1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 10
Tại Việt Nam, vấn đề TNXH của DN (CSR) đã đƣợc biết đến từ những năm 90 của thế kỷ XX và có nhiều nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ cũng nhƣ của chính phủ nhằm nâng cao mức độ nhận thức và thúc đẩy việc thực thi CSR trong các DN ở Việt Nam. CSR là một vấn đề thực tiễn bức xúc đặt ra đòi hỏi chính phủ, cộng đồng DN cũng nhƣ xã hội quan tâm và thúc đẩy thực thi. Tuy nhiên, những nghiên cứu về CSR lại rất ít và chƣa mang tính hệ thông. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây:
(1) Nguyễn Đình Cung, Lƣu Minh Đức; 2008. TNXH của DN CSR – Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nƣớc.
Bài báo cung cấp một góc nhìn tự sự quan sát và các hiểu biết của tác giả về kinh nghiệm quốc tế về xử lý các vấn đề liên quan đến TNXH của DN. Đây chính là các bài tập tình huống có thật cho tình hình phát triển của Việt Nam hiện nay. Bài báo cũng nêu lên các góc độ và các bên hữu quan mà DN mà DN tác động hoặc có ảnh hƣởng đến DN. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến ngƣời tiêu dùng và việc nhận thức, sử dụng quyền của họ để đƣa ra các đòi hỏi chính đáng mà DN có trách nhiệm cả về pháp lý lẫn đạo đức phải thực hiện nhƣ một sự cam kết rằng DN hoạt động tôn trọng môi trƣờng, ngƣời tiêu dùng và các bên hữu quan khác.
(2) Phạm Văn Đức, 2010. TNXH của DN ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách. Tạp chí triết học, số 2.
Formatted: Font: Bold, Italic, Font color: Auto, (none)
Formatted: Font: Italic, Font color: Auto, (none)
Bài báo này tập trung phân tích nội dung TNXH của DN, vai trò của việc thực hiện TNXH của DN và một số vấn đề đặt ra trong thực thi TNXH của các DN ở Việt Nam. Theo tác giả, việc các DN thực hiện tốt TNXH không chỉ giúp bản thân DN phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ việc thực hiện TNXH của các DN và đánh giá khái quát tình hình thực thi TNXH của các DN ở Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cáp TNXH cuả các DN.
(3) Nguyễn Quang Vinh, 2009. Thực trạng TNXH của DN ở Việt Nam. Báo cáo tại hội thảo "TNXH DN và chiến lƣợc truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế" do VCCI hợp tác với chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức.
Trong báo cáo này, tác giả tổng kết bối cảnh của CSR, những hoạt động của các tổ chức quốc tế và trong nƣớc, những khung khổ pháp lý về CSR làm căn cứ triển khai các chƣơng trình CSR tại DN. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ những thách thức ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành và cấp độ DN trong việc nâng cao nhận thức và thực hiện CSR tại Việt Nam.
(4) Lê Minh Tiến, Phạm Nhƣ Hồ; 2009. TNXH của DN. NXB Tri Thức. Các tác giả quyển sách này giới thiệu những lối tiếp cận khác nhau về khái niệm "TNXH của DN", phân tích những tác động của các thành phần có liên quan đến DN, những diễn ngôn, những hành động và các khuynh hƣớng hiện nay, làm sáng tỏ những mâu thuẫn và các giới hạn của TNXH của DN trong mối tƣơng quan với các mục tiêu phát triển bền vững. Quyển sách này cũng đề xuất một cách nhìn mới về các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với xã hội, đồng thời cũng gợi mở những góc độ tƣ duy hữu ích cho cả giới nghiên cứu lẫn những ngƣời làm công tác thực tiễn (hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ,…).
(5) Shizuo Fukada, 2007. TNXH DN tại Việt Nam: thực tiễn, triển vọng và thách thức đối với các DN Nhật Bản. Báo cáo của CBCC về TNXH DN tại Việt Nam.
Tác giả của báo cáo tóm lƣợc một số vấn đề nhƣ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sau giai đoạn đổi mới, thực thi thực hiện CSR trong các DN Việt Nam và các DN Nhật Bản tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng làm rõ một số thách thức đặt ra cho các DN Nhật Bản trong việc thực thi CSR tại Việt Nam trong đó mức độ nhận thức thấp của các bên liên quan về những nỗ lực của DN là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến các hoạt động của DN. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để các DN Nhật Bản nâng cao hiêu quả các chƣơng trình CSR trong DN Nhật Bản tại Việt Nam nhƣ : thúc đẩy mối quan hệ giữa các DN với địa phƣơng; thắt chặt mối liên kết giữa trụ sở của donh nghiệp tại Nhật Bản và các chi nhánh ở nƣớc ngoài; phối hợp với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CSR tại khu vực châu Á và trên thế giới.
(6) Đào Quang Vinh, 2003. Báo cáo tóm tắt nghiên cứu TNXH DN tại các DN thuộc hai ngành dệt may và da giầy. Viện khoa học lao động và xã hội.
Tác giả trình bày bối cảnh của 2 ngành da giầy và dệt may Việt Nam, chỉ ra sự cần thiết tuân thủ các tiêu chuẩn về CSR và chỉ ra thực trạng về CSR trong hai ngành này của Việt Nam. Đồng thời, báo cáo cũng tổng kết những lợi ích mà các DN trong hai ngành có đƣợc từ những hoạt động CSR. Kết quả khảo sát trên 24 DN thuộc hai ngành dệt may và da giầy cũng đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chƣơng trình CSR, doanh thu của các DN này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hành xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, các DN còn có lợi trong việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của ngƣời lao động, thu hút đƣợc những lao động có chuyên môn cao.