1.2.1. Khái niệm TNXH
- Là sự tự cam kết của DN thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của DN, bằng phƣơng pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của DN, ngƣời lao động, Nhà Nƣớc và xã hội.
- Là việc ứng xử trong quan hệ lao động của DN nhằm đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động, DN, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ ngƣời tiêu dùng và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung là phát triển bền vững.
1.2.2. Phát triển bền vững
- Khái niệm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là một khái niệm tƣơng đối rộng và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, theo một định nghĩa chung nhất đã đƣợc đƣa ra cho khái niệm phát triển bền vững trong báo cáo Brundtland nhƣ sau:
" Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ tƣơng lai". Định nghĩa này còn chung nhƣng đã nhấn mạnh đƣợc hai yếu tố quan trọng nhất của phát triển bền vững đó là vấn nạn môi trƣờng và mối tƣơng quan của nó với sự phát triển kinh tế, và nhu cầu của sự phát triển đó đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
- Nội dung của phát triển bền vững.
Phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, giữ gìn. Để đạt đƣợc điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội…phải bắ tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội – môi trƣờng.
Formatted: Font: Not Italic, Font color: Auto
Formatted: Font color: Auto
Formatted: Font: Italic, Font color: Auto
Formatted: Font color: Auto
Formatted: Font color: Auto
Formatted: Condensed by 0.3 pt
Formatted: Font color: Auto, Condensed by 0.3 pt
- Phát triển bền vững về cơ bản bao hàm 3 phƣơng diện: Môi trƣờng bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững.
+ Môi trƣờng trong phát triền bền vững: đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trƣờng tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của con ngƣời nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên này ở một giới hạn nhất định, cho phép môi trƣờng sống tiếp tục hỗ trợ cho điều kiện sống của con ngƣời và các sinh vật sống trên trái đất.
+ Xã hội phát triển bền vững: cần đƣợc chú trọng vào phát triển sự công bằng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển con ngƣời, cố gắng cho tất cả mọi ngƣời có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận đƣợc.
+ Kinh tế bền vững: đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội đƣợc tiếp xúc với các nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên phục vụ phát triển kinh tế đƣợc chia sẻ một cách bình đẳng.
1.2.3. Khu công nghiệp
- Khái niệm Khu công nghiệp
Tùy theo điều kiện từng nƣớc mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau. Hiện nay, có hai mô hình phát triển KCN từ đó hình thành hai khái niệm về KCN, đó là:
+ Thứ nhất, KCN là khu vực lãnh thổ rộng, có nền tảng là sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thƣơng mại, văn phòng, nhà ở… KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt.
+ Thứ hai, KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các DN sản xuất công nghiệp và dịch vụ, không có dân cƣ sinh sống.
Tại Việt Nam, theo Quy chế KCN, KCX, Khu công nghệ cao - Ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 “KCN là khu tập trung các DN công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cƣ sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ tƣớng chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có DN chế xuất”.
Nhƣ vậy, KCN Việt Nam đƣợc hiểu giống với định nghĩa thứ hai trong đó: DN KCN là DN đƣợc thành lập và hoạt động trong KCN gồm DN sản xuất và DN dịch vụ. DN sản xuất KCN là DN sản xuất hàng công nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động trong KCN. DN dịch vụ KCN là DN đƣợc thành lập và hoạt động trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp.
- Đặc điểm các khu công nghiệp
Hiện nay, các KCN đƣợc phát triển ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về qui mô, địa điểm, phƣơng thức xây dựng hạ tầng nhƣng nói chung các KCN có những đặc điểm sau:
+ KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lƣới đô thị và phân bố dân cƣ hợp lý.
+ KCN có chính sách kinh tế đặc thù và ƣu đãi nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và hấp dẫn. KCN cho phép các DN sử dụng những phạm vi đất đai nhất định bên trong KCN để thành lập các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ, với nhiều ƣu đãi nhƣ thủ tục hành chính, giá thuê đất…
Formatted: Font color: Auto
+ Về tính chất hoạt động, KCN là nơi tập trung và thu hút các DN sản xuất công nghiệp và các DN cung cấp dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất công nghiệp gọi chung là DN KCN.
+ Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng với những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ đƣờng xá, hệ thống điện nƣớc, thông tin liên lạc, xử lý rác thải…Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thƣờng do Chính phủ đầu tƣ để san lấp mặt bằng, làm đƣờng giao thông…Trong trƣờng hợp Nhà nƣớc không đủ vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thì Nhà nƣớc có thể kêu gọi từ nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và trong nƣớc.
+ Về tổ chức quản lý, trên thực tế thì các KCN đều thành lập hệ thống Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng để trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Ngoài Ban quản lý KCN, tham gia quản lý tại các KCN còn có các Bộ, Ngành nhƣ: UBND Tỉnh - Thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Công thƣơng, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng…
+ Sản phẩm của DN KCN chủ yếu dành cho thị trƣờng thế giới và phục vụ xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều DN KCN sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ thị trƣờng nội địa.
+ Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của thị trƣờng và diễn biến của thị trƣờng quốc tế. Bởi vậy, cơ chế quản lý kinh tế trong KCN đều lấy điều tiết của thị trƣờng làm chính.
+ KCN có vị trí địa lý xác định nhƣng không hoàn toàn tách biệt nhƣ KCX. Các chế độ quản lý hành chính, các qui định trong nội bộ KCN và với các DN ngoài KCN sẽ rộng rãi hơn. Hoạt động trong KCN sẽ là hoạt động của các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nƣớc với điều kiện bình đẳng.
+ KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh; DN 100% vốn nƣớc ngoài; DN liên doanh và DN 100% vốn trong nƣớc.
+ Ra đời cùng mô hình KCX, KCN cũng đã nhanh chóng thu đƣợc nhiều thành tựu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nƣớc đang phát triển.
- Phân loại khu công nghiệp
Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau:
(1) Căn cứ vào mục đích sản xuất, ngƣời ta chia ra KCN và khu chế xuất. KCN bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Khu chế xuất là một dạng của KCN chuyên làm hàng xuất khẩu.
(2) Theo mức độ mới - cũ, KCN chia làm 3 loại:
+ Các KCN cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trƣớc khi có chủ trƣơng xây dựng khu chế xuất năm 1990) nhƣ KCN Thƣợng Đình - Hà Nội, KCN Việt Trì, KCN Gang thép Thái Nguyên ...
+ Các KCN cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động. + Các KCN xuất hiện trên địa bàn mới.
(3) Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, cần tách riêng 2 nhóm KCN đã hoàn thành và chƣa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trƣờng nhƣ hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công trình cấp điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải, các nhà máy xử lý nƣớc thải, chất thải rắn, bụi khói v.v...
(4) Theo tình trạng cho thuê, có thể chia số KCN thành ba nhóm có diện tích cho thuê đƣợc lấp kín dƣới 50%, trên 50% và 100%. (Các tiêu thức 3 và 4 chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình và cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa).
Formatted: Font color: Auto
Formatted: Font color: Auto, Condensed by 0.5 pt
(5) Theo quy mô, hình thành 3 loại KCN: lớn, vừa và nhỏ. Các chỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số DN, tổng số vốn đầu tƣ, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng. Các KCN lớn đƣợc thành lập phải có quyết định của Thủ tƣớng chính phủ. Các KCN vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn đầu hiện nay, ta chú trọng xây dựng các KCN vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả.
(6) Theo trình độ kỹ thuật: có thể phân biệt
+ Các KCN bình thƣờng, sử dụng kỹ thuật hiện đại chƣa nhiều.
+ Các KCN cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn nhƣ công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học ... làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn.
(7) Theo chủ đầu tƣ, có thể chia thành 3 nhóm:
+ Các KCN chỉ gồm các DN, dự án đầu tƣ trong nƣớc.
+ Các KCN hỗn hợp bao gồm các DN, dự án đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài
+ Các KCN chỉ gồm các DN, các dự án 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. (8) Theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biệt 2 loại: + Các KCN thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, không có khu vực dân cƣ.
+ Các KCN này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công nghiệp.
(9) Theo tính chất ngành công nghiệp :
Có thể liệt kê theo các ngành cấp I, nhƣ khu chế biến nông lâm hải sản, KCN khai thác: quặng, dầu khí, hóa dầu, điện tử, tin học; KCN điện, năng lƣợng; KCN phục vụ vận tải; KCN vật liệu xây dựng ...
(10) Theo lãnh thổ địa lý: phân chia các KCN theo ba miền Bắc, Trung, Nam; theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm);
Formatted: Font color: Auto, Condensed by 0.3 pt
Formatted: Font color: Auto
Formatted: Font color: Auto, Not Expanded by / Condensed by
và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tƣơng đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững.
1.3. TNXH Trách nhiệm xã hội của DNdoanh nghiệp
1.3.1. Các nghĩa vụ trong TNXHtrách nhiệm xã hội
Nhiều lãnh đạo của DN cho rằng, TNXH của DN là tham gia vào các chƣơng trình trợ giúp các đối tƣợng xã hội nhƣ hỗ trợ ngƣời tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhƣng hoàn toàn chƣa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một DN phải dự đoán và đo lƣờng đƣợc những tác động về xã hội và môi trƣờng mà hoạt động của DN gây ra, đồng thời phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực.
TNXH của DN còn là cam kết của DN đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững; hợp tác cùng ngƣời lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho DN vừa ích lợi cho phát triển. Nếu là DN sản xuất xe hơi, phải tính toán đƣợc ngay cả năng lƣợng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách giảm thiểu; là DN sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý ...
Nghĩa vụ trong TNXH của DN bao gồm bốn nhóm: kinh tế, đạo đức, pháp lý và nhân đạo.
1.3.1.1. Nghĩa vụ kinh tế
Nghĩa vụ kinh tế trong TNXH của một DN là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì DN ấy và làm thỏa mãn trách nhiệm của DN với các nhà đầu tƣ; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các nguồn sản xuất nhƣ hàng hoá và dịch vụ
Formatted: Font color: Auto, English (United States)
Formatted: Heading 4, Left, Indent: Left: 0", Line spacing: single
Formatted: Font: Not Italic
nhƣ thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các DN thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DN.
Đối với ngƣời lao động, nghĩa vụ kinh tế của DN là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm nhƣ nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hƣởng thù lao tƣơng xứng, hƣởng môi trƣờng lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tƣ, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với ngƣời tiêu dùng, ngoài trách nhiệm chủ yếu là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, DN còn phải quan tâm đến vấn đề về chất lƣợng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
Nghĩa vụ kinh tế trong TNXH là cơ sở cho các hoạt động của DN. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều đƣợc thể chế hoá thành các trách nhiệm pháp lý. Một ví dụ điển hình: Vào những năm 1990, điều kiện lao động khắc nghiệt tại các nhà máy của Nike ở Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ và phƣơng tiện truyền thông lên án kịch liệt. Từ đó đã dấy lên phong trào tẩy chay sản phẩm Nike tại các thị trƣờng chính của tập đoàn ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tuy phong trào tẩy chay không ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận, nhƣng Nike đã lập tức đƣa ra những chƣơng trình xây dựng lại hình ảnh. Hiện tại, bên cạnh vô số những chƣơng trình TNXH tại thị trƣờng tiêu thụ của Nike ở các nƣớc phát