CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty cổ phần
4.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu hồi công nợ
Từ những phân tích ở trên, ta thấy rằng công ty đang rơi vào tình trạng nợ nhiều, khả năng thanh toán kém, quy mô vốn tăng mạnh nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại không cao một phần nhiều là do các khoản phải thu khách hàng của công ty lớn, vốn bị chiếm dụng nhiều. Công ty cần phải nâng cao quy trình QLTC thông qua việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn như cần giảm tỷ trọng các khoản phải thu, thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra các khoản phải thu để tránh bị chiếm dụng vốn, tránh thất thoát.
Thời gian tới, công ty cần đánh giá lại các khoản phải thu để có biện pháp xử lý thích hợp đối với từng khoản, và có giải pháp xử lý dứt điểm với các khoản nợ khó đòi, đảm bảo thu hồi đối với những khoản nợ hiện tại. Bên cạnh đó, công ty cần đánh giá uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng mới và bạn hàng cũ lựa chọn đối tác cẩn trọng để đảm bảo thu hồi vốn, công ty tuyệt đối không nên chạy theo lợi nhuận mà xem nhẹ công tác này. Công ty cần tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ, nếu việc thu hồi chậm hoặc không thu hồi được sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình kế hoạch tài chính của Công ty. Muốn vậy, Công ty phải cần phải đề ra những chính sách khuyến khích, thưởng phạt trong việc thanh toán các khoản công nợ này. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là không thể thiếu, nó có thể làm cho Công ty đứng vững trên thị trường và trở nên lớn mạnh, thịnh vượng nhưng cũng có thể đem đến cho Công ty những rủi ro kinh doanh. Vì thế để phát huy mặt tích cực của công việc này, Công ty cần phải nắm bắt được năng lực trả nợ của bạn hàng, tinh thần trách nhiệm trả nợ của bạn hàng, các tài sản riêng có thể dùng để đảm bảo cho các khoản nợ, khả năng phát triển và xu thế phát triển của ngành nghề kinh doanh của bạn hàng. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho Công ty thu hồi được vốn và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đối với việc hoạch định chính sách công nợ: Công ty cần phát huy thế mạnh vốn có của mình về uy tín, kinh nghiệm chuyên ngành; về khả năng đáp ứng như cầu khách hàng; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; chất lượng phục vụ tốt hơn các đối thủ cạnh tranh khác cùng kinh doanh trên thị. Công ty phải giám sát có hiệu quả nhất các khoản phải thu của mình nhằm đảm bảo rằng Công ty viết hóa đơn và thanh toán cho các khách hàng đúng thời hạn cam kết và có thể nhận được các khoản thanh toán đúng hạn. Để khắc phục tình trạng công nợ, trong những năm tới, Công ty cần tiến hành các giải pháp:
- Sắp xếp các khoản thu theo đối tượng và thời gian bị chiếm dụng để tiện theo dõi và đôn đốc khách hàng trả tiền, đối với nợ cũ cần thu hồi một cách dứt điểm. Qua đó, các khoản nợ được phân loại thành các khoản nợ trong hạn, các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ khó đòi. Trường hợp, các khoản nợ không đòi
được cần có biện pháp xử lý và trích lập dự phòng tài chính theo đúng quy chế hiện hành. Việc bán hàng có giá trị lớn phải đi kèm với các biện pháp đảm bảo thanh toán như có tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tốt việc đối chiếu công nợ theo hàng tháng hoặc hàng quý đối với từng hợp đồng, từng khách hàng cụ thể.
- Để đảm bảo an toàn về tài chính, Công ty cần có quy định cụ thể đối với các bộ phận bán hàng, quản lý công nợ về trách nhiệm, quyền hạn được quyết định bán hàng, cho nợ, gắn công tác tiếp thị, tìm hiểu thông tin về khách hàng với công tác hoạch định chính sách nợ và quản lý theo dõi thu hồi nợ. Phòng Tài chính kế toán chịu trách nhiệm cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về khách hàng nợ, số dư nợ và thời hạn nợ để giúp công tác quản lý thu hồi nợ được kịp thời. Công ty phải gắn liền trách nhiệm cá nhân của các cán bộ bán hàng, người đề xuất, quyết định cho khách hàng nợ với các khoản nợ.
- Công ty cũng cần có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm hoặc hợp tác với khách hàng trong việc thanh toán các khoản phải thu. Công ty nên sử dụng các biện pháp chiết khấu tiền mặt để khuyến khích khách hàng thanh toán trước ngày đến hạn, hoặc đặt hàng với số lượng lớn. Tỷ lệ chiết khấu này được xác định dựa trên lãi suất ngân hàng, tình hình lạm phát để đảm bảo vừa khuyến khích được khách hàng vừa đảm bảo được lợi nhuận của Công ty và chỉ nên bán chịu hoặc chấp nhận cho những khách hàng lâu năm, có uy tín. Đối với những khách hàng mà Công ty chưa hiểu rõ thì nên có hình thức đảm bảo thanh toán thích hợp như thế chấp, trả trước tiền hàng.
- Đối với công nợ tạm ứng cho cán bộ nhân viên: Công ty cần làm rõ nội dung tạm ứng, thời hạn thanh toán tạm ứng và chỉ chi tạm ứng cho cán bộ, nhân viên để giải quyết công việc chung của Công ty, đồng thời chỉ giải quyết tạm ứng khi cán bộ, nhân viên đã hoàn thành, trả hết số nợ tạm ứng của lần tạm ứng trước đó tránh gây lãng phí nguồn vốn của công ty trong khi công ty còn đang phải đi vay vốn để triển khai dự án.