Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần 136 Việt Nam (Trang 92 - 97)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty cổ phần

4.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát tổ chức thực hiện quản lý tài chính của DN, Công ty thường xuyên đẩy mạnh thực hiện công tác này để kịp thời có những biện pháp xử lý phù hợp với yêu cầu của SXKD, phù hợp với các quy định và pháp luật của Nhà nước. Công ty cần tích cực xây dựng và ban hành các quy chế về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm soát đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ Công ty thông qua kiểm soát viên, có như vậy mới bảo đảm hoạt động tài chính của Công ty được lành mạnh hóa, có nề nếp và ổn định, các hoạt động tài chính kế toán được tiến hành hiệu quả. Để bảo đảm việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ có hiệu quả, cần tăng cường hoạt động của kiểm soát viên Công ty, nâng cao chất lượng kiểm soát viên.

Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán và kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm thông tin kế toán được cung cấp kịp thời, chính xác, đúng với quy định về pháp luật, về chế độ kế toán hiện hành. Điều này, đòi hỏi Công ty phải xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính nội bộ. Trong kế hoạch, cần xác định rõ:

- Hình thức kiểm tra; thời gian kiểm tra; người chịu trách nhiệm khi kiểm tra ở từng khâu công việc…

- Xác định đối tượng chính của kiểm tra là các Báo cáo kế toán, Sổ sách kế toán, Chứng từ kế toán, Vốn- Tài sản và tình hình sử dụng vốn, tài sản… Công tác kiểm tra kế toán thường áp dụng phương pháp đối chiếu, so sánh. Cần đối chiếu giữa các Chứng từ kế toán, Sổ sách kế toán, các Báo cáo kế toán với nhau; đối chiếu số liệu kế toán với thực tế hoạt động SXKD, với các khoản chi tiêu thực tế của Công ty xem có đúng với chế độ tài chính kế toán hiền hành hay không.

Hệ thống kế toán cần phải được xây dựng phù hợp với các yêu cầu, đặc điểm của Công ty. Công ty cần vận dụng có chọn lọc thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kế toán, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện chế độ kế toán của Bộ tài chính ban hành và phù hợp với tình hình SXKD của Công ty. Cơ chế QLTC của Công ty cần quy định rõ về trách nhiệm chấp hành các quy chế, pháp luật kế toán của Nhà nước như : công tác hạch toán kế toán, thời gian lập báo cáo kế toán, mẫu biểu kế toán, … Công ty cần có quy định rõ và yêu cầu thực hiện chặt chẽ về thời gian, cách thức lập báo cáo kế toán, quyết toán, lập kế hoạch tài chính để kịp thời điều chỉnh phân tích tình hình SXKD nhằm cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.

Công ty cần ban hành chế độ nội bộ về công tác kế toán quản lý áp dụng cho toàn Công ty bởi công tác này giúp cho Công ty điều hành một cách toàn diện hơn các hoạt động SXKD.

Hệ thống kế toán cũng cần được sửa đổi dựa theo một số nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ hạch toán, kế toán phải hạch toán đến từng hạng mục công trình, từng dự án và kế toán phải là công cụ đắc lực để Ban Giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch và định hướng chiến lược kinh doanh. Hệ thống mẫu biểu, báo cáo gọn nhẹ, đầy đủ được ứng dụng báo cáo trên mạng với phần mềm kế toán Misa.

Các nhân viên tài chính kế toán, cán bộ quản lý tài chính được quan tâm và có các chiến lược đào tạo nâng cao theo những lộ trình cụ thể để có những đội ngũ làm công tác kế toán tài chính đủ sức đảm đương những nhiệm vụ trong thời gian tới.

định. Đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư phát triển , nâng cấp phần mềm kế toán, phần mềm quản lý công việc tiên tiến, an toàn, chính xác, nhanh chóng để sử dụng một cách có hiệu quả, nâng cao hiệu suất làm việc.

Công tác tài chính và công tác kiểm toán nội bộ cũng cần được thực hiện một cách chặt chẽ hơn. Công ty cần có quy định cụ thể được xây dựng trên cơ sở chế độ kiểm soát chung của Nhà nước trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại, quy định này vừa mang tính chất hướng dẫn thực hiện đúng chế độ mà còn là những chuẩn mực để xử lý một cách nhanh chóng những vi phảm xảy ra, tránh hiện tượng vi phạm kéo dài gây tổn thất cho Công ty và các nhà đầu tư.

Công ty cần thực hiện chế độ công khai báo cáo tài chính kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính kế toán bao gồm : các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các chỉ tiêu đảm bảo cho Ban Giám đốc, người đầu tư và các đối tượng có liên quan có thể nắm bắt được tình hình tài chính để đưa ra các quyết định của mình.

Công tác kiểm tra, kiểm soát tổ chức thực hiện quản lý tài chính của Công ty cần phải bảo đảm sự thống nhất, tránh chồng chéo, bảo đảm tính hợp pháp của công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đền lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý tài chính tại Công ty Cổ Phần 136 Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau :

1. Quản lý tài chính luôn giữ vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít các thách thức, khó khăn nhất là công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác quản lý tài chính. Hiệu quả quản lý tài chính liên quan đến các vấn đề quan trọng của Công ty như xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý nguồn vốn, phương thức huy động vốn, công tác kiểm tra kiểm soát tài chính...

2. Quản lý tài chính của công ty đã đạt được một số thành tựu như : công ty đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, sử dụng thông tin trong công tác phân tích tài chính đáng tin cậy phản ánh xác thực tình hình tài chính của công ty, làm cơ sở cho việc ra quyết định quản lý.

3. Một số hạn chế trong quản lý tài chính của công ty được tác giả chỉ ra như : Công ty chưa có chiến lược tài chính tổng thể, quản lý thu hồi công nợ chưa sát sao, định mức chi phí chưa phù hợp với sự biến động của thị trường, chưa phát triển tốt quan hệ với thị trường tài chính và công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính chưa được thực hiện triệt để.

4. Trên cơ sở các thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Công Ty CP 136 Việt Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp về xây dựng chiến lược tổng thể, quản lý tốt thu hồi công nợ, duy trì mối quan hệ tài chính và tăng cường công tác kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại công ty.

Tuy nhiên với lượng thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong học tập song không thể tránh khỏi các sai sót nhất định trong quá trình thực hiện. Tác giả rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của các Thầy (Cô giáo), bạn đọc và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Đức Anh, 2016. Quản lý tài chính tại công ty Cổ phần công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa dầu khí. Luận văn Thạc sĩ, TrườngĐại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. Phạm Trọng Dương, 2015. Quản lý tài chính tại Công ty thủy lợi huyện Kim Bảng, Hà Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2013. Giáo trình Khoa học quản lý II.

Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

4. Vũ Duy Hào và Đàm Văn Huệ, 2009. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

5. Vũ Thái Hằng, 2015. Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Lương Thị Thu Hiền, 2014. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH Một Thành Viên 95 - Tổng cục công nghiệp Quốc phòng. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên.

7. Vũ Thị Hoa, 2016. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dầu khí quốc tế PS. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lao động - Xã hội.

8. Phạm Thị Vân Huyền, 2017. Bài viết Quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường Học viện Ngân hàng.

9. Đào Thị Diễm Hương, 2017. Quản lý tài chính tại công ty TNHH Tuấn Tú Phú Thọ. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Kiều, 2014. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

11. Nguyễn Thị Minh, 2014. Quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Dương Kim Ngọc, 2015. Cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty cổ phần Sông Đà. Luận án Tiến sĩ, Trường Học viện chính trị quốc gia HCM.

13. Tào Hữu Phùng, 2003. An ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

14. Nguyễn Thị Thanh Phương, 2017. Những hạn chế trong công tác kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp xây dựng. Tạp chí tài chính, số tháng 10 năm 2017. 15. Nguyễn Văn Quang, 2015. Quản lý tài chính ở Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn

thông Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Đỗ Thị Thủy, 2015. Quản lý tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

tài chính tại công ty Cổ phần Xây dựng 258 Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thăng Long.

17. Nguyễn Xuân Thành, 2017. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng Phục Hưng 8. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lao động - Xã hội.

18. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2016. Quản trị tài chính doanh nghiệp và hệ công cụ quản trị tài chính. Tạp chí kế toán và kiểm toán, số tháng 5 năm 2016.

19. Lê Anh Tuấn, 2015. Phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng - Coninco. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

20. Vũ Công Ty và Bùi Văn Vần, 2011. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

21. Trần Thị Hoàng Yến, 2016. Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Nguyễn Ngọc. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Bộ Tài Chính, 2013. TT89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. Hà Nội.

23. Bộ Tài Chính, 2013. TT45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về ban hành chế độ quản lý, dử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Hà Nội.

24. Bộ Tài Chính, 2015. TT09/2015/TT-BTC ngày 29/1/2015 về hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt. Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần 136 Việt Nam (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)