Xây dựng các quy chế, chính sách phù hợp với quản lý chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần 136 Việt Nam (Trang 89 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty cổ phần

4.3.3 Xây dựng các quy chế, chính sách phù hợp với quản lý chi phí

Nhằm thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Công ty cần phải giảm các loại chi phí : như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tiền lương, chi phí nguyên vật liệu... Để quản lý chi phí hiệu quả Công ty cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:

Công ty phải có quy định cụ thể về chi tiêu tài chính, khoán chi phí đối với từng phòng ban chuyên môn, khoán theo sản lượng... Chi tiêu phải đúng nguyên tắc, theo chế độ, quy định của Công ty và Nhà nước. Các khoản chi phí phải có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp pháp theo quy định trong đó cần đặc biệt quan tâm đến việc kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các hoá đơn đầu vào (hoá đơn giá trị giá tăng).

Công ty nên thường xuyên đánh giá các chi phí chung để cắt giảm những chi phí không cần thiết. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết có tác động trực tiếp tới lợi nhuận của Công ty. Để thực hiện được nhiệm vụ này Công ty cần xây dựng cơ chế quản lý, điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Những tài sản của Công ty không được dùng cho mục đích sinh lời và hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện tại chỉ lưu kho thì Công ty cần tiến hành biện pháp thanh lý.

Việc hạch toán, phân bổ chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của Nhà nước. Đối với các khoản chi phí liên quan đến nhiều loại hình SXKD cần tìm được tiêu thức phân bổ cho từng loại hình một cách khoa học tránh tình trạng do ý muốn chủ quan của Công ty mà hạch toán, phân bổ chi phí không đúng để ảnh hưởng đến kết việc xác định quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đối với chi phí tiền lương và chi phí khác cho người lao động đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh. Mặc dù trên cơ sở thực tế, Công ty đã có dự thảo về khoán quỹ lương theo đơn giá chi tiết cho từng phòng ban chuyên môn, có quy chế trả lương đối với người lao động nhưng quá trình thực hiện

đã bộc lộ rất nhiều hạn chế gây khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng SXKD. Để giảm chi phí tiền lương và để tiền lương là đòn bẩy kích thích năng suất lao động, Công ty cần có kế hoạch và biện pháp tinh giảm bộ máy văn phòng theo hướng gọn nhẹ, chuyên nghiệp, hợp lý và khoa học, cần phải đánh giá lại khối lượng công việc, mức độ phức tạp về nghiệp vụ của từng phòng ban, trên cơ sở đó định ra mức khoán cụ thể về tiền lương của từng phòng ban, từng cá nhân cho phù hợp với sức lao động của người lao động thực tế bỏ ra.

Đối với các phòng ban chuyên môn, trưởng phòng được quyền bố trí lao động. Ngoài ra, Công ty cần trích một phần quỹ lương để thu hút người lao động có tay nghề cao và định kỳ thưởng cho những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích. Đi kèm với đó là việc thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời giải quyết các xung đột, mâu thuẫn phát sinh làm mất đoàn kết nội bộ.

Đối với một số khoản chi phí khác như chi phí tiếp khách, hội nghị, phương tiện đi lại, công tác phí... đây là các khoản phí rất dễ gây lãng phí. Vì vậy Công ty cần thiết phải có các quy định hết sức cụ thể, hợp lý để quản lý các khoản chi phí này thông qua hệ thống định mức, khống chế chi phí tối đa và tăng cường kiểm tra để tránh chi tràn lan, không hiệu quả, không đúng mục đích.

Tổ chức hợp lý các mặt hoạt động SXKD sẽ giảm được rất nhiều các khoản chi phí nằm trong gía thành sản phẩm và ảnh hưởng tích cực tới việc hạ thấp giá thành sản phẩm đồng thời doanh thu bán hàng và lợi nhuận cũng được thực hiện nhanh chóng khiến cho DN có đủ vốn để thỏa mãn các nhu cầu cho hoạt động SXKD. Công ty cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, dự đoán tiến độ thực hiện dự án để lập kế hoạch dự trữ chính xác, giảm thiểu tối đa chi phí liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần 136 Việt Nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)