Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 36)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên là một tỉnh có số hộ nghèo khá cao. Hơn nữa, việc quản lý cho vay tại NHCSXH thị xã Phổ Yên còn nhiều bất cập như đã nêu rõ trong phần Tính cấp thiết của đề tài. Theo điều tra thực tế của tác giả, nhiều hộ nghèo nơi đây muốn vay vốn làm ăn nhưng còn ngại nhiều thủ tục, chưa mạnh dạn vay vốn và còn nặng tâm lý sợ mang nợ. Hơn nữa, các hộ nghèo chưa được tiếp xúc với các chương trình vay vốn ưu đãi hay chưa hiểu rõ về các chương trình vay vốn nên chưa dám làm hồ sơ vay. Các tổ, đội, cán bộ đảm nhận công tác cho vay cũng chưa thực sự chủ động tiếp xúc, giới thiệu đến hộ nghèo các chương trình vay và chưa thực sự nhiệt tình, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn. Hơn nữa, Tác giả hiện là đang làm việc tại Ngân hàng này nên khi nghiên cứu về đề tài này, tác giả sẽ dễ dàng xin được số liệu trong các năm qua.

Vì tất cả lý do trên, tác giả muốn tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu xem thực trạng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Thực trạng công tác quản lý hoạt động cho vay

hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Các hộ nghèo có cơ hội vay vốn của ngân hàng hay không? Và làm thế nào để ngân hàng tăng cường quản lý hoạt động cho vay của mình. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn này giúp giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và chính trị trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu đã được công bố trên các nguồn như tạp chí, sách báo, Internet, … liên quan đến công tác quản lý tại các địa phương khác nhau. Tác giả sẽ tham khảo các kinh nghiệm quản lý của các địa phương này để có thể học hỏi kinh nghiệm và vận dụng vào đề xuất giải pháp cho bài nghiên cứu của mình. Dữ liệu thứ cấp gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước, các tài liệu trên Internet… liên quan đến công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH.

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế xã hội, kinh tế của ngành, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên… số liệu thu nhập từ Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Hành chính tổ chức… tại NHCSXH thị xã Phổ Yên để có được số liệu về công tác cho vay đã thực hiện trên địa bàn thị xã trong thời gian qua.

- Thu thập từ các thông tư, chỉ thị, quyết định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước; những số liệu đã công bố của các cơ quan liên quan; các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, các tài liệu xuất bản liên quan đến công tác quản lý hoạt động cho vay hộ nghèo trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp bằng hệ thống các bảng câu hỏi để thu thập số liệu. Luận văn tập trung vào hai loại đối tượng điều tra, khảo sát chính, đó là cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo và hộ nghèo vay vốn. Do không có nhiều thời gian, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.

Bước 1: Nội dung tổ chức điều tra chọn mẫu

* Đối với đối tượng là cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo:

- Đối tượng: Cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Cỡ mẫu: được xác định theo công thức sau:

+ n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. n = N

1+N*(e)2

(Nguồn: Trung Tâm Thông tin và phân tích dữ liệu Việt Nam (VIDAC))

+ N= tổng số cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên: 70 cán bộ (tính đến cuối năm 2018), độ tin cậy là 95%, cỡ mẫu với sai số cho phép ±0,05. Cỡ mẫu sẽ là:

n = 50

1+50* (0,05)2

+ Ta có kết quả n= 44, vậy cần tiến hành điều tra khoảng 50 phiếu - Chọn điểm nghiên cứu: Tiến hành chọn ngẫu nhiên tại NHCSXH thị xã Phổ Yên.

* Đối với đối tượng là hộ nghèo vay vốn:

- Đối tượng: Hộ gia đình trong diện vay vốn.

- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức trên, với tổng hộ nghèo trên địa bàn thị xã phổ Yên là 1.545 hộ.

Cỡ mẫu sẽ là:

n = 1.545 1+1.545* (0,05)2

+ Ta có kết quả n= 317, vậy cần tiến hành điều tra khoảng 400 phiếu - Chọn điểm nghiên cứu: Tiến hành chọn ngẫu nhiên tại thị xã Phổ Yên. Tôi tập trung vào đối tượng đó là khách hàng đang dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo.

Bước 2: Phương pháp điều tra

Tôi phát phiếu điều tra, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp và trao đổi gợi mở để người được hỏi hiểu và cung cấp đúng nội dung thông tin cần điều tra.

Thang điểm sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo của Likert. Cụ thể điểm số như sau:

1- Rất không đồng ý 2- Không đồng ý 3- Bình thường 4- Đồng ý 5- Rất đồng ý

2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Các dữ liệu sau khi được thu thập, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, chọn lọc ra các dữ liệu hợp lệ (có đầy đủ câu trả lời và nội dung phù hợp với nghiên cứu). Sau đó, các dữ liệu này sẽ được xử lý trên phần mềm Excel. Thông qua các thông số tuyệt đối, tương đối, số trung bình được trình bày qua các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, tác giả có thể đánh giá được công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để liệt kê các dữ liệu thu thập được từ 50 cán bộ theo dõi, quản lý tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và 400 hộ nghèo trên địa bàn thị xã Phổ Yên. Việc

khảo sát 50 cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để thu thập được đánh giá thực tế mà những cán bộ này đánh giá về công tác cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo khách quan, việc khảo sát 400 hộ nghèo trên địa bàn xã Phổ Yên sẽ được thực hiện. Qua đó, sẽ phân tích các dữ liệu này và có thể đưa ra những kết luận có căn cứ khoa học, những đánh giá về quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu này để so sánh công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên với công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của một số NHCSXH khác để biết được hiệu quả quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đang ở mức độ nào; từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp giúp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá được công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018, tác giả tập trung vào hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu như sau:

2.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu định lượng

- Kế hoạch cho vay: phản ánh con số dự tính sẽ cho vay trong năm.

Kế hoạch cho vay = vốn trung ương + vốn ngân sách tỉnh + vốn huy động tiết kiệm

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này càng lớn, càng tốt chứng tỏ kế hoạch cho vay của NHCSXH tỉnh ngày càng phát triển, có nhiều vốn vay cho các hộ nghèo.

- Tình hình ủy thác được đo lường bởi số tổ TK và VV, số hộ vay vốn, nợ quá hạn của các đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,

Đoàn Thanh niên. Số lượng này càng lớn chứng tỏ hoạt động cho vay của các đoàn thể tại NHCSXH đang rất phát triển và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.

- Tình hình phát triển mạng lưới cho vay thể hiện ở các chỉ tiêu như điểm giao dịch; số xã có tổ TK; hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã; số tổ TK & VV; TV tổ TK & VV. Con số này càng lớn, chứng tỏ mạng lưới cho vay của NHCSXH.

- Tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình cho vay của các đoàn thể như Hội phụ nữ; Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh; Đoàn thanh niên. Số lượng này càng lớn càng chứng tỏ việc kiểm tra, giám sát được thực hiện ngày càng chặt chẽ.

- Dư nợ cho vay là chỉ tiêu giúp phản ánh hiện ngân hàng còn cho vay bao nhiêu tại một thời điểm xác định nào đó. Dư nợ cho vay cũng chính là khoản vay mà ngân hàng cần phải thu về, sẽ được tính theo thời điểm, nghĩa là số dư cuối kỳ thanh toán. Đây chính là tổng số tiền cho vay đối với hộ nghèo mà ngân hàng còn phải thu hồi tại một thời điểm.

Theo quy định của pháp luật, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của NHCSXH, được tình theo công thức sau:

LDR = (L/D) x 100%

Trong đó:

LDR: là tỷ lệ nợ cho vay so với tổng tiền gửi L: là tổng dư nợ cho vay

D: là tổng tiền gửi

Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu định tính

Căn cứ vào điều tra hộ nghèo, tác giả đưa ra một số tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động cho vay tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Các tiêu chí đánh giá về kế hoạch quản lý: bao gồm công tác lập kế hoạch được chú trọng, đảm bảo tuân thủ các quy định của cấp trên; kế hoạch xác định rõ đối tượng vay vốn; các thủ tục, hồ sơ vay vốn đơn giản, nhanh gọn; kế hoạch luôn được lập cho từng giai đoạn cụ thể; mức vay luôn được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.

- Các tiêu chí đánh giá về tổ chức hoạt động vay vốn: gồm đối tượng được vay đúng; điều kiện được vay vốn hợp lý; mức cho vay hấp dẫn; quy trình cho vay ngắn gọn, rõ ràng; các cán bộ quản lý có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. - Các tiêu chí đánh giá về kiểm tra, giám sát quá trình cho vay: gồm: việc kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích; có sự phối hợp của nhiều ban ngành trong kiểm tra, giám sát.

- Các tiêu chí đánh giá về thu hồi nợ và xử lý nợ khó đòi: luôn có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro; việc kiểm soát nội bộ chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro.

- Các tiêu chí đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên tín dụng của ngân hàng CSXH bao gồm tuổi đời trẻ, nhiệt tình trong công việc; có kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ tốt; thái độ tốt với các đối tượng khách hàng.

- Các tiêu chí đánh giá về quy trình tín dụng của ngân hàng CSXH đối với hộ nghèo: quy trình tín dụng nhanh gọn, thủ tục đơn giản.

- Các tiêu chí đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ gồm có một phòng ban hoạt động kiểm soát nội bộ; phòng ban này thực hiện giám sát, kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện thiếu sót, chưa hợp lý trong quá trình cho vay.

- Các tiêu chí đánh giá về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH gồm sự đầy đủ, hiện đại của các trang thiết bị; an toàn trong lao động; môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, sạch sẽ, thoáng mát.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành

Ngày 10/05/2003, theo Quyết định số 596/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Phổ Yên được thành lập. Đây là một trong những Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, không vì mục đích lợi nhuận, chịu sự giám sát quản lý của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.

Tên giao dịch: Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Phổ Yên

Trụ sở chính: Số 264 đường Tôn Đức Thắng, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại: 0208 3864 926

Tại Ngân hàng CSXH thị xã Phổ Yên hiện đang thực hiện cho vay 13 chương trình, đó là: cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh sinh viên; cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; cho vay hộ nghèo về nhà ở; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ cận nghèo; cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay thương nhân vùng khó khăn; cho vay hộ trồng rừng sản xuất, chăn nuôi; cho vay Nhà ở xã hội. Thông qua phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội và cho vay trực tiếp đến khách hàng để cho vay tới 18 xã, phường trong thị xã.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Tham mưu, giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị thị xã Phổ Yên triển khai các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách cho vay của các đối tượng như khách hàng, tổ chức ủy thác.

- Chịu trách nhiệm với các hoạt động nghiệp vụ khi Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên giao.

Một số nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Phổ Yên như sau:

- Ký hợp đồng cụ thể về ủy thác cho vay, hợp đồng nhận ủy thác vốn trên địa bàn thị xã.

- Tổ chức nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm dân cư. - Tổ chức thu chi nghiệp vụ.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.

- Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng CSXH.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Hội đồng quản trị cho phép.

3.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách thị xã Phổ Yên

3.2.1. Lập kế hoạch quản lý

Việc lập kế hoạch cho vay vốn đối với hộ nghèo của NHCSXH thị xã Phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)