Bộmáy tổ chức và bộmáy quảnlývốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty bất động sản viettel (Trang 61 - 68)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

3.1. Khái quát về Côngty BĐSViettel

3.1.3. Bộmáy tổ chức và bộmáy quảnlývốn

3.1.3.1 Bộ máy tổ chức

Công ty BĐS Viettel là DNNN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam; là đơn vị thành viên của Tập đoàn Viettel. Bộ máy tổ chức của Công ty nhƣ sau: (Xem hình 3.1)

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty BĐS Viettel

Nguồn: Phòng Tổng hợp,Công ty BĐS Viettel

Hiện nay, Công ty BĐS Viettel gồm có 13 đơn vị trực thuộc và chia thành 03 khối đơn vị theo từng chức năng nhiệm vụ cụ thể (gồm: khối chuyên môn nghiệp vụ, khối các đơn vị kinh doanh và khối điều hành dự án).

Giám đốc Công ty BĐS Viettel có quyền hạn bổ nhiệm và miễn nhiệm cấp phó các đơn vị thành viên và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc công ty đƣợc quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.

3.1.3.2. Bộ máy quản lý vốntại Công ty

Tại Tập đoàn Viettel, Bộ Quốc phòng đã giao việc quản lý vốn và các tài sản nhà nƣớc có liên quan tại các Tổng công ty, đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viettel do chính Tập đoàn Viettel quản lý và hàng năm báo cáo Bộ Quốc phòng về tình hình biến động VNN đƣợc giao cho Tập đoàn.

Ban Giám đốc

Khối chuyên môn,

nghiệp vụ vị kinh doanh Khối các đơn Khối điều hành dự án

1.Phòng Tổng hợp 2. Phòng Tài chính 3. Phòng Đầu tƣ 4. Phòng Kỹ thuật 1. Phòng Kinh doanh. 2.Ban quản lý các tòa nhà tỉnh, thành phố.

3. Ban quản lý tòa nhà 285. 4. Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn 1.Ban điều hành các án Miền Bắc 2. Ban điều hành các ánMiền Trung 3. Ban điều hành các án Miền Nam 4. Ban điều hành dự án 285 5. Ban điềuhaành dự án D26. 6. Các ban điều hành dự án khác

Việc quản lý vốn và tài sản nhà nƣớc tại các DNNN thuộc Tập đoàn Viettel đƣợc Bộ Quốc phòng giao quản lý, trong đó Tập đoàn Viettel phải hƣớng dẫn các DNNN trực thuộc kiểm kê đánh giá tài sản, xác định số vốn; tổ chức giao vốn cho các DNNN thuộc Tập đoàn theo uỷ quyền của Bộ Quốc phòng; Tổ chức đánh giá, xác định giá trị DNNN, giá trị vốn tại DNNN thuộc Tập đoàn; giám sát việc xử lý vốn, tài sản Nhà nƣớc trong các trƣờng hợp chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản và chuyển đổi quyền sở hữu DNNN; giám sát việc phân phối lợi nhuận sau thuế, việc sử dụng các quỹ tại DNNN thuộc Tập đoàn quản lý; Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán của DNNN; kiểm tra, báo cáo tài chính, mức độ bảo toàn và phát triển vốn hàng năm của DNNN thuộc Tập đoàn quản lý…

Mỗi Tổng công ty, công ty và các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viettel sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của Tập đoàn Viettel trong việc quản lý, sử dụng vốn đƣợc các cấp có thẩm quyền giao. Các đơn vị trực thuộc Tập đoàn hàng năm có trách nhiệm báo cáo tình hình sƣ dụng VNN đƣợc giao và chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý sử dụng VNN từ Tập đoàn Viettel.

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy quản lý vốn tại Tập đoàn Viettel

Nguồn: Phòng Tài chính, Công ty BĐS Viettel

Bộ Quốc phòng

Quản lý VNN và tài sản nhà nƣớc do Chính phủ và Bộ Quốc phòng giao cho Tập đoàn

Viettel

Tập đoàn Viettel

Quản lý vốn và tài sản nhà nƣớc do Tập đoàn Viettel giao

cho các đơn vị

Các đơn vị thuộc Tập đoàn Viettel

Đơn vị đề xuất sử dụng vốn

Cơ quan chuyên môn thẩm định Hội đồng thẩm định Ngƣời có thẩm quyền Nhu cầu sử dụng vốn

Nhu cầu vốn không đƣợc duyệt

Nhu cầu sử dụng vốn đƣợc duyệt

Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy quản lý vốn tại Công ty BĐS Viettel

Nguồn: Phòng Tài chính, Công ty BĐS Viettel

1. Lập hồ sơ đê xuất vốn 2. Thẩm định, góp ý theo chuyên môn 3. Hoàn chỉnh hồ sơ đê xuất

4. Thẩm định hồ sơ đề xuất

5. Tiếp nhận ý kiến thẩm định, hoàn thiện hồ sơ

6. Đệ trình hồ sơ đề xuất 7. Đệ trình hồ sơ đề xuất No OK OK OK No OK OK No OK

Thuyết minh sơ đồ bộ máy quản lý vốn tại Công ty BĐS Viettel:

- Bƣớc 1: Đơn vị đề xuất sử dụng vốn (Các Ban quản lý, điều hành dự án và các ban quản lý tòa nhà) có nhu cầu sử dụng vốn sẽ lập hồ sơ đề xuất sử dụng vốn trình thẩm định các cơ quan chức năng.

- Bƣớc 2: Các cơ quan chuyên môn có ý kiến thẩm định, góp ý + Phòng Kỹ thuật: thẩm định về giá trị, đơn giá, định mức …

+ Phòng Tài chính thẩm định về nguồn vốn, khả năng bố trí vốn, các quy định về quản lý tài chính

- Bƣớc 3: Đơn vị có nhu cầu sử dụng vốn hoàn thiện hồ sơ đề xuất trình hội đồng thẩm định.

- Bƣớc 4: Hội đồng thẩm định thẩm định hồ sơ.

+ Nếu đảm bảo điều kiện, thực hiện chuyển bƣớc tiếp trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt.

+ Nếu chƣa đảm bảo điều kiện, ra ý kiến thẩm định, yêu cầu đơn vị hoàn thiện hồ sơ.

- Bƣớc 5: Đơn vị có nhu cầu sử dụng vốn hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến thẩm định. Trình thẩm định lại theo bƣớc 4.

- Bƣớc 6: Đệ trình hồ sơ phê duyệt đến Giám đốc Công ty. + Giám đốc Công ty chấp thuận: ký phê duyệt hồ sơ.

+ Giám đốc Công ty không chấp thuận: hồ sơ quay trở lại từ bƣớc 3, các đơn vị hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Giám đốc Công ty.

Hiện nay, tại Công ty BĐS Viettel, Phòng Tài chính thực hiện chức năng tham mƣu về tài chính và quản lý vốn đối với các đơn vị thuộc công ty. Chức năng của Phòng Tài chính đƣợc cụ thể hoá nhƣ sau:

- Tổ chức nghiên cứu chiến lƣợc và đề xuất các vấn đề có liên quan đến tài chính của công ty; dự báo khả năng động viên tài chính của công ty, qua đó xây dựng các chính sách, chế độ quản lý tài chính của công ty, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển VNN tại công ty, chế độ hỗ trợ tài chính cho các đơn vị thuộc công ty và các chế độ khác có liên quan đến quản lý tài chính của công ty theo quy định của Nhà nƣớc;

- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý tài chính; chế độ quản lý VNN; chế độ kế toán, kiểm toán các đơn vị thuộc Công ty BĐS Viettel;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị trực thuộc, đồng thời tổ chức thông tin tài chính của công ty nhằm cung cấp cho các cơ quan QLNN, cho Tập đoàn Viettel và khách hàng những thông tin cập nhật, chính xác đầy đủ về tình hình tài chính của công ty; hƣớng dẫn, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc của công ty;

Hai là, quản lý vốn và tài sản Nhà nƣớc tại các đơn vị trực thuộc công ty do Tập đoàn Viettel thành lập, trong đó:

+ Hƣớng dẫn các đơn vị của công ty kiểm kê đánh giá tài sản, xác định số VNN; tổ chức giao vốn cho các đơn vị của công ty theo uỷ quyền;

+ Tham mƣu và tổ chức đánh giá, xác định giá trị của công ty, giá trị VNN tại công ty trong các trƣờng hợp giải thể, phá sản hoặc chuyển đổi quyền sở hữu; giám sát việc xử lý vốn, tài sản Nhà nƣớc trong các trƣờng hợp chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản và chuyển đổi quyền sở hữu các đơn vị do công ty quản lý; giám sát việc phân phối lợi nhuận sau thuế, việc sử dụng các quỹ tại công ty;

+ Thẩm định nhu cầu hỗ trợ tài chính hàng năm và cấp phát các khoản chi hỗ trợ cho DN. Tham gia ý kiến về chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh của các DN trọng điểm; tham gia xây dựng và thông báo chỉ tiêu nộp

ngân sách Nhà nƣớc hàng năm của công ty theo uỷ quyền của Giám đốc công ty; tham gia các phƣơng án giá sản phẩm và dịch vụ do Nhà nƣớc quy định giá; tham gia việc xây dựng đơn giá, quỹ tiền lƣơng theo quy định của Nhà nƣớc;

+ Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán của công ty; xây dựng báo cáo tài chính, xác định khả năng hoàn trả nợ, mức độ bảo toàn và phát triển VNN hàng năm củacông ty;

+ Tổng hợp, phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn, việc bảo toàn và phát triển vốn thuộc sở hữu Nhà nƣớc tại các đơn vị trực thuộc của công ty theo quy định của Tập đoàn Viettel và của pháp luật;

Phòng Tài chính có nhiệm vụ:

+ Hƣớng dẫn các phòng, ban, đơn vị thuộc công ty thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp; chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển VNN tại công ty; dự báo khả năng động viên tài chính từ doanh nghiệp trong và ngoài công ty. Nắm bắt tình hình hoạt động SXKD, tình hình sử dụng vốn và tài sản của công ty, giúp công ty thực hiện chế độ kế toán thống kê, hạch toán kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính, tính toán chi phí và giá thành sản phẩm.

+ Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán tại các đơn vị thuộc công ty quản lý theo quy định của pháp luật. Kiểm tra việc quản lý VNN tại các phòng, ban, dự án, uốn nắn những lệch lạc trong việc quản lý, sử dụng VNN không đúng mục đích, không hiệu quả. Kiểm tra việc mở sổ kế toán, việc hạch toán kế toán, quản lý doanh thu, chi phí của công ty theo chế độ nhà nƣớc quyđịnh.

+ Có trách nhiệm đôn đốc các phòng, ban, dự án trực thuộc công ty nộp báo cáo tài chính theo định kỳ đúng quy định để tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị thuộc công ty quản lý, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển VNN tại công ty do Tập đoàn Viettel thành lập hoặc góp vốn, báo cáo Lãnh đạo Tập đoàn. Đối với các phòng, ban, dự án hoạt động không

hiệu quả, thì phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan và biện pháp xử lý để trình Ban Giám đốc công ty xử lý đối với lãnh đạo đơn vị đó.

+ Tham mƣu cho Ban Giám đốc Công ty BĐS Viettel trong việc bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp, xác nhận vốn và tài sản doanh nghiệp tham gia đấu thầu, tham mƣu cho Lãnh đạo công ty về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính, phối hợp với các ngành xếp loại doanh nghiệp hàng năm. Phối hợp với Cục thuế trên địa bàn xây dựng kế hoạch nộp ngân sách của doanh nghiệp, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đúng qui định.

Nhƣ vậy, bộ máy quản lý vốn tại Công ty BĐS Viettelđƣợc thực hiện theo mô hình quản lý vốn chung của Tập đoàn Viettel, chịu sự kiểm tra, kiểm soát tình hình vốn của Công ty. Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức kế toán khá gọn nhẹ, mặc dù chƣa đƣợc đầy đủ nhƣng với quy chế làm việc khá chặt chẽ, bộ máy tổ chức kế toán của công ty đã phản ánh và cung cấp đƣợc đúng và kịp thời thực trạng hoạt động kinh tế tài chính trong từng kỳ kế toán của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại công ty bất động sản viettel (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)