Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Tham mưu, giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị thị xã Phổ Yên triển khai các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách cho vay của các đối tượng như khách hàng, tổ chức ủy thác.

- Chịu trách nhiệm với các hoạt động nghiệp vụ khi Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên giao.

Một số nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Phổ Yên như sau:

- Ký hợp đồng cụ thể về ủy thác cho vay, hợp đồng nhận ủy thác vốn trên địa bàn thị xã.

- Tổ chức nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm dân cư. - Tổ chức thu chi nghiệp vụ.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.

- Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng CSXH.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Hội đồng quản trị cho phép.

3.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách thị xã Phổ Yên

3.2.1. Lập kế hoạch quản lý

Việc lập kế hoạch cho vay vốn đối với hộ nghèo của NHCSXH thị xã Phổ Yên hàng năm được dựa vào chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình cho vay của Chính phủ, tỉnh; chiến lược phát triển NHCSXH; nhu cầu vốn thực tế của đối tượng hộ nghèo; kết quả thực hiện kế hoạch cho vay vốn trong năm trước và ước tính kết quả năm thực hiện. Trước tiên, NHCSXH thị xã Phổ Yên sẽ xác định kế hoạch cho vay đối với hộ nghèo căn cứ vào nhu cầu tín dụng chính sách xác định từ cấp xã theo thôn, ấp, bản, làng. Tiếp đó, NHCSXH thị xã Phổ Yên sẽ trình lên NHCSXH cấp tỉnh để tổng hợp kế hoạch cho vay hộ nghèo; đồng thời phối hợp

với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cho vay hộ nghèo. NHCSXH cấp tỉnh sau đó sẽ trình kế hoạch cho vay hộ nghèo đã tổng hợp cho Hội sở chính NHCSXH để xây dựng kế hoạch tín dụng toàn hệ thống, tiến hành bảo vệ trước Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính và các cơ quan có liên quan trước khi trình Thủ tướng chính phủ Phê duyệt.

Bảng 3.1: Kế hoạch cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phổ Yên Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 Bình quân Vôn trung ương 185.203 195.782 315.421 105,71 161,11 133,41 Vốn ngân sách tỉnh 178.520 185.624 225.422 103,98 121,44 112,71 Vốn huy động tiết kiệm 68.531 180.919 131.677 264 72,78 168,39 Tổng 432.254 562.325 672.520 130,09 119,6 124,85 Nguồn: NHCSXH thị xã Phổ Yên

Theo chỉ tiêu được giao và căn cứ lập kế hoạch cho vay, dự toán vốn cho vay đối với hộ nghèo tại thị xã Phổ Yên có xu hướng tăng đều từ năm 2016- 2018. Tuy nhiên, vốn huy động tiết kiệm lại có xu hướng giảm do việc huy động chưa được tăng cường và các doanh nhân, tổ chức tín dụng cũng thận trọng hơn khi gửi tiết kiệm.

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch cho vay hộ nghèo cấp huyện được Thủ tướng chính phủ, cơ quan cấp tỉnh và các cơ quan quản lý chương trình tín dụng thông báo, căn cứ Nghị quyết của Hội đồng quản trị NHCSXH, Tổng giám đốc thông báo giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho Sở Giao dịch, NHCSXH huyện, tỉnh, thị xã. Tiếp đó, Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh báo cáo và tham mưu cho Trưởng Ban

đại diện HĐQT cấp tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đến NHCSXH cấp huyện. Giám đốc NHCSXH cấp huyện báo cáo và tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp huyện giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho cấp xã trên địa bàn. Đây là cơ sở để cán bộ tín dụng đảm nhiệm công tác theo dõi trên địa bàn xã tham mưu cho UBND xã giao vốn cho từng thôn.

Theo khảo sát của cán bộ quản lý hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH thị xã Phổ Yên, 100% cán bộ được hỏi đều trả lời rằng hàng năm, Ngân hàng đều thực hiện khá tốt việc công tác lập kế hoạch, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của NHCSXH và các văn bản hướng dẫn có liên quan về thời gian và quy trình lập kế hoạch. Tuy nhiên, trong khi xây dựng kế hoạch, các đơn vị cấp huyện và UBND các xã, thị trấn chưa tính toán đủ các nội dung, vẫn còn lúng túng khi xác định đối tượng hộ nghèo khiến cho kế hoạch cho vay chưa thực sự sát sao và đạt hiệu quả cao. Điều này cũng gây khó khăn trong việc giám sát và quản lý các hộ nghèo vay vốn.

Theo kết quả khảo sát 50 cán bộ theo dõi, quản lý cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về công tác lập kế hoạch. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát cán bộ theo dõi, quản lý cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về công tác

lập kế hoạch

STT Nội dung câu hỏi

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1 Công tác lập kế hoạch luôn được Ngân hàng chú trọng và đảm bảo tuân thủ các quy định của NHCSXH của tỉnh và Chính phủ 4 15 14 10 7 8% 30% 28% 20% 14% 2 Ngân hàng luôn xác định kỹ đối tượng vay vốn trước khi lập kế hoạch

12 13 15 10 0

24% 26% 30% 20% 0%

3

Các thủ tục, hồ sơ vay vốn đơn giản, nhanh gọn 4 9 24 8 5 8% 18% 48% 16% 10% 4 Ngân hàng luôn tổ chức lập kế hoạch tín dụng theo từng giai đoạn cụ thể 7 17 15 11 0 14% 34% 30% 22% 0% 5

Ngân hàng luôn điều chỉnh mức vay cho phù hợp với thực

5 6 34 5 0

STT Nội dung câu hỏi Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý tiễn

Nguồn: Số liệu điều tra

Theo kết quả khảo sát, nhìn chung công tác lập kế hoạch của NHCSXH thị xã Phổ Yên tuân thủ theo đúng các quy định của NHCSXH cấp tỉnh và của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn có tới 38% cán bộ đánh giá rằng Ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến công tác lập kế hoạch. Trước khi lập kế hoạch, Ngân hàng luôn xác định kỹ đối tượng vay vốn với tỷ lệ đánh giá đồng ý 50% và 50% cán bộ không đồng ý. Thủ tục, hồ sơ vay vốn chưa thực sự nhanh, gọn, đơn giản và tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn. Việc lập kế hoạch theo từng giai đoạn cụ thể cũng chưa được Ngân hàng chú trọng và đảm bảo tuân thủ. Ngân hàng vẫn chỉ duy trì việc lập kế hoạch vào đầu năm, theo yêu cầu của cấp trên. Về mức vay, do quy định chung từ cấp trên nên Ngân hàng rất khó để điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm địa phương của mình. Nhìn chung, công tác lập kế hoạch cho vay của Ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập và chưa thực sự hiệu quả.

Khi hỏi 200 hộ dân về thủ tục vay vốn, không có hộ dân nào trả lời rằng thủ tục đơn giản, nhanh chóng; 35% trả lời bình thường và có tới 65% trả lời rằng thủ tục phức tạp, rườm rà. Nhìn chung, các thủ tục, giấy tờ cần thiết để một hộ dân có thể vay vốn không đơn giản và đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều hộ nghèo không muốn vay vốn vì ngại thủ tục rườm rà.

3.2.2. Tổ chức hoạt động cho vay

a. Đối tượng và điều kiện được vay vốn

Theo Ngân hàng, các hộ được vay vốn là hộ nghèo có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi NHCSXH thị xã Phổ Yên đóng trụ sở.

Hộ nghèo phải được liệt kê trong danh sách hộ nghèo ở xã, phường theo tiêu chuẩn hộ nghèo đã được công bố bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo từng giai đoạn cụ thể.

Các hộ nghèo khi vay vốn buộc phải là thành viên của tổ TK&VV, không cần tài sản thế chấp, được áp dụng thủ tục vay miễn phí, được tổ bình xét, đưa vào danh sách đề nghị vay vốn và được UBND xã, phường xác nhận.

Chủ hộ hoặc người được ủy quyền là người đại diện hộ gia đình thay mặt chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động với NHCSXH thị xã Phổ Yên và trực tiếp ký nhận nợ, trả nợ cho NHCSXH thị xã Phổ Yên.

b. Mức cho vay hộ nghèo

- Mức cho vay tối đa mà NHCSXH thị xã Phổ Yên đang áp dụng là 50 triệu đồng/hộ.

Kết quả khảo sát 200 hộ nghèo về mức vay này, không hộ dân nào đánh giá mức vay này quá cao; chỉ có 10% đánh giá là cao; 27% hộ dân trả lời là vừa phải và 63% hộ dân đánh giá mức này là thấp. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, vốn 50 triệu để một hộ kinh doanh có lẽ hơi thấp và các hộ phải đắn đo, lựa chọn thật kỹ phương thức kinh doanh để có thể sử dụng vốn vay này một cách hiệu quả.

c. Quy trình cho vay

Hiện nay quy trình quản lý cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Phổ Yên đều được triển khai và tuân thủ theo hướng dẫn của NHCSXH Việt Nam về quy trình cho vay với mục đích là giúp cho hộ nghèo có nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống ổn định thu nhập góp phần xây dựng mục tiêu về giảm số hộ nghèo, bố trí thêm nhiều việc làm cho người dân trên địa bàn và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

Sơ đồ 3.1: Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH thị xã Phổ Yên

Nguồn: Phòng Tổ chức, NHCSXH thị xã Phổ Yên

Theo quy trình trên, việc cho hộ nghèo vay vốn của NHCSXH thị xã Phổ Yên gồm 08 bước. Theo đó:

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn và đính kèm phương án sử dụng vốn vay theo mẫu số 01/TD gửi cho Tổ TK&VV. Trên giấy đề nghị vay vốn, người vay phải ghi các nội dung một cách đầy đủ, rõ ràng theo yêu cầu và có đầy đủ chữ ký của người vay.

Bước 2: Tiếp đó, Tổ chức Hội, đoàn thể quản lý chỉ đạo các Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn có sự chứng kiến của Trưởng các thôn, xóm, sau đó lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn mẫu 03/TD trình Uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của các hộ muốn vay cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn, gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD, mẫu số 03/TD và các giấy tờ có liên quan.

Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ. Bất cứ bộ hồ sơ nào chưa đúng quy định,

Tổ hướng dẫn lại các hộ hoàn thiện đầy đủ. Sau khi kiểm tra, các bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ sẽ được tổ trình Giám đốc phê duyệt cho vay theo mẫu số 04/TD gửi UBND cấp xã.

Bước 5: Sau khi nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD của NHCSXH, UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã/phường.

Bước 6: Đàon thể cấp xã sau khi nhận được thông báo mẫu số 04/TD từ UBND cấp xã/phường, Tổ chức Hội, sẽ thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Các tổ viên/hộ gia đình vay vốn được Tổ TK&VV thông báo số tiền hộ được vay, thời gian và địa điểm NHCSXH giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay tại điểm giao dịch xã/phường.

d. Phương thức cho vay

Từ ngày thành lập đến nay quy trình cho vay hộ nghèo được thực hiện theo Quyết định 316 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam gồm cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp nhờ các tổ chức khác.

+ Cho vay trực tiếp là đối tượng có nhu cầu đến trực tiếp ngân hàng để làm hồ sơ vay vốn, và nhận trực tiếp vốn từ ngân hàng. trực tiếp quản lý khoản vay của mình mà không thông qua tổ chức trung gian nào. Đây là một cách làm truyền thống của các ngân hàng.

+ Cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội là các đối tượng cần vay vốn khi vay NHCSXH phải làm đơn đề nghị vay vốn gửi đến tổ tiết kiệm và vay vốn. Sau khi tổ bình xét, các hộ có đủ điều kiện cho vay được cho vào danh sách vay vốn, gửi lên ban xóa đói giảm nghèo của phường, xã xem xét trước khi gửi lên cho để giải ngân tiền vốn đến tay khách hàng.

Hoạt động cho vay được đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2015 – 2018 đã có sự tăng trưởng cao, từ 03 chương trình nhận bàn giao ban đầu khi mới thành lập, đến cuối năm 2018

NHCSXH thị xã Phổ Yên đã thực hiện 13 chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh sinh viên; cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; cho vay hộ nghèo về nhà ở; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ cận nghèo; cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay thương nhân vùng khó khăn; cho vay hộ trồng rừng sản xuất, chăn nuôi; Nhà ở xã hội.

Đối tượng thụ hưởng chính sách đa dạng hơn; khối lượng tín dụng hàng năm tăng trưởng cao. Tổng dư nợ đến 31/12/2015 đạt 1.347 tỷ đồng, tăng 952 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với năm 2011, trên 350.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách có quan hệ vay vốn ở tất cả các vùng trong tỉnh; trong đó, cho vay hộ nghèo chiếm 80% trong tổng dư nợ của Ngân hàng.

Bảng 3.3: Doanh số cho vay giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 Bình quân Tổng doanh số cho vay 451.107 571.780 699.340 126,75 122,31 124,53 Cho vay hộ nghèo 187.735 228.548 242.290 121,74 106,01 113,88 Nguồn: NHCSXH thị xã Phổ Yên

Những năm gần đây, NHCSXH thị xã Phổ Yên đã đẩy mạnh các chương trình tín dụng dành cho hộ nghèo và 12 đối tượng chính sách khác. Trong đó, số tiền dành cho đối tượng người nghèo luôn chiếm tỷ lệ lớn. Doanh số cho vay hộ nghèo giảm dần từ năm 2016-2018 liên tục tăng cao, nhưng xét về tỷ lệ so với tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay hộ nghèo lại có xu hướng giảm. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy các chương trình tín dụng an sinh xã hội của

NHCSXH thị xã Phổ Yên đã và đang hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát đến đời sống của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Các hộ nghèo, đối tượng chính sách được tạo điều kiện có vốn, kinh doanh sản xuất, cải thiện cuộc sống. Nhờ đó, tiến trình xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh và các hộ thoát nghèo, hộ khá, giàu đều có dấu hiệu tăng tích cực.

Đối với cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội:

Do địa bàn hoạt động của NHCSXH thị xã Phổ Yên rộng và để tạo điều kiện cho hoạt động vay vốn được hiệu quả, phủ rộng khắp cả địa bàn, NHCSXH thị xã Phổ Yên thực hiện chuyển vốn vay đến các đối tượng vay qua hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)