7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
2.2.4. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức
Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức hành chính cấp huyện của tỉnh Cao Bằng thực hiện đúng theo các văn bản pháp luật tuyển dụng của Trung ương.
Từ năm 2013 đến năm 2017 tỉnh Cao Bằng đã tổ chức 4 kỳ thi tuyển công chức hành chính cho các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh trong đó có công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cả 4 kỳ thi đều áp dụng phương pháp xác định người trúng tuyển nêu trên. Kết quả tuyển dụng thể hiện như sau:
Bảng 2.7. Kết quả tuyển dụng công chức hành chính cấp huyện, 2013- 2017
(Đơn vị tính: người) Năm Chỉ tiêu tuyển dụng Số thí sinh đăng ký dự tuyển Tin học, Ngoại ngữ Kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành Số thí sinh trúng tuyển Số thí sinh đạt 50 điểm trở lên Chiếm tỷ lệ % Số thí sinh đạt 50 điểm trở lên Chiếm tỷ lệ % 2013 57 217 84 38,7 70 32,3 22 2014 43 369 193 52,3 312 84,6 35 2015 18 223 87 39,0 31 13,9 10 2017 38 359 260 72,4 27 7,5 23
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng)
Bảng 2.7 cho thấy, tỷ lệ thí sinh dự tuyển công chức cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thi đạt 02 môn điều kiện là Tin học và Ngoại ngữ phần lớn chiếm
tỷ lệ thấp và không ổn định, cứ một năm thấp thì năm sau lại cao hơn, cụ thể năm 2013 chỉ có 38,7% thí sinh đạt 50 điểm trở lên mỗi môn, đến năm 2014 tăng lên 52,3%, đến năm 2015 lại thấp xuống chỉ còn 39,0% nhưng kỳ thi tuyển gần đây nhất là năm 2017 lại tăng lên rất cao đến 72,4%. Từ năm 2015 trở về trước thí sinh chủ yếu thi trượt môn ngoại ngữ, còn kỳ thi năm 2017, phần lớn thí sinh lại không qua môn Tin học do lần đầu tiên Cao Bằng tổ chức thi Tin học bằng phương pháp thi thực hành trên máy nên nhiều thí sinh còn lúng túng với hình thức thi này. Đối với môn Tiếng Anh, lượng thí sinh đạt 50 điểm nhiều hay ít phụ thuộc vào độ khó của đề thi qua các năm. Nếu năm nào đề thi ra đúng chuẩn trình độ B thì nhiều thí sinh trượt, còn nếu năm nào đề thi ra thấp hơn trình độ B một chút thì có nhiều thí sinh đạt 50 điểm trở lên.
Đối với 02 môn Kiến thức chung và nghiệp vụ chuyên ngành, có thể thấy số thí sinh đạt 50 điểm ở cả 03 bài thi luôn chiếm tỷ lệ rất thấp và giảm qua các năm. Năm 2013 chỉ có 32,3%, năm 2015 chỉ có 13,9% và cá biệt năm 2017 chỉ có 7,5% thí sinh đạt 50 điểm trở lên ở cả 03 môn thi. Các bài thi làm thí sinh trượt nhiều chủ yếu rơi vào bài thi viết Tự luận chuyên ngành và Kiến thức chung. Sở dĩ năm 2014 số thí sinh đạt trên 50 điểm ở cả 03 bài thi cao vọt lên tới 84,6% là do kỳ thi tuyển năm 2014 Hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh công bố ngân hàng câu hỏi các môn thi viết như: Kiến thức chung và môn tự luận chuyên ngành lên mạng. Nhờ có hệ thống ngân hàng câu hỏi các môn thi viết được công bố mà thí sinh đương nhiên được giới hạn ôn tập, rất nhiều nội dung trong tài liệu ôn tập được khoanh vùng do đó thí sinh học và thi một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên qua kỳ thi tuyển năm 2014 Hội đồng tuyển dụng công chức nhận thấy việc công bố ngân hàng câu hỏi có khá nhiều bất cập như làm gia tăng lượng thí sinh mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi, do hệ thống ngân hàng câu hỏi ngắn hơn tài liệu rất nhiều do đó việc giới hạn ngân hàng câu hỏi không làm cho thí sinh có kiến thức toàn diện về môn thi.
Từ thực trạng trên có thể thấy trong kỳ thi tuyển lượng thí sinh đạt điểm cao nhiều hay ít ngoài do chủ quan về ý thức học tập của thí sinh ra thì cách thức tổ chức thi và ra đề của cơ quan tổ chức thi tuyển chiếm vai trò rất lớn. Trong
mỗi kỳ thi tỉ lệ thí sinh đăng ký thi tuyển thường rất cao, tỷ lệ ”chọi” thường dao động từ 8 đến 12 thí sinh trên 01 chỉ tiêu. Cơ quan tuyển dụng thường kỳ vọng rất lớn vào nguồn tuyển nên có xu hướng giới hạn nội dung ông thi ”nặng” với hệ thống tài liệu khá dài, tuy nhiên kết quả điểm thi của thỉ sinh thường không được như kỳ vọng, tỷ lệ thí sinh đạt 50 điểm trở lên ở mỗi môn rất thấp từ đó dẫn tới hệ quả là không tuyển đủ chỉ tiêu mặc dù chỉ tiêu tuyển dụng ít mà nguồn tuyển lại dồi dào