5. Bố cục của luận văn
3.2.3. Kiểm tra, giám sát quá trình cho vay
Ban đại diện HĐQT và bộ phận điều hành từ tỉnh đến huyện/thị xã luôn đảm bảo thực hiện kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động của đơn vị.
Hàng năm, Ban đại diện HĐQT tỉnh, huyện/thị xã thực hiện nghị quyế của HĐQT lập kế hoạch kiểm tra, giám sát tất cả hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là kiểm tra xem các chính sách tín dụng được thực hiện thế nào, nguồn vốn có được đầu tư hiệu quả vào kinh tế, xã hội không. Kết quả kiểm tra cho thấy, Ngân hàng có kết quả kinh doanh cao, đội ngũ cán bộ tận tình, giám sát chặt chẽ trong công việc, các tổ chức phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện các chính sách tín dụng đến các đối tượng.
Cùng với đó, kiểm tra, tự kiểm tra cũng được tăng cường, thường xuyên bởi bộ phận điều hành các cấp từ tỉnh đến huyện. Nội dung kiểm tra gồm việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng, mục tiêu đã được hoạch định và ban hành bởi HĐQT và Ban Tổng Giám đốc. Sau khi kiểm tra tại cơ sở, nhìn chung các đơn vị đều nghiêm chỉnh chấp hành quy trình tín dụng, tài
chính, kế toán mà nhà nước và ngành quy định nhưng vẫn còn một số tồn tại trong lập hồ sơ tín dụng, chứng từ kế toán nhưng đều được khắc phục kịp thời.
Có thể nói, các tổ chức nhận ủy thác, tổ TK&VV đã thực hiện rất tốt vai trò của mình, là cầu nối dẫn nguồn vốn ưu đãi của nhà nước về cho các đối tượng thụ hưởng; phối hợp với ban quản lý tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc các đối tượng vay vốn trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận, thông báo kịp thời các trường hợp gặp rủi ro trong kinh doanh cho NHCSXH về nguyên nhân để ngân hàng biết và có biện pháp xử lý kịp thời.
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra, giám sát quản lý cho vay đối với hộ nghèo
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 Bình quân Hội phụ nữ 856 968 1.298 113,08 134,09 123,59 Hội Nông dân 1.215 1.546 1.782 127,24 115,27 121,26 Hội Cựu chiến
binh 785 852 898 108,54 105,4 106,97
Đoàn thanh
niên 298 325 345 109,06 106,15 107,61
Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH thị xã Phổ Yên
Có thể thấy, kiểm tra, giám sát quản lý cho vay đối với hội nghèo tăng dần từ 2016 đến 2018, trong đó kiểm tra xem các đối tượng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không được tiến hành một cách thường xuyên. Đặc biệt nhờ hệ thống mạng lưới tổ TK&VV, các tổ chức chính trị xã hội luôn đi sâu, đi sát đến tận các hộ vay để kiểm tra thực tế mục đích sử dụng vốn của hộ vay. Tỷ lệ vốn được sử dụng không đúng mục đích rất ít khoảng 2%. Trường hợp phát hiện vốn vay của hộ nào không được sử dụng đúng mục đích, ngân hàng tiến hành thu hồi lại tiền vay hoặc chuyển nợ quá hạn kịp thời.
Yên cũng thực hiện kiểm tra với 09/09 thành viên thực hiện kiểm tra được 25/25 Phòng giao dịch cấp xã, 311 lượt Tổ TK&VV đạt 100% kế hoạch. Ban đại diện HĐQT kiểm tra 25/25 xã, đạt 100%; kiểm tra 311 tổ TKVV và 13.234 hộ.
Ngân hàng Chính sách xã hội cũng kiểm tra nội bộ. NHCSXH thị xã Phổ Yên đã kiểm tra toàn diện 24/25 phòng giao dịch đạt 100% kế hoạch năm, kiểm tra 92 lượt điểm giao dịch, 120 lượt xã 356 lượt Tổ TK&VV. Các Phòng giao dịch đã kiểm tra được 290 lượt xã, 12.345 lượt tổ TKVV.
Thực hiện phúc tra 16/20 đơn vị được kiểm tra trong năm 2018. Các Phòng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra chuyên đề kế toán tại 6 đơn vị, chuyên đề tín dụng tại 5 đơn vị, chỉ đạo 25/25 đơn vị tự kiểm tra mức độ an toàn kho quỹ.
- Đoàn kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tại 25 xã, 311 Tổ TK&VV.
Sau khi kiểm tra, nhìn chung các đơn vị chấp hành nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn, quy định của ngành và sự chỉ đạo của cấp trên. Các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước, các tổ chức ủy thác thực hiện tương đối đầy đủ các khâu ủy thác, Tổ TK&VV thực hiện đầy đủ theo hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH.
Kết quả khảo sát về công tác kiểm tra, giám sát, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát cán bộ theo dõi, quản lý cho đối với vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về công tác
kiểm tra, giám sát quá trình cho vay
STT Nội dung câu hỏi
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1 NHCSXH cấp trên thường xuyên giám sát, kiểm tra quá trình cho vay 5 9 18 12 6 10% 18% 36% 24% 12% 2 Ngân hàng thường xuyên giám sát, kiểm tra quá trình cho vay, đảm bảo các đối tượng sử dụng vốn vay đúng mục đích 9 11 21 9 0 18% 22% 42% 18% 0% 3 Có sự phối hợp của nhiều ban ngành vào quá trình kiểm tra, giám sát
11 7 16 8 8
22% 14% 32% 16% 16%
Nguồn: Số liệu điều tra
Kết quả khảo sát cho thấy NHCSXH cấp trên có thực hiện giám sát, kiểm tra quá trình cho vay của NHCSXH nhưng không thường xuyên. Theo định kỳ, hàng năm, NHCSXH cấp tỉnh sẽ thanh tra, kiểm tra tình hình cho vay của NHCSXH thị xã Phổ Yên 2 năm một lần và trước khi kiểm tra đều có văn bản báo trước. Ngân hàng cũng chưa thực hiện việc thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình cho vay xem các đối tượng có sử dụng vốn sai mục đích hay không nên
dư nợ cho vay vẫn ở mức khá cao. Về sự phối hợp của các ban ngành trong quá trình kiểm tra, có sự phối hợp nhưng chưa thực sự chặt chẽ và đạt hiệu quả cao.
3.2.4. Thu hồi nợ và xử lý nợ khó đòi
Kết quả thu hồi nợ của NHCSXH thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2018 như sau:
Bảng 3.9: Dư nợ cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 Bình quân Hội phụ nữ 65.254 84.528 104.524 129,54 123,66 126,6 Hội nông dân 65.257 78.256 98.710 119,92 126,14 123,03 Hội cựu chiến binh 8.254 11.254 12.909 136,35 114,71 125,53 Đoàn thanh niên 5.254 6.125 7.311 116,58 119,36 117,97 Tổng 144.019 180.163 223.454 125,1 124,03 124,57 Nguồn: NHCSXH thị xã Phổ Yên
NHCSXH trong quá trình hoạt động gần 17 năm đã hoàn diện dần công tác cho vay hộ nghèo bằng việc hộ nghèo không phải thế chấp tài sản khi vay vốn nhưng phải được các tổ vay vốn xác nhận. Tổ vay vốn được thành lập tự nguyện gồm những hộ nghèo có cùng hoàn cảnh, địa bàn sống gần nhau với số lượng từ 5 đến 50 thành viên. Tổ chức này có quy ước vay vốn, trả nợ ngân hàng, thực hiện bình xét đối tượng vay vốn một cách công khai, dân chủ qua tổ, nhóm, xét duyệt của ban giảm nghèo và ủy ban nhân dân xã, phường, đại diện HĐQT – NHCSXH thị xã Phổ Yên, giám sát của các hội đoàn thể.
NHCSXH được nhiều tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội ủng hộ, giúp đỡ trong việc thành lập các tổ vay vốn. Điển hình là hội Liên hiệp phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, đoàn Thanh niên đã cùng với NHCSXH xây dựng các tổ vay vốn của phụ nữ nghèo, tổ nông dân... Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy, hộ nông dân đang làm khá tốt vai trò tuyên truyền, khuyến khích các hộ viên vay vốn, chủ động cuộc sống nên dư nợ cho vay luôn cao nhất trong các hội, bình quân cao gấp 1,6 lần so với hội Phụ nữ, gấp gần 20 lần so với hội Cựu chiến binh và gấp 18 lần so với đoàn Thanh niên, năm 2017 dư nợ tăng 12.999 triệu đồng với tốc độ tăng là 19.92% so với năm 2016. Điều này chứng tỏ rằng Hội Nông dân ngày càng năng động, góp phần không nhỏ vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của thị xã Phổ Yên nói riêng và của đất nước nói chung. Tuy nhiên, Đoàn Thanh niên lại chưa có những kết quả tích cực như mong đợi bởi dư nợ cho vay của Đoàn Thanh niên trong các năm qua luôn ở mức thấp nhất. Đây là điều cần được xem xét kỹ hơn trong tương lai để phát huy tính chủ động, sức trẻ của tổ chức này.
Xóa nợ là việc các hộ nghèo không bị NHCSXH thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi đang còn dư nợ tại NHCSXH. Khách hàng vay vốn bị rủi ro do thuộc nguyên nhân thiên tai, dịch bệnh, hoặc do chính sách bị nhà nước điều chỉnh, kinh tế, xã hội biến động bất thường, người dân không có khả năng trả nợ mặc dù ngân hàng đã khoanh nợ và thời gian trả nợ đã hết và ngân hàng đã thực hiện tất cả các biện pháp có thể để có thể thu được tối đa khoản nợ. Nguyên nhân rủi ro là do hành vi con người và khách hàng đã giải thể, phá sản...
Khảo sát 50 cán bộ tại Ngân hàng về việc thu hồi nợ và xử lý nợ xấu, kết quả thu được như sau:
hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu
STT Nội dung câu hỏi
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1 Ngân hàng luôn có các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro
13 12 9 11 5
26% 24% 18% 22% 10%
2
Việc kiểm soát nội bộ được thực hiện khá tốt để giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay
14 10 9 10 7
28% 20% 18% 20% 14%
Nguồn: Số liệu điều tra
Nhìn chung, việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, thu hồi nợ xấu chưa được Ngân hàng quan tâm đúng mực. Việc kiểm soát nội bộ được thực hiện nhưng chưa đạt được hiệu quả cao. Điều này cho thấy Ngân hàng chưa thực sự coi trọng công tác này bởi là một cơ quan nhà nước nên việc thu hồi và quản lý nợ xấu chưa được Ngân hàng chủ động để giúp NHCSXH của Chính phủ có thể thu hồi vốn.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách thị xã Phổ Yên
3.3.1. Các chính sách tín dụng của nhà nước đối với hộ nghèo
Với sự ra đời của hệ NHCSXH nói chung cũng như NHCSXH thị xã Phổ Yên, hệ thống văn bản pháp luật đã được Chính phủ, các bộ ngành liên quan ban hành đồng bộ kịp thời nhằm tạo hành lang pháp lý để hệ thống NHCSXH hoạt động một cách có hiệu quả.
Thứ nhất, là Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Dựa trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành những văn bản pháp lý sau:
Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002; Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH; Chỉ thị số 05/2003/CT-TTg ngày 18/03/2003 về chỉ đạo hoạt động của NHCSXH;Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg ngày 16/03/2004 về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Theo đó, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các huyện được thành lập là cơ sở pháp lý, quản trị hoạt động NHCSXH các cấp.
Ngân hàng được thành lập, theo quyết định số 596/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam; trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo và chính thức đi vào hoạt động ngày 09/4/2003 là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến tận đối tượng hộ nghèo và gia đình chính sách khác trên địa bàn thị xã Phổ Yên.
Thứ hai, thực hiện Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2014 và kiến nghị của các cử tri trên cả nước, Ban điều hành đã xây dựng Phương án điều chỉnh lãi suất cho vay trình Chủ tịch HĐQT để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; xây dựng Phương án nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình tín dụng hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh trình HĐQT phê duyệt theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP. Ngày 26/04/2014, Chủ tịch HĐQT đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-HĐQT về nâng mức vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Theo đó, từ ngày 01/05/2014, NHCSXH đã nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 30 triệu đồng/hộ lên 50 triệu đồng/hộ. Ngày 06/06/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 872/QĐ-TTg về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH, cụ thể là: lãi suất cho vay chương trình hộ nghèo, cho vay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giải quyết việc làm, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay học sinh sinh việc giảm từ 7,8%/năm xuống còn 7,2%/năm (0,6%/tháng) và chương trình cho vay hộ cận nghèo giảm từ 9,36%/năm xuống còn 8,64%/năm, áp dụng đối với các khoản vay mới kể từ ngày 06/06/2014.
Thứ ba, hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng được triển khai theo Văn bản số 316/NHCS-TD ngày 02/05/2003 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo và văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm Văn bản 316/NHCS-TD của Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam. Theo đó, mức cho vay tối đa của hộ nghèo tối đa 30 triệu đồng, lãi suất được áp dụng là 0,6%/tháng tức 7,2%/năm, thời hạn cho vay hầu hết là trung hạn từ 36 tháng đến 60 tháng, phương thức cho vay được ủy thác bán phần thông qua các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác HPN, HND, HCCB và Đoàn TN, hộ nghèo phải gia nhập tổ TK&VV, được tổ bình xét, UBND xã phê duyệt. Qua 10 năm triển khai thực hiện cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên cho thấy nguồn vốn cho vay đúng theo quy trình và quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành.
3.3.2. Công tác tổ chức của NHCSXH
Công tác tổ chức của NHCSXH thị xã Phổ Yên được thể hiện qua sơ đồ tổ chức dưới đây:
Sơ đồ 3.2: Mô hình hoạt động của NHCSXH thị xã Phổ Yên
Nguồn: Phòng Tổ chức, Ngân hàng chính sách xã hội Thị xã Phổ Yên
- Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện (HĐQT): Có chức năng giám sát, chỉ đạo và hỗ trợ mọi hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện; gồm 29 thành viên trong đó trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND thị xã, các thành viên là Giám đốc NHCSXH thị xã, Chánh văn phòng HĐND-UBND thị xã, Trưởng phòng Lao động TB&XH, Trưởng phòng Nông nghiệp, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Trưởng phòng dân tộc, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch hội Nông dân, Chủ tịch hội Cựu chiến binh, Bí thư huyện đoàn và Chủ tịch UBND của 18 xã, phường.
Tổ chức họp theo quý để chỉ đạo Ngân hàng tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đặc biệt là phân bổ nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi kịp thời để người dân được hưởng thụ theo quy định.