Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
3.2. Phân tích thực trạng quảnlývốn tạiCông ty BĐSViettel
3.2.1. Tình hình lập kế hoạch vốn tại Công ty
Hiện nay (2014-2017), Công ty đang thực hiện đầu tƣ các dự án tổ hợp thƣơng mại, văn phòng cho thuê, hệ thống trụ sở văn phòng làm việc của Tập đoàn, các đơn vị thành viên, các chi nhánh tỉnh, huyện… trên cả nƣớc. Một số dự án lớn nhƣ: Dự án Hòa Lạc 22 ha, Dự án Khu phức hợp 285 Cách mạng Tháng tám… Do đó, nhu cầu vốn trong hoạt động SXKD của Công ty là rất lớn.
Để tiến hành hoạt động SXKD, Công ty BĐS Viettel cần phải có tài sản, có vốn bao gồm vốn cố định và vốn lƣu động. Bảo đảm đầy đủ nhu cầu về vốn là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình SXKD đƣợc tiến hành liên tục. Do đó, hàng năm Công ty xây dựng kế hoạch vốn và báo cáo Tập đoàn Viettel về kế hoạch sử dụng vốn. Hiện nay, kế hoạch vốn của Công ty BĐS Viettel đƣợc thực hiện hàng năm theo sự chỉ đạo của Giám đốc công ty, trong đó kế
hoạch vốn phải bám sát vào nhu cầu vốn kinh doanh hàng năm của Công ty. Cụ thể nhƣ sau:
* Bước 1: Công ty lập, đề xuất kế hoạch vốn
- Xác định nhiệm vụ SXKD:
+Căn cứ chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụtrong năm, đề xuất công việc chuyển tiếp sang năm tiếp theo.
+ Công ty tự đề xuất các nhiệm vụ SXKD mớitrong năm. + Tập đoàn giao bổ sung nhiệm vụ, dự án.
- Xác định nhu cầu vốn:
+Theo dự kiến nhiệm vụ SXKD, các Phòng, Ban quản lý, điều hành dự án theo chức năng của mình có trách nhiệm: đánh giá kết quả thực hiện trong năm, xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, dự án, xây dựng kế hoạch giải ngân từ đó lập ra nhu cầu vốn cho từng tháng, quý, năm.
+ Phòng Đầu tƣ rà soát, đánh giá báo cáo Ban Giám đốc Công ty về danh mục dự án đầu tƣ, tính khả thi của dự án, giá trị nhu cầu vốn do các Phòng, Ban đề xuất, tổng hợp thành bảng nhu cầu vốn cho năm tới.
+ Phòng Tài chính tổng hợp chi phí đã thực hiện trong năm, thẩm định nguồn vốn cho từng dự án dự kiến, khả năng huy động vốn theo nhiệm vụ.
- Phòng Tổng hợp tổng hợp toàn bộ số liệu xây dựng kế hoạch SXKD năm tiếp theo trình Tập đoàn thẩm định, phê duyệt. Trong kế hoạch SXKD đƣợc duyệt có các nhiệm vụ cụ thể trong năm, nguồn vốn đƣợc duyệt, kế hoạch cung ứng vốn cụ thể từng tháng, quý và cả năm.
Căn cứ theo nhiệm vụ đƣợc giao hàng năm, Công ty đã đề xuất nhu cầu vốn cho kế hoạch năm từ 2014-2016 nhƣ sau:
Bảng 3.4. Nhu cầu vốn của Công ty BĐS Vietel qua các năm
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Vốn SXKD bình quân 428.917 424.878 421.940
Vốn cố định bình quân 395.396 389.206 378.476
Vốn lƣu động bình quân 33.521 35.672 43.464
Nguồn: Phòng Tài chính - Công ty BĐS Viettel.
Qua số liệu trên ta thấy tình hình vốn SXKD của Công ty: tổng số vốn kinh doanh bình quân ổn định qua các năm, năm 2014 là 428.917 triệu đồng năm 2015 là 424.878 triệu đồng thì tới năm 2016 là 421.940 triệu đồng. Điều này cho thấy quy mô SXKD của Công ty đang ổn định. Trong cơ cấu vốn của Công ty, vốn lƣu động có tăng nhƣng vốn cố định lại có sự biến động giảm, năm 2014 là 395.396 triệu đồng, năm 2015 là 389.206 triệu đồng giảm so với năm 2014 là 6.190 triệu đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ giảm 1,6%. Năm 2016 so với năm 2015 giảm 10.730 triệu đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ giảm 2,8%. Đây là một tín hiệu tốt, nó cho thấy Công ty đang giảm vốn cố định bằng các cách nhƣ khấu hao tài sản vì toàn bộ tài sản cố định của công ty là đầu tƣ cho các dự án xây dựng văn phòng cho thuê, chung cƣ, khách sạn.
* Bước 2: Tập đoàn, thẩm định, phê duyệt kế hoạch vốn
Theo đề xuất của Công ty, các cơ quan chức năng của Tập đoàn tiến hành thẩm định theo chức năng cụ thể nhƣ sau:
- Ban Đầu tƣ thẩm định danh mục đầu tƣ, tính khả thi, kế hoạch vốn. - Ban Xây dựng thẩm định giá trị nguồn vốn đề xuất.
- Ban Kinh doanh thẩm định các giá trị, phƣơng án kinh doanh.
- Ban Tài chính thẩm định nguồn vốn đầu tƣ, các giá trị, chi phí đã đầu tƣ, giá trị, nhu cầu vốn chuyển tiếp.
Căn cứ theo kết quả thẩm định của các cơ quan chuyên môn, Công ty thực hiện giải trình, bảo vệ hoàn thiện kế hoạch vốn đảm bảo theo quy định của Pháp luật và quy định của Tập đoàn.
Kế hoạch vốn sau khi hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng, bƣớc tiếp theo sẽ thực hiện trình Tổng Giám đốc Tập đoàn phê duyệt. Theo kế hoạch SXKDnăm tiếp theo đã thẩm định và đƣợc Tổng Giám đốc Tập đoàn phê duyệt, Ban Tài chính Tập đoàn có trách nhiệm đảm bảo, cung cấp đủ vốn cho các hoạt động của Công ty.
Trong giai đoạn 2014-2016, Tập đoàn Viettel đã có các quyết định đầu tƣ VNN cho Công ty BĐS Viettel(xem bảng 3.5).
Bảng 3.5: Vốn đầu tƣ cho Công ty BĐS Viettel (2014-2016)
Năm Vốn giao theo kế
hoạch năm Căn cứ pháp lý
2014 357.480 (triệu đồng)
Quyết định số 3516/QĐ-VTQĐ ngày 31/12/2013 của Tập đoàn Viettel về việc giao nhiệm vụ SXKD năm năm 2014 cho Công ty BĐS Viettel
2015 380.800 (triệu đồng)
Quyết định số 3609/QĐ-VTQĐ ngày 31/12/2014 của Tập đoàn Viettel về việc giao nhiệm vụ SXKD năm năm 2015 cho Công ty BĐS Viettel
2016 350.610(triệu đồng)
Quyết định số 3587/QĐ-VTQĐ ngày 31/12/2015 của Tập đoàn Viettel về việc giao nhiệm vụ SXKD năm năm 2016 cho Công ty BĐS Viettel
Nguồn: Phòng Tài chính, Công ty BĐS Viettel
Qua bảng nhu cầu vốn hàng năm và quyết định giao vốn hàng năm của Tập đoàn Viettel cho Công ty, có thể thấy rằng Tập đoàn giao vốn cho Công ty khá sát theo nhu cầu do Công ty đề xuất (từ 84% đến 90%), việc này thể hiện Công ty đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ và đề xuất chi phí vốn. Tuy nhiên thực tế Tập đoàn không đáp ứng toàn bộ vốn theo nhu cầu cho Công ty vì một số lý do sau:
- Tập đoàn yêu cầu Công ty phải thực hiện tiết kiệm chi phí trong quá trình triển khai đầu tƣ nhằm tăng hiệu quả đầu tƣ.
- Một số dự án, công việc dự kiến thực hiện trong năm tiếp theo tạm thời chƣa đƣa vào chi phí theo kế hoạch. Trong năm, khi thực sự cần thiết đầu tƣ,
Công ty phải thực hiện các quy trình đề xuất đầu tƣ riêng rẽ, Tập đoàn sẽ tổ chức thẩm định cụ thể hiệu quả đầu tƣ, khi đƣợc Tập đoàn phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, khi đó Công ty sẽ đƣợc cấp bổ sung nguồn vốn thực hiện trong năm.
- Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp đặc biệt cầnhuy động vốn thông qua hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nƣớc trong lĩnh vực BĐS thông qua việc góp tiền hoặc tài sản với các doanh nghiệp khác để mở rộng SXKD,Công ty BĐS Viettel huy động vốn thông qua việc xây dựng các kế hoạch về nhu cầu vốn kinh doanh và đề nghị Tập đoàn Viettel quyết định xét duyệt cấp vốn. Đây là nguồn vốn đặc biệt đƣợc huy động trong hoạt động SXKD cụ thể, chỉ có khi đƣợc Tập đoàn duyệt theo dự án cụ thể. Nhƣng thực tế, trong những năm qua (2014-2016), Công ty chƣa phải sử dụng đến nguồn vốn này. Toàn bộ hoạt động của Công ty đều sử dụng nguồn VNN do Tập đoàn cấp.