Nhóm giải pháp chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, tỉnh cao bằng (Trang 90 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức các cơ

3.2.2 Nhóm giải pháp chuyên môn nghiệp vụ

- Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ tiến tới chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân sự làm công tác tuyển dụng. Đội ngũ công chức trực tiếp tham mưu thực hiện công tác tuyển dụng ở cấp tỉnh là Sở Nội vụ, ở cấp huyện là phòng Nội vụ cần được thường xuyên tham dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ về công tác tuyển dụng.

Đối với tỉnh Cao Bằng, trong thời gian qua, đội ngũ công chức tham gia thực hiện công tác tuyển dụng chưa được bố trí ổn định, chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa hình thành đội ngũ làm việc chuyên trách, trong khi công tác thi tuyển lại là công việc mới mẻ, đòi hỏi tính khoa học và tính chuyên môn hóa sâu, khối lượng công việc lại nhiều nên hiệu quả của việc tổ chức thi cũng như kết quả thi tuyển chưa đạt được như mong muốn. Với việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho các cán bộ làm công tác tuyển dụng công chức của tỉnh hằng năm sẽ tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện công tác tuyển dụng tại công chức hành chính của tỉnh nói chung và công chức hành chính cấp huyện nói riêng. Qua các lớp bồi dưỡng cũng là dịp để những người làm công tác tuyển dụng gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau và kiến nghị những bất cập còn tồn tại trong công tác tuyển dụng để đề xuất với cấp trên có phương hướng điều chính cho phù hợp.

- Nâng cao đạo đức công vụ của những người làm công tác tuyển dụng. Tỉnh Cao Bằng cũng phải đối mặt với tình trạng chung của cả nước đó là việc mong muốn tuyển người nhà, người thân vào cơ quan ở nhiều sở ngành, địa phương còn rất phổ biến. Chính vì thế, mỗi kỳ tuyển dụng trong công văn đăng ký nhu cầu của các địa phương phần lớn trong mục yêu cầu tuyển dụng vẫn rất chi tiết như phải là nam hay nữ, phải tốt nghiệp trường này, hệ kia, phải có hộ khẩu, có kinh nghiệm công tác… gây áp lực rất lớn cho người làm công tác tuyển dụng. Trong phạm vi một địa phương với nhiều mối quan hệ đan xen, người làm công tác tuyển dụng nói chung ở tất cả các cấp, các đơn vị phải chịu

sức ép rất lớn từ nhiều phía, từ lãnh đạo, từ bạn bè, từ người thân… Vượt qua được tất cả những vấn đề trên để thực hiện công tâm quy trình tuyển dụng thực sự là rất khó khăn cần sự quyết tâm chính trị từ phía người lãnh đạo.

Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng là công việc nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực hàng đầu trong công tác cán bộ. Trong quy trình tuyển dụng, nếu những người trực tiếp thực hiện các khâu trong công tác tuyển dụng chỉ cần thực hiện không đúng, không đầy đủ một khâu nào đó trong quy trình thì dù quy định pháp luật có chặt chẽ khoa học đến đâu thì kết quả tuyển dụng cũng khó mà khách quan. Do đó, yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức làm công tác thi tuyển tận tâm, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng là nhiệm vụ tối quan trọng. Tuyệt đối không để những công chức có biểu hiện nhũng nhiễu, vụ lợi làm công tác tuyển dụng. Việc giám sát chặt chẽ quy trình tuyển dụng chỉ là giải pháp không mong muốn, là giải pháp phòng ngừa. Để hạn chế tiêu cực phát sinh trong quy trình tuyển dụng trước hết xuất phát từ mong muốn của những người làm công tác tuyển dụng và quan trọng nhất là những người đứng đầu có thực sự mong muốn kỳ thi diễn ra một cách công bằng, khách quan hay không, có thực sự mong muốn tuyển được những người có đủ năng lực vào bộ máy hành chính của địa phương mình, ngành mình hay không. Để tổ chức được một kỳ thi công bằng, khách quan không chỉ đòi hỏi quyết tâm chính trị mà còn đòi hỏi sự tận tâm, tâm huyết với công tác này từ đó mới tuyển chọn những người thực sự có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có đạo đức công vụ trong sáng.

- Chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân sự tham gia các Ban giúp việc của Hội đồng thi tuyển. Để có thể ra được đề thi hay thì cần phải có người ra đề không những giỏi mà còn phải am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực được tuyển dụng thì nội dung đề thi mới có chất lượng, có tính chất phân hóa và chọn lựa được thí sinh thực sự hiểu vấn đề và có đầu óc khái quát. Đối với thành viên Ban Chấm thi, cũng tương tự, ngoài am hiểu về ngành, lĩnh vực tuyển dụng thì cần có từ duy linh hoạt, hiểu được nội dung vấn đề thí sinh trình bày để trong quá trình chấm thi không phụ thuộc quá vào cách dùng các câu, chữ trong bài thi

mà chấm mức độ hiểu bản chất vấn đề đến đâu để cho điểm. Việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân sự của Ban Đề thi và Ban Chấm thi là điều kiện để thực hiện đổi mới phương thức thi tuyển từ chỗ chỉ ra câu hỏi đóng theo hướng yêu cầu thí sinh trình bày thuần túy kết quả học thuộc lòng mà còn ra câu hỏi tình huống để kiểm tra kỹ năng phân tích tình huống và mức độ am hiểu vấn đề của thí sinh. Muốn ra được câu hỏi tình huống thì phải có đội ngũ những người chấm thi am hiểu vấn đề mới có thể chấm điểm chính xác mức độ làm bài của thí sinh. Đây là nội dung mà tỉnh Cao Bằng còn đang rất yếu bởi vậy trong thời gian tới cần có phương hướng chuyên nghiệp hóa đội ngũ này.

- Giảm tải nội dung thi: Qua các kỳ thi tuyển công chức của tỉnh Cao Bằng từ năm 2013 đến năm 2017 nhận thấy nội dung thi của thí sinh khá nặng, quá nhiều văn bản pháp luật, văn bản quản lý nhà nước yêu cầu thí sinh phải học và nhớ. Đối với môn nghiệp vụ chuyên ngành, có tài liệu dày tới 100 trang. Do vậy kết quả điểm thi các môn tự luận rất thấp, số thí sinh từ 50 điểm mỗi môn chỉ chiếm dưới 32%, cá biệt kỳ thi tuyển năm 2017 chỉ có 7,5 thí sinh đạt 50 điểm trở lên ở cả 03 môn thi. Vì thế trong những kỳ thi tuyển tới cần giảm tải cho nội dung thi cho thí sinh, tránh ôm đồm quá nhiều văn bản mà chỉ nên lựa chọn những văn bản gốc xuyên suốt được chức năng nhiệm vụ và chuyên môn của ngành. Nội dung thi cần thiên về giải quyết tình huống và kỹ năng nghề nghiệp thay vì yêu cầu nhớ hết các nội dung của Luật, Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn…

- Nghiên cứu, bổ sung thêm vòng phỏng vấn sau khi qua các khâu thi trên máy tính, thi viết để ngoài lựa chọn được những ứng viên có thái độ trách nhiệm với bản thân, với công việc thì vòng phỏng vấn sẽ đánh giá được cả các kỹ năng giao tiếp, ứng xử giữa của ứng viên. Thông qua phỏng vấn mới có thể nhận biết, lựa chọn được ứng viên có phẩm chất, năng lực, kỹ năng thực sự trong quan hệ giao tiếp, ứng xử của phù hợp nhất cho vị trí việc làm cụ thể cần tuyển dụng. Tuy nhiên việc phỏng vấn chỉ thực hiện đối với những thí sinh đạt trên 50 điểm ở mỗi bài thi và được không giao cho các huyện, thành phố hay cấp tỉnh thực hiện mà phải được thực hiện bởi một cơ quan độc lập không bị chi phối bởi các

yêu tố liên quan như người thân, họ hàng… Tốt nhất quy trình phỏng vấn nên giao cho một cơ sở đào tạo về nhân sự uy tín hoặc công ty chuyên về lĩnh vực tuyển dụng nhân sự thực hiện, có như vậy mới đảm bảo yếu tố khách quan của quá trình phòng vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, tỉnh cao bằng (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)