Nguyên tắc và yêu cầu quảnlývốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty bất động sản viettel (Trang 30 - 32)

1.1.1 .Tình hình nghiêncứu vềquảnlývốn trong cácDNNN

1.2. Cơ sở lý luận vềquảnlývốn trong DNNNthuộc Bộ Quốc phòng

1.2.2. Nguyên tắc và yêu cầu quảnlývốn

1.2.2.1. Nguyên tắc quản lý

DNNN thuộc Bộ Quốc phòng là DNNN đƣợc thành lập hoặc tổ chức lại để thực hiện các nhiệm vụ mang tính ổn định, thƣờng xuyên trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc bảo đảm bí mật và an ninh quốc gia. Do đó, việc quản lý vốn tại các DNNN thuộc BQP cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, tăng cƣờng quyền tự chủ về mặt tài chính của các DNNN thuộc BQP trong quá trình hoạt động SXKD, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý VNN và tài sản.

Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của các DNNN thuộc BQP trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực Nhà nƣớc giao. Thiết lập các cơ chế thích hợp để hƣớng sự quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn nhƣ: cơ chế trích lập dự phòng, cơ chế bù lỗ…

Thứ ba, tách bạch chức năng của các cơ quan QLNN và chức năng của đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc tại các DNNN thuộc BQP trong quản lý vốn.

Thứ tư, quản lý của Nhà nƣớc đối với vốn tại các DNNN thuộc BQP phải bảo đảm hài hoà giữa các lợi ích: lợi ích của xã hội mà Nhà nƣớc là đại biểu, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của ngƣời lao động trong các DNNN thuộc BQP.

Thứ năm, xác định rõ DNNN thuộc BQP hoạt động công ích, thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội, an ninh quốc phòng để một mặt có các chính sách ƣu đãi về mặt tài chính nhƣ: hỗ trợ vốn, bù chênh lệch khi thực hiện các nhiệm vụ Nhà nƣớc giao, bảo đảm lợi ích vật chất thoả đáng đối với các doanh nghiệp và ngƣời lao động trong các doanh nghiệp này…, mặt khác thiết lập cơ chế quản lý hợp lý đối với DNNN thuộc BQP trong lĩnh vực quản lý và sử dụng các nguồn lực Nhà nƣớc giao.

1.2.2.2. Yêu cầu quản lý

Đảm bảo nhà nƣớc, đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc nắm và kiểm soát đƣợc vốn đầu tƣ tại DNNN thuộc BQP. Nói một cách khái quát nhất, cơ chế quản lý vốn với doanh nghiệp có 100% vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc, trên 50% hoặc dƣới 50% thì chủ sở hữu là nhà nƣớc (ở đây là BQP) phải nắm và kiểm soát đƣợc sự biến động cả về số lƣợng,cơcấuvốntrongkhônggianvàtheothờigian.

Việc ban hành các chính sách, chế độ quy định quản lý vốn tại DNNN thuộc BQP phải có tính khả thi. Thực tế cho thấy hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý vốn tại DNNN nói chung và các DNNN thuộc BQP nói riêng đƣợc ban hành hàng loạt nhƣng việctriển khai có thể không thực hiện đƣợc. Điều đó cho thấy các chính sách phải bám sát thực tiễn, mang tính khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tế khách quan đặt ra. Đồng thời phải phù hợp đƣờng lối chính trị - kinh tế - xã hộicủađấtnƣớctrongtừngthờikỳ.

Quản lý vốn tại các DNNN thuộc BQP phải nhằm đạt mục tiêu là sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích. Vốn đầu tƣ vào DNNN thuộc BQP là nguồn lực quan trọng của nhà nƣớc, do đó phải đƣợc quản lý và sử dụng có hiệu quả. Đây là yêu cầu rất quan trọng, quyết định sự tồn tại của vốn tại doanh nghiệp. Nếu quản lý không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích thì không chỉ gây lãng phí nguồn lực nhà nƣớc mà còn gây bất bình trong dân cƣ vì họ là ngƣời tạo ra vốn bằng nghĩa vụ đóng thuế của mình. Muốn quản lý đƣợc nguồn vốn tại các DNNN thuộc BQP đạt hiệu quả, đúng mục đích cần phải làm tốt công tác

quy hoạch đầu tƣ của nhà nƣớc và thu hút ngƣời tài giỏi đảm nhận chức năng quản lý VNN tại DNNN thuộc BQP.

Cơ chế quản lý vốn tại DNNN thuộc BQP phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhà nƣớc giao cho Bộ Quốc phòng (đại diện chủ sở hữu vốn) phải trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn. Bộ Quốc phòng chỉ định hƣớng, quản lý doanh nghiệp bằng cơ chế, chính sách theo quy định của Nhà nƣớc chứ không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp sẽ làm cho doanh nghiệp thụ động, giảm sức cạnh tranh. Do đó, các quy định về quản lý vốn tại DNNN thuộc BQP phải tách bạch quyền sở hữu - quyền sử dụng vốn và trách nhiệm vật chất của cơ quan quản lý nhà nƣớc, quyền tự chủ và trách nhiệm vật chất của giới quản lý doanh nghiệp theo hƣớng mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty bất động sản viettel (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)