7. Kết cấu của luận văn
1.4. Nội dung tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
được thực hiên tốt thì sẽ giúp cho tổ chức giảm được các chi phí do phải tuyển chọn lại, đào tạo lại và các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc. Tuyển dụng tốt còn tạo dựng được đội ngũ nhân sự kế cận để bổ sung các vị trí lãnh đạo sau này.
1.4. Nội dung tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ủy ban nhân dân huyện
Hiện nay chưa có quy định riêng về nội dung, quy trình tuyển dụng công chức hành chính cấp huyện mà việc tuyển dụng đối tượng công chức này vẫn thực hiện giống như công chức hành chính cấp tỉnh và cấp trung ương nên nội dung, quy trình và các bước thực hiện công chức các cấp đều cơ bản giống nhau, cụ thể:
1.4.1. Xác định nhu cầu
Đây là bước đầu tiên trong quy trình tuyển dụng công chức, để xác định được đầy đủ, chính xác được nhu cầu tuyển dụng công chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành rà soát đội ngũ công chức hiện có của đơn vị mình, xác định nhu cầu từng vị trí việc làm có nhu cầu tuyển dụng. Việc xác định nhu cầu phải căn cứ vào thực trạng đội ngũ công chức chức hiện có, chỉ tiêu biên chế công chức được giao. Quá trình rà soát phải xác định được số lượng biên chế công chức được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, số lượng công chức đang có mặt và số lượng biên chế còn thiếu, số biên chế sắp đến tuổi nghỉ hưu trong vòng 06 tháng trở lại. Trong điều kiện hiện nay đang thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì số nhân sự tuyển dụng mới không được quá 50% số nhân sự đã thực hiện tinh giản biên chế hoặc nghỉ hưu hoặc thôi việc, theo nguyên tắc “ra 2 vào 1”. Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm của vị trí có nhu cầu
cần tuyển theo từng ngạch công chức, xác định nhu cầu tuyển dụng như trình độ, chuyên ngành trên cơ sở bản mô tả công việc của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Sau khi ra soát trên cơ sở các nguyên tắc trên, các huyện mới xác định được chính xác nhu cầu, số lượng và điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng viên chức của đơn vị mình.
1.4.2. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển
Thông báo tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải được đăng tải ít nhất trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng là báo viết, báo nói, báo hình; đồng thời phải đăng trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức trong thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.
Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc.
Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: Điều kiện đăng ký dự tuyển; Số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch công chức; Nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời hạn nhận hồ sơ và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển, số điện thoại liên hệ; Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển; lệ phí thi tuyển hoặc xét tuyển.
1.4.3. Tổ chức tuyển dụng
Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện
- Thời gian các môn thi trong kỳ thi tuyển công chức
+ Môn kiến thức chung: thi viết thời gian 180 phút đối với ngạch chuyên viên; 120 phút đối với ngạch cán sự hoặc tương đương;
+ Môn nghiệp vụ chuyên ngành, gồm 02 bài: Bài thi viết: thời gian 180 phút đối với ngạch chuyên viên; 120 phút đối với ngạch cán sự và tương đương; Bài thi trắc nghiệm: thời gian 45 phút đối với ngạch chuyên viên; 30 phút đối với ngạch cán sự và tương đương.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành trong kỳ thi tuyển công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. Đối với trường hợp thi tuyển công chức vào vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học thì môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Thời gian thi ngoại ngữ hoặc tin học do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
+ Môn ngoại ngữ tiếng Anh, bằng hình thức thi viết (môn thi để tính điểm điều kiện): thời gian 90 phút đối với ngạch chuyên viên; 60 phút đối với ngạch cán sự và tương đương.
Đối với trường hợp thi tuyển công chức vào vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số thì môn thi ngoại ngữ được thay thế bằng thi tiếng dân tộc thiểu số. Thời gian thi tiếng dân tộc thiểu số do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
+ Môn tin học văn phòng (môn thi để tính điểm điều kiện): thi trắc nghiệm, thời gian 45 phút đối với ngạch chuyên viên; 30 phút đối với ngạch cán sự và tương đương.
- Điều kiện miễn thi một số môn: Người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển công như sau: Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; Miễn thi môn tin học Văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
- Cách tính điểm: Bài thi được chấm theo thang điểm 100, điểm các môn thi được tính như sau:
+ Môn kiến thức chung: tính hệ số 1;
+ Môn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1;
+ Môn ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi.
Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành cộng với điểm ưu tiên.
1.4.4. Thông báo kết quả tuyển dụng
Sau khi ngày thi tuyển, Hội đồng tuyển dụng công chức Quyết định thành lập Ban Chấm thi để tổ chức chấm bài thi tuyển công chức. Sau khi tổ chức chấm thi xong, Trưởng ban phách niêm phong danh sách thí sinh sau khi ghép phách và bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi để tổ chức tổng hợp kết quả thi sau khi ghép phách và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi và trình cấp có thẩm quyền công nhận kết quả kỳ thi và thông báo rộng rãi đến người dự tuyển qua các phương tiện thông tin đại chúng
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển đến Hội đồng thi. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn đề nghị phúc khảo.
Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban phúc khảo, không bao gồm những thành viên đã tham gia vào Ban chấm thi; kết quả chấm phúc khảo được tổng hợp vào kết quả thi, Chủ tịch Hội đồng thi báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét và thông báo kết quả chấm phúc khảo cho người có đơn đề nghị phúc khảo. Sau đó, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả chấm phúc khảo, người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức phải trình người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả kỳ thi.
1.4.5. Quyết định tuyển dụng và nhận việc
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển. Hồ sơ dự tuyển phải được bổ sung để hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng, bao gồm: Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.
Trường hợp người trúng tuyển có lý do chính đáng mà không thể đến hoàn thiện hồ sơ dự tuyển thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển.
Sau khi nhận đủ hồ sơ dự tuyển của người trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyển bảo đảm chính xác theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, trong thời hạn 15 ngày làm việc, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải ra quyết định tuyển dụng đối với người trúng tuyển; trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định
hủy kết quả trúng tuyển và có văn bản báo cáo người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
1.4.6. Tập sự
Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Thời gian tập sự được quy định như sau: 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức ngạch chuyên viên; 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức ngạch cán sự. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Nội dung tập sự: Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng; Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng; Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về tuyển dụng công chức và bài học cho Cao Bằng
1.5.1. Kinh nghiệm tỉnh Hà Nam
Năm 2017 Thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam trên cơ sở nhu cầu của các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch tuyển dụng công chức hành chính cho các đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh, việc tuyển dụng được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển. Tổng số nhu cầu là 180 chỉ tiêu trình độ đại học. Các nội dung như đối tượng đăng ký dự thi, những người không được đăng ký dự thi đều thực hiện theo các quy định của pháp luật. Tất cả các nội dung công việc liên quan đến người dự tuyển trong quá trình thi tuyển như Kế hoạch, nhu cầu, thông báo tuyển dụng,
danh mục tài liệu ôn tập các môn thi, hình thức thi được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh như Báo Hà Nam, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nam, công thông tin điện tử tỉnh, công thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam…
Về yêu cầu trình độ đối với người dự tuyển, tỉnh Hà Nam chỉ thực hiện tuyển dụng đối với các vị trí việc làm có trình độ đại học tương đương với ngạch chuyên viên, còn các trình độ thấp hơn như cao đẳng, trung cấp thì không tuyển. Việc tuyển dụng người có trình độ đại học trở lên chứng tỏ mặt bằng chung đội ngũ công chức tỉnh Hà Nam đến nay cơ bản đã chuẩn hóa, đây là một điểm thuận lợi cho tỉnh trong quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc. Kế hoạch tuyển dụng của tỉnh được xây dựng và thực hiện chung cho cả đối tượng là các cơ quan hành chính cấp huyện và cấp tỉnh. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các địa phương trong cả nước bởi các địa phương đều không thực hiện phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý nên việc xây dựng Kế hoạch tuyển dụng riêng cho các đối tượng công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hoặc cấp huyện là rất khó khăn, tốn kém cả về kinh phí cũng như các điều kiện về nhân lực, vật chất phục vụ kỳ thi.
Về môn thi: Các môn thi thực hiện theo Luật cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định 24/2010/NĐ-CP, cụ thể môn kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành, ngoại ngữ và tin học, trong đó môn nghiệp vụ chuyên ngành thi 02 bài, 01 bài viết và 01 bài trắc nghiệm, môn ngoại ngữ được ấn định là thi tiếng Anh. Quy định này có một chút khác biệt so với quy định của nghị định 24/2010/NĐ- CP là môn ngoại ngữ thí sinh được chọn thi một trong 05 thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung quốc, Đức. Ấn định thi môn tiếng Anh tuy thuận lợi cho người làm công tác thi tuyển, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong kỳ thi nhưng lại phần nào hạn chế số lượng người dự tuyển bởi không phải ai cũng học và biết tiếng Anh đủ để đăng ký dự tuyển công chức.
Về hình thức thi: Để hạn chế tối đa các sai sót và tiêu cực trong quá trình tổ chức thi, các môn thi trắc nghiệm đều thực hiện thi và chấm điểm trên máy,
cụ thể: Môn nghiệp vụ chuyên ngành thực hiện 01 bài thi viết, thời gian 180 phút theo thông lệ và 01 bài thi trắc nghiệm trên máy tính thời gian 30 phút; Môn ngoại ngữ, hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, thời gian 30 phút; Môn