hộ nghèo cần rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hình thành hệ thống pháp luật
đồng bộ, có tính pháp lý cao để thống nhất thực hiện. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế quản lý nhằm quản lý có hiệu quả, thực hiện chống tình trạng lãng phí nguồn vốn, cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích và hiệu quả nguồn vốn đạt thấp.
Chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài trợ ủy thác để thu hút khai thác tối đa các nguồn ngoại lực, nội lực đối với hoạt động cho vay XĐGN. Tăng cường quản lý cho vay hộ nghèo bằng pháp luật, dùng pháp luật để điều chỉnh, xử lý các bên tham gia quản lý trong lĩnh vực này.
Mặt khác, quản lý cho vay đối với hộ nghèo phải phù hợp với điều kiện của tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh nghèo, có điều kiện tự nhiên về kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Do đó, cần có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Thứ ba, bảo đảm tính công bằng, minh bạch và hiệu quả trong quá trình vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Vớí mục đích của chương trình cho vay là tất cả đối tượng nghèo trên địa bàn đều có khả năng vay vốn ưu đãi. Vì vậy trong thời gian tới cần phải sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, chỉ đạo thực hiện tốt công tác bình xét đối với Tổ TK&VV có sự chứng kiến của Trưởng các thôn, xóm và hội quản lý tổ TK&VV, mặt khác NHCSXH cần phối hợp với hệ thống các tổ chức ủy thác, tổ TK&VV đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến cho các hộ thuộc đối tượng được vay vốn biết và tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này nhằm đảm bảo tính công bằng, công khai và dân chủ trong quá trình tiếp cận nguồn vốn đối với hộ nghèo.
Ngoài mục đích đảm bảo tính công bằng thì việc tăng hiệu quả trong