7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
2.2.6. Chất lượng công chức sau tuyển dụng
Từ năm 2013 trở lại đây tỉnh Cao Bằng thực hiện tuyển dụng công chức thông qua hình thức thi tuyển cạnh tranh theo vị trí việc làm thay vì xét tuyển dựa trên hồ sơ và điểm học tập như trước đây. Việc chuyển đổi phương thức tuyển dụng từ xét tuyển sang thi tuyển đã mang lại những kết quả tích cực như: hạn chế được tình trạng tuyển dụng người nhà, người thân quen, nâng cao ý thức tự giác của người tham gia dự tuyển... Nhờ đó chất lượng công chức được tuyển dụng được nâng cao không chỉ ở trình độ bằng cấp mà còn thể hiện qua năng lực công tác được cơ quan sử dụng đánh giá cao thể hiện qua kết quả khảo sát tại bảng 2.8.
Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả khảo sát chất lƣợng công chức đƣợc tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển từ năm 2013 đến năm 2017
Stt Nội dung đánh giá Ý kiến Tỷ lệ
% 1 Mức độ phù hợp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Phù hợp 81 90
- Tương đối phù hợp 9 10
- Không phù hợp 0 0
2 Thái độ phục vụ nhân dân
- Tốt 90 100
- Tương đối tốt 0 0
- Chưa tốt 0 0
3 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ
- Năng lực chuyên môn tốt, đáp ứng nhu cầu công việc 83 92,2
- Năng lực chuyên môn cơ bản đáp ứng nhu cầu công việc 7 7,8
- Năng lực chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu công việc 0 0
4 Tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ
- Có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ 90 100
- Tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chưa cao 0 0
- Chưa có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ 0 0
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả)
Kết quả điều tra, khảo sát trên được thực hiện trên 90 trường hợp công chức được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển từ năm 2013 đến năm 2017 đang công tác tại các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện tại 13 huyện, thành phố của tỉnh Cao Bằng. Đối tượng thực hiện việc đánh giá là lãnh đạo phòng, người trực tiếp quản lý và giao việc cho công chức, cụ thể là các trưởng phòng. Nội dung khảo sát là đánh giá chất lượng thực thi công chức thông qua các tiêu chí: Mức độ phù hợp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ với vị trí việc làm, Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và Tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Qua kết quả khảo sát có thể thấy phần lớn các công chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển đều được đánh giá tốt, thể hiện qua kết quả số liệu sau: Tỷ lệ công chức được đánh giá có trình độ chuyên môn nghiệp vụ với vị trí việc làm chiếm 90%; 100% công chức được đánh giá có tinh thần thái độ phục vụ nhân dân tốt, 92,2% công chức được đánh giá có năng lực chuyên môn nghiệp vụ và 100% công chức được đánh giá có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Không có đánh giá tiêu cực nào đối với đội ngũ công chức này, cụ thể như các mức đánh giá thấp như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ không phù hợp với vị trí việc làm; thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt; Năng lực chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu công việc và chưa có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đều không ghi nhận có trường hợp nào.
Phiếu điều tra khảo sát được phát cho người lãnh đạo trực tiếp của công chức, đánh giá, do đó kết quả khảo sát đã phản ánh được chính xác các mặt công tác của công chức. Kết quả trên một lần nữa khẳng định công tác thi tuyển công chức nếu thực hiện nghiêm túc và đúng theo các quy định của pháp luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và đòi hỏi của công việc trong tỉnh hình mới.