CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với hộ
4.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cho vay
Kiểm tra, giám sát, phòng ngừa rủi ro là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống NHCSXH nói riêng, nó đảm bảo các hoạt động của ngân hàng được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước cũng như các văn bản quy định của hệ thống ngân hàng đã ban hành. Vốn cho vay được triển khai thực hiện và giám sát chặt chẽ của Nhà nước, Chính phủ thông qua hệ thống kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị, Thanh tra Chính phủ cấp Trung ương, Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, huyện, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước. Ngoài ra có sự kiểm tra các cấp hội, của tổ TK&VV và của hệ thống Ngân hàng CSXH đã tạo ra nhiều kênh, nhiều cấp kiểm tra. Qua công tác kiểm tra này đã phát hiện những tồn tại, sai sót trong quá trình triển khai thực hiện từ cơ sở để từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời khắc phục kịp thời nhằm ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất những tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra, đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế để phù hợp với thực tiễn. Cụ thể:
Thứ nhất, Ban đại diện HĐQT các cấp
Trong tương lai, thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp cần thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, cần phải xuống tận cơ sở của tổ, hộ vay vốn để kiểm tra theo sự phân công, chỉ đạo của trưởng ban đại diện. Các địa bàn mình phụ trách
phải được tiến hành kiểm tra, quan tâm thường xuyên để kịp thời xử lý vướng mắc, khi bình xét cho vay, thu nợ và sử dụng vốn tại địa phương.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát, thu nợ vay đối với hội nghèo, UBND tỉnh Thái Nguyên cần thường xuyên chỉ đạo Ban đại diện HĐQT NHCSXH thị xã Phổ Yên và các sở ban ngành liên quan của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cấp chính quyền, đoàn thể tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của các hộ nghèo một cách thường xuyên. Nội dung kiểm tra theo quy định hiện hành. Các hoạt động như bình xét cho vay, xác nhận đối tượng vay vốn, quy trình, thủ tục cho vay, sử dụng vốn vay, công tác thu hồi nợ vay phải công khai, dân chủ. Chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến để đôn đốc các hộ vay thực hiện trả nợ vay theo quy định.
UBND tỉnh cũng chỉ đạo UBND huyện, xã, hội ủy thác các địa phương tăng cường xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn tại địa bàn. Cần kiên quyết xử lý, thu hồi vốn vay đối với các hộ vay vốn cố tình không trả nợ, trốn tránh trả nợ.
Các cấp, ngành cấp trên thường xuyên chỉ đạo các cấp, ngành cấp dưới tăng cường kiểm tra, nhất là sau các đợt giải ngân. Tại các địa phương, cần thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo một cách công khai, dân chủ, hạn chế tối đa các hành vi tiêu cực, lợi dụng chính sách và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình thực hiện sai quy định của pháp luật đối với các chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác các cấp
Tổ chức này đã được ký kết cần tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức hội cơ sở, nhất là tổ TK&VV, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo. Kế hoạch kiểm tra phải được xây dựng hàng năm chia theo các quý, tháng để từ đó có các biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.
NHCSXH cần đẩy mạnh kiểm tra thực hiện kế hoạch tín dụng, kế toán. Các Phòng giao dịch cấp huyện làm tốt việc kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay theo quy định. Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các điểm giao dịch xã để trao đổi về kết quả ủy thác, tồn tại, vướng mắc, có giải pháp thu hồi nợ đến hạn, xử lý quá hạn, nợ khoanh, nợ bị xâm tiêu (nếu có).
Thứ tư, người dân giám sát hoạt động Ngân hàng
Cùng với công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp và bộ phận nghiệp vụ của Ngân hàng thì hoạt động giám sát của người dân rất cần thiết nhằm giảm thiểu các hạn chế trong quá trình bình xét cho vay, giải ngân nguồn vốn. Để tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát, NHCSXH tỉnh, huyện cần công khai tất cả nội dung, quy định tín dụng, đặt hòm thư góp ý, niêm yết danh sách số hộ còn dư nợ tại điểm giao dịch để người dân nắm được.
4.2.4. Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro
Để ngăn ngừa và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra, NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay trên địa bàn, thường xuyên nâng cao hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ gắn với trách nhiệm cụ thể phải coi đây là công cụ hữu hiệu trong quản lý chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và hộ nghèo nói riêng để từ đó ngăn ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra.
Ngoài ra cần tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ đảm nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó phối hợp với các cấp, đoàn thể tiến hành nhiều cuộc kiểm tra hơn nữa theo các chuyên đề riêng để phát hiện kịp thời những hạn chế để có biện pháp xử lý, khắc phục trong toàn bộ quá trình cho vay; đôn đốc và phân tích nợ đến hạn, quá hạn để đưa ra những giải pháp phù hợp, linh hoạt, tích cực tổ chức rà soát làm các thủ tục hồ sơ xử lý rủi ro nhằm ngăn chặn kịp thời nợ xấu, nợ rủi ro phát sinh từ đó từng bước nâng cao chất lượng tín dụng.
KẾT LUẬN
Như vậy, luận văn đã trình bày, các vấn đề lý luận về quản lý cho vay đối với hộ nghèo và từ đó áp dụng vào hoạt động cụ thể của NHCSXH thị xã Phổ Yên. Vấn đề đầu tiên, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý cho vay đối với hộ nghèo. Luận văn trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích thực trạng quản lý cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên. Sau khi phân tích, tác giả thấy rằng bên cạnh những ưu điểm trong công tác quản lý cho vay, công tác quản lý cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên còn tồn tại một số hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý như sau: i) hoàn thiện công tác lập kế hoạch; ii) hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động cho vay; iii) tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cho vay và iv) ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.
Có thể thấy mô hình NHCSXH là một mô hình ngân hàng mới ở Việt Nam, cho vay hộ nghèo mang đặc điểm đặc thù riêng có. Hi vọng với các giải pháp này, và cố gắng của chính Ngân hàng cùng với sự ủng hộ của các cấp Chính quyền địa phương và toàn dân, NHCSXH thị xã Phổ Yên đã giúp cho hàng ngàn hộ nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo, giải quyết vấn đề việc làm, góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện nhà. Do hạn chế về thời gian và kiến thức, luận văn không tránh khỏi các sai sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn học viên để đề tài của tác giả được hoàn thiện hơn nữa.
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Mỹ Điểm (2009), Tín dụng hỗ trợ người nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua Quỹ trợ vốn CEP - thực trạng và giải pháp, Luận văn cao học, đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 2. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động và Xã hội. 3. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2006), Giáo trình
Kinh tế phát triển, NXB Thống kê.
4. Hội Phụ nữ thị xã Phổ Yên (2016-2018), Báo cáo tổng kết.
5. Hội nông dân thị xã Phổ Yên (2016-2018), Báo cáo tổng kết.
6. Đào Văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội.
7. Đỗ Quế Lương (2001), Thực trạng và giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, Đề tài khoa học, Hà Nội. 8. Phan Ngọc Mẫn (2009), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng chính sách xã hội nhằm góp phần thực hiện chính sách giảm nghèo của Chính phủ, Luận văn cao học, ĐH. Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
9. Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Phổ Yên (2018), Sổ tay tiết kiệm và vay vốn.
10.Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã Phổ Yên (2016 - 2018), Báo cáo hoạt động.
11.Sở LĐTB&XH Thái Nguyên (2018), Tài liệu tập huấn cán bộ xóa đói giảm nghèo cấp xã.
12.Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập môn tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
13.Phạm Thị Tuất (2002), Giải pháp tăng cường vai trò và hiệu quả của tín dụng chính sách trong đầu tư phát triển kinh tế ở Việt Nam, Hà Nội.
kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyênđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thái Nguyên.
15.Trần Thị Út (2008), Đánh giá vai trò tín dụng ưu đãi/ nhỏ đến giảm nghèo - Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học, Trường đại học Bình Dương.
Tiếng Anh
16.J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich (1989),
Management: principles and functions, Homewood, IL : BPI/Irwin. 17.Henri Fayol (1923), Conférence sur l’Administration industrielle et
générale, Ecole supérieure de guerre et Centre des hautes études militaires.
18. Stephan Robbins (2004), Decide & Conquer: Making Winning Decisions and Taking Control of Your Life, NJ: Financial Times/Prentice Hall
19. W. F. Taylor (2008), The Principles of Scientific Management, Digireads Publishing, Stilwell, KS.
Trang web
20.Website Ngân hàng Chính sách xã hội: http://vbsp.org.vn. 21.Website tỉnh Thái nguyên: http://thainguyen.gov.vn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Đối tượng: 200 hộ gia đình trong diện vay vốn Kính gửi Ông/Bà,
Tôi là ……….. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu về
Quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tôi muốn hỏi Ông/Bà một số câu hỏi. Hi vọng ông bà sẽ hợp tác.
Tôi đảm bảo mọi thông tin Ông/Bà cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ được sử dụng trong mục đích của bài nghiên cứu này.
Họ và tên: ………. Địa chỉ:……….
Xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc quản lý cho vay hộ nghèo hiện nay tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên bằng cách khoanh tròn vào các câu trả lời mà Ông/Bà cho là phù hợp nhất.
1. Theo Ông/Bà, biết mức vay đối với hộ nghèo hiện nay của NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như thế nào?
a. Thấp b. Cao c. Vừa đủ d. Khác
2. Ông bà cho biết lãi suất cho vay hiện nay tại NHCSXH như thế nào?
a. Quá cao b. Cao c. Vừa phải d. Thấp
3. Theo Ông/Bà, mức vay hiện nay mà NHCSXH đang áp dụng có giúp Ông/Bà cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập không?
a. Có cải thiện b. Bình thường
c. Không cải thiện nhiều d. Không cải thiện
4. Ông/ Bà đánh giá thế nào về quy trình vay vốn mà NHCSXH đang áp dụng?
5. Ông/Bà đánh giá thế nào về thủ tục cho vay vốn tại NHCSXH?
a. Đơn giản, nhanh chóng b. Bình thường
c. Phức tạp, cần nhiều thủ tục rườm rà
6. Ông/Bà đánh giá thế nào về cán bộ của NHCSXH trong việc cho vay?
a. Nhiệt tình, hiểu biết, sẵn sàng giúp đỡ b. Bình thường
c. Hách dịch, không có nhiều kiến thức
7. Ông/Bà đánh giá thế nào về tổ viên của các tổ vay vốn?
a. Nhiệt tình, hiểu biết, sẵn sàng giúp đỡ b. Bình thường
c. Hách dịch, không có nhiều kiến thức
8. Ông/Bà đánh giá thế nào về trang thiết bị, cơ sở vật chất của NHCSXH?
a. Đầy đủ, khang trang, sạch sẽ b. Bình thường
c. Thiếu thốn, không hiện đại, lạc hậu
9. Ông/Bà có đề xuất gì không?...
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Đối tượng: 50 cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Kính gửi Ông/Bà,
Tôi là ……….. Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu về
Quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tôi muốn hỏi Ông/Bà một số câu hỏi. Hi vọng ông bà sẽ hợp tác.
Tôi đảm bảo mọi thông tin Ông/Bà cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ được sử dụng trong mục đích của bài nghiên cứu này.
Họ và tên: ………. Địa chỉ:……….
Xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc quản lý cho vay đối với hộ nghèo hiện nay tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên bằng cách khoanh tròn vào các câu trả lời mà Ông/Bà cho là phù hợp nhất.
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
1. Giới tính của Ông/Bà
a. Nam b. Nữ
2. Tuổi của Ông/Bà:
a. < 25 tuổi b. 25-35 tuổi c. 36-50 tuổi d. > 51 tuổi
3. Trình độ học vấn của Ông/Bà:
a. Cao đẳng, trung cấp b. Đại học
c. Thạc sĩ d. Tiến sĩ
PHẦN 2: CÂU HỎI VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VAY VỐN HỘ NGHÈO
1 – Rất không đồng ý 2 – Không đồng ý 3 – Bình thường 4 – Đồng ý 5 – Rất đồng ý I Lập kế hoạch 1
Công tác lập kế hoạch luôn được Ngân hàng chú trọng và đảm bảo tuân thủ các quy định của NHCSXH của tỉnh và Chính phủ
1 2 3 4 5
2 Ngân hàng luôn xác định kỹ đối tượng vay vốn
trước khi lập kế hoạch 1 2 3 4 5
3 Các thủ tục, hồ sơ vay vốn đơn giản, nhanh gọn 1 2 3 4 5 4 Ngân hàng luôn tổ chức lập kế hoạch tín dụng theo
từng giai đoạn cụ thể 1 2 3 4 5
5 Ngân hàng luôn điều chỉnh mức vay cho phù hợp
với thực tiễn 1 2 3 4 5
II Tổ chức hoạt động vay vốn
6
Ngân hàng luôn xác định và phân chia rõ trách nhiệm của từng bộ phận tham gia vào quá trình tín dụng
1 2 3 4 5
7 Quy trình vay vốn đơn giản, nhanh gọn, tạo điều
kiện cho đối tượng vay vốn 1 2 3 4 5
8 Các cán bộ nắm rõ các tiêu chí để một hộ gia đình
được công nhận là hộ nghèo 1 2 3 4 5
9 Các cán bộ biết rõ hạn mức cho vay đối với hộ
nghèo và nắm rõ quy trình cho vay 1 2 3 4 5
10 NHCSXH cấp trên thường xuyên giám sát, kiểm
tra quá trình cho vay 1 2 3 4 5
11
Ngân hàng thường xuyên giám sát, kiểm tra quá trình cho vay, đảm bảo các đối tượng sử dụng vốn vay đúng mục đích
1 2 3 4 5
12 Có sự phối hợp của nhiều ban ngành vào quá trình
kiểm tra, giám sát 1 2 3 4 5
IV Thu hồi nợ và xử lý nợ xấu
13 Ngân hàng luôn có các biện pháp ngăn ngừa và hạn
chế rủi ro 1 2 3 4 5
14 Việc kiểm soát nội bộ được thực hiện khá tốt để