1.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 19
1.3.4. Các công cụ thực hiện và đánh giá TNXH của DN 29
1.3.4.1. Các công cụ thực hiện TNXH của DN
Qua những khái niệm cơ bản ở trên có thể hiểu TNXH là những cam kết của DN đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác với ngƣời lao động, gia đình, cộng đồng, địa phƣơng và xã hội để cải thiện chất lƣợng cuộc sống của họ sao cho vừa có lợi cho DN vừa có ích cho sự phát triển của DN. Tuy nhiên, cách thức thực hiện TNXH ở mỗi DN lại không giống nhau, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: lĩnh vực hoạt động của DN, môi trƣờng hoạt động của DN, chính sách phát triển chung của địa phƣơng nơi DN hoạt động…Do đó DN cần căn cứ vào những đặc điểm riêng của mình để lựa chọn phƣơng thức thực hiện mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân DN và cho xã hội.
Dựa trên những nguyên tắc chung cho việc thực hiện TNXH mà Liên hiệp quốc đƣa ra, TNXH đã đƣợc cụ thể hóa thành các loại văn bản gọi là các
Formatted: Font color: Auto
Formatted: Heading 4, Left, Indent: First line: 0", Line spacing: single
bộ quy tắc ứng xử (CoC) để các DN lựa chọn áp dụng sao cho phù hợp nhất. Trên thế giới hiện nay có hai loại CoC, một là do các công ty đa quốc gia đƣa ra (có trên 1000 CoC loại này) và loại thứ hai do các tổ chức độc lập đƣa ra nhƣ WRAP, SA8000,…
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến đặc trƣng cơ bản của một số bộ CoC phổ biến hiện đang áp dụng ở Việt Nam
Tiêu chuẩn TNXH SA 8000 và WRAP
SA 8000 là một tiêu chuẩn quốc tế khuyến khích các công ty sản xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng việc thực hiện tại nơi làm việc mà xã hội có thể chấp nhận. Tiêu chuẩn SA 8000 do tổ chức TNXH quốc tế (SAI) – là một thành viên của Hội đồng về quyền ƣu tiên kinh tế - xây dựng năm 1998.
SA 8000 bao gồm các nội dung : lao động trẻ em, lao động cƣỡng bức, sức khỏe và an toàn lao động, tự do hiệp hội và thƣơng lƣợng tập thể, phân biệt đối xử, thi hành kỷ luật, giờ làm việc, tiền lƣơng và các hệ thống quản lý.
Cùng với việc thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến quyền của ngƣời lao động, SA 8000 tuân theo các thỏa ƣớc quốc tế hiện hành, bao gồm các công ƣớc của tổ chức Lao động quốc tế, Bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, và Công ƣớc của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
Cũng nhƣ SA 8000, bộ tiêu chuẩn WRAP (World Responsible Apperal Product) do tổ chức Worldwide Responsible Acredited Product ban hành, song đƣợc áp dụng riêng cho ngành dệt may. Ngoài 8 tiêu chuẩn giống nhƣ tiêu chuẩn SA 8000, WRAP còn có thêm 3 tiêu chuẩn là: Quấy rối và lạm dụng; Thuế quan và an ninh.
Hệ thống quản trị chất lƣợng ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lƣợng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa ngƣời
mua và ngƣời cung cấp (nhà sản xuất). ISO 9000 đƣa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lƣợng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hƣớng dẫn các tổ chức cũng nhƣ các DN xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của hệ thống chất lƣợng theo mô hình đã chọn.
Hệ thống quản trị môi trƣờng ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ thống quản lý môi trƣờng và cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các DN, giúp các cơ sở này nhận thức và quản lý đƣợc tác động của mình đối với môi trƣờng, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục có hành động cải thiện môi trƣờng. Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý môi trƣờng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe OHSAS 18001
Tiêu chuẩn đánh giá về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS) là một tiêu chuẩn quốc tế, xác định những yêu cầu liên quan đến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe, cho phép các tổ chức quản lý cả về các rủi ro vận hành và cải thiện kết quả kinh doanh của họ. Việc chứng nhận OHSAS 18001 thể hiện sự cam kết của một tổ chức trong việc cung cấp môi trƣờng làm việc an toàn và bảo vệ nhân viên của họ. Nó nhắm vào việc giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn và thiệt hại về con ngƣời, thiết bị, thời gian do tai nạn cũng nhƣ thiệt hại cho môi trƣờng.
Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn HACCP
HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System có nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy hiểm trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practices)
Thực hành tốt sản xuất (GMP) là hệ thống những quy định chung hay hƣớng dẫn nhằm đảm bảo các nhà sản xuất có thể cho ra sản phẩm:
- Đạt tiêu chuẩn chất lƣợng đã đăng ký - An toàn cho ngƣời sử dụng
Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC
Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC đƣợc thiết kế cho bất kỳ nhà cung ứng nào, không kể sản phẩm hoặc quốc gia xuất xứ, có cung cấp các sản phẩm thực phẩm cho các nhà bán lẻ Anh.
1.3.4.2. Các công cụ đánh giá TNXH của DN
Thực hiện TNXH DN dựa trên tinh thần tự nguyện và mang lại sự tốt đẹp cho xã hội. Tuy vậy, để thực hiện TNXH DN trở nên phổ biến và mang lại lợi ích thực sự cho DN, cần có những công cụ cụ thể đánh giá việc thực hiện TNXH của DN.
Nhƣ đã trình bày ở phần trên, mỗi DN sẽ căn cứ vào những điều kiện và đặc điểm riêng của tổ chức, DN của mình để lựa chọn thực hiện một hay nhiều bộ quy tắc về TNXH cho phù hợp. Để có thể đánh giá việc thực hiện TNXH đối với hoạt động của mỗi DN cần phải xem xét trên nhiều trách nhiệm song phải đảm bảo thỏa mãn đƣợc đồng thời các yếu tố sau đây:
Chƣơng trình nghị sự 21
Việt Nam là một trong gần 200 quốc gia tham gia Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về môi trƣờng và phát triển đƣợc tổ chức tại Rio De Janero (Brazin) năm 1992 và Hội nghị phát triển bền vững Rio + 10 tại Jonhannesburgs (Nam Phi) năm 2002. Tại các hội nghị này, Việt Nam đã cam kết sẽ xây dựng và thực hiện Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững
Formatted: Font color: Auto
Formatted: Heading 4, Left, Indent: First line: 0", Line spacing: single
Ngày 17/08/2004 Thủ tƣớng chính phủ đã có quyết định số 153/2004/QĐ – TT phê duyệt và ban hành “Định hƣớng Chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam). Chiến lƣợc này chỉ rõ 5 lĩnh vực ƣu tiên để phát triển bền vững ở Việt Nam (Tăng trƣởng kinh tế nhanh; Thay đổi mô hình tiêu dùng; Công nghiệp hóa sạch; Phát triển ngành bền vững; Phát triển bền vững vùng và địa phƣơng); 5 lĩnh vực ƣu tiên để phát triển xã hội bền vững (Xóa đói giảm nghèo; Hạn chế tăng dân số; Định hƣớng đô thị hóa và di dân; Nâng cao chất lƣợng giáo dục, cải thiện y tế và vệ sinh môi trƣờng); 9 lĩnh vực ƣu tiên để phát triển tài nguyên – môi trƣờng bền vững (Chống thoái hóa đất; Sử dụng và quản lý tài nguyên nƣớc; Khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên khoáng sản; Bảo vệ tài nguyên biển và ven biển; Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; Giảm ô nhiễm không khí ở đô thị và khu công nghiệp; Quản lý chất thải rắn; Bảo tồn đa dạng sinh học; Phòng chống thiên tai)
Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam mang tính định hƣớng để các bộ, ngành và các địa phƣơng xây dựng chƣơng trình nghị 21 riêng cho mình và là cơ sở cho các DN tham gia và thực hiện TNXH
Các công ƣớc quốc tế liên quan dến TNXH và việc Việt Nam phê chuẩn các công ƣớc
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã đƣa ra hàng loạt các công ƣớc và khuyến nghị về các yêu cầu đối với việc DN thực hiện TNXH. Các công ƣớc này đã đƣợc nhiều quốc gia phê chuẩn, Việt Nam cũng đã phê chuẩn nhiều công ƣớc quan trọng, trong đó có 16 công ƣớc quốc tế về TNXH. Các DN hoạt động ở Việt Nam khi đƣợc xem xét đánh giá về vấn đề TNXH đầu tiên cũng phải thỏa mãn đƣợc các công ƣớc và khuyến nghị này.
Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay gần nhƣ bao hàm các nội dung TNXH đang đƣợc phổ biến trên thế giới. Cùng với quá trình hội nhập, các văn bản pháp luật ngày càng chặt chẽ, phù hợp với các yêu cầu của các Công ƣớc và Khuyến nghị quốc tế.
Pháp luật lao động đã đề cập đến tất cả các nội dung về lao động của TNXH nhƣ lao động trẻ em, lao động cƣỡng bức, phân biệt đối xử, tiền lƣơng, tự do hội họp và thỏa ƣớc lao động tập thể, thời gian làm việc, kỷ luật lao động. Pháp luật môi trƣờng đã đề cập đến hệ thống quản lý môi trƣờng…Một số quy định của pháp luật Việt Nam thậm chí còn cao hơn so với quy định của các bộ CoC quốc tế, một số quy định tƣơng đồng và không có quy định nào trái ngƣợc nhau.