1.1.1 .Tình hình nghiêncứu vềquảnlývốn trong cácDNNN
1.3. Kinh nghiệm quảnlývốn tại một số DNNNthuộc Bộ Quốc phòngvà bài học rút
1.3.1. Kinh nghiệm quảnlývốn tại một số DNNNthuộc Bộ Quốc phòng
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý vốn tại Xí nghiệp 487 - Công ty 319 Bộ Quốc phòng
Xí nghiệp 487 - Công ty xây dựng 319 đƣợc thành lập vào năm 1973 tiền thân là công trƣờng 173 thuộc xƣởng X10 – công binh – quân khu 3 với nhiệm vụ chính là chuyên sản xuất, chế tạo cấu kiện bê tông đúc sẵn, xây lắp các công trình quốc phòng nhƣ hầm hào công sự và mở đƣờng phục vụ mục đích quân sự trên tuyến biên giới và vùng đảo Đông Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Trải qua các thời kỳ hình thành và phát triển, đến nay Xí nghiệp 487 – Công ty 319 -Bộ Quốc phòng đều hoàn thành và hoàn thành vƣợt định mức chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, kết quả SXKD năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, đời sống cán bộ công nhân viên đƣợc cải thiện đáng kể, Xí nghiệp 487 luôn là một trong những đơn vị mạnh về kinh tế của Công ty xây dựng 319 - Bộ Quốc phòng, với kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ đóng nộp NSNN hàng năm luôn cao.
Để đạt đƣợc những kết quả nêu trên là do Xí nghiệp 487 luôn có những biện pháp thích hợp nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ chiến lƣợc lâu dài của mình, đặc biệt Xí nghiêp 487 đã quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và sinh lợi tốt nhất. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, vốn tại Xí nghiệp 487có tăng dần lên qua các năm(năm 2015 là 158 tỷ VNĐ, năm 2016 là 206 tỷ VNĐ) chủ yếu là từ lợi nhuận thu đƣợc của Xí nghiệp 487 và ghi tăng vốn do vốn hóa các yếu tố vô hình, đảm bảo duy trì đƣợc
các hoạt động của Xí nghiệp và hình thành các quỹ theo quy định của luật. Điều này đã chứng tỏ rằng Xí nghiệp 487 đã sử dụng VNN đƣợc giao có hiệu quả hơn, khả năng sinh lời trên một đồng vốn đã tăng lên.
Thứ hai, Xí nghiệp 487 đã phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng vốn (năm 2015 đã kiểm tra, giám sát việc sử dụng 1,52 tỷ VNĐ nguồn VNN không đúng, đã kiến nghị với Công ty 319 thu hồi lại), với hệ thống tiêu chí đánh giá qua báo cáo tài chính có kiểm toán, công khai thông tin về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính doanh nghiệp, công tác quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp đã cụ thể, chi tiết, rõ ràng dựa trên các tiêu chí đánh giá, xếploại… điều này đã giúp cho Xí nghiệp 487 quản lý VNN một cách hiệu quả, rõ ràng và minh bạch.
Bên cạnh những đổi mới về quản lý, sử dụng vốn tại Xí nghiệp 487 đã mang lại những kết quả đáng kể, thì việc quản lý sử dụng VNN tại Xí nghiệp 487 vẫn chƣa thực sự phù hợp với thực tế và sự điều chỉnh của cơ chế còn chậm khiến cho Xí nghiệp 487 quản lý sử dụng VNN mang lại hiệu quả không cao. Cụ thể:
Hiện nay, Xí nghiệp 487 chƣa đổi mới về quản trị vốn, chƣa áp dụng nguyên tắc quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Chức năng và nhiệm vụ của Ban lãnh đạo Xí nghiệptrong quản lý VNN chƣa rõ ràng, còn chồng chéo, nhiều chiến lƣợc phát triển kinh doanh trong đó có sử dụng nguồn VNN còn mất thủ tục và thời gian báo cáo, xin ý kiến Lãnh đạo Công ty mẹ - Công ty xây dựng 319 còn dài, dẫn đến mất sự chủ động trong hoạt động SXKD.
Mặc dù có lợi nhuận sau thuế khá cao, tuy nhiên chính sách tiền lƣơng tại Xí nghiệp 487 còn nhiều bất cập, gây không ít khó khăn trong việc thu hút, lƣu giữ và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn và lao động quản lý.Chính sách lƣơng cho ngƣời lao động tại Xí nghiệp 487 vẫn mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, mặc dù đã có thêm những hệ số lƣơng mềm, hay lƣơng kinh doanh nhƣng về cơ bản thì thang lƣơng vẫn
không đƣợc xây dựng dựa trên đánh giá giá trị công việc, chƣa gắn với kết quả, hiệu quả làm việc của lao động. Dẫn đến các hiện tƣợng chảy máu chất xám của Xí nghiệp sang làm việc tại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; hay trong lúc lợi nhuận của Xí nghiệp giảm nhƣng thu nhập của cán bộ quản lý vẫn tăng, chênh lệch giữa thu nhập của cán bộ quản lý và thu nhập của ngƣời lao động cònlớn.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát VNN tại Xí nghiệp 487 vẫn còn bộc lộ những hạn chế, hệ thống tiêu chí giám sát chƣa đầy đủ, mới chỉ thiên về các chỉ tiêu tài chính, chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ thực trạng về tài chính, về rủi ro của doanh nghiệp, các giao dịch với ngƣời có liên quan, lƣơng thƣởng của cán bộ quản lý cao cấp, giao dịch nội bộ.
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý VNN tại Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác dịch vụ nhà ở và Văn phòng thuộc Tổng Công ty 789 - BQP
Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác dịch vụ nhà ở và Văn phòng - Tổng Công ty 789 - BQP đƣợc thành lập vào năm 2011 tiền thân là Xí nghiệp sửa chữa nhà cửa theo quyết định Tổng Giám đốc Tổng Công ty 789.Nhiệm vụ của Công ty là xây dựng và sửa chữa nhà ở, nhà làm việc, quản lý, khai thác dịch vụ nhà ở và văn phòng thuộc Tổng công ty 789.
Khi mới thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác dịch vụ nhà ở và Văn phòng có quân số chỉ với 32 ngƣời trong đó có 3 sĩ quan, 10 quân nhân chuyên nghiệp, 19 công nhân viên chức quốc phòng, trong số đó có 6 kĩ sƣ, 12 cao đẳng, trung cấp, còn lại là nhân viên văn phòng. Đến nay tổ chức biên chế của Công ty có 5 phòng với 128 cán bộ, nhân viên hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội.
Ngay sau khi đƣợc thành lập, Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác dịch vụ nhà ở và Văn phòng đã nhanh chóng ổn định tổ chức, biên chế cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra và nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vƣợt qua mọi khó khăn thử thách. Qua 06 năm xây dựng trƣởng thành dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thƣờng vụ- Đảng uỷ, Tổng
Giám đốc Tổng Công ty 789 và các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng. Công ty đã nhanh chóng khắc phục những hạn chế, tồn tại tạo dựng đƣợc tiền đề quan trọng cho thời kỳ chuyển đổi toàn bộ hoạt động SXKD sang hạch toán trong cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Vƣợt qua những khó khăn ban đầu khi mới thành lập, Công ty đã phát huy đƣợc thế mạnh của ngành nghề xây lắp, khai thác các dịch vụ văn phòng, nhà ở, tăng nhanh thị phần, mở rộng ngành nghề và địa bàn hoạt động thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng Công ty không ngừng lớn mạnh ổn định và phát triển bền vững, liên tục nhiều năm liền Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD đƣợc giao cụ thể là:
Từ khi thành lập cho đến nay, nhất là từ năm 2014 đến 2016 đánh dấu giai đoạn phát triển mới củaCông ty TNHH MTV Quản lý, khai thác dịch vụ nhà ở và Văn phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác dịch vụ nhà ở và Văn phòng luôn hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc Tổng Công ty 789 giao, SXKD có hiệu quả, và không ngừng phát triển, với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt từ 10% đến 20%, thu nhập bình quân của ngƣời lao động đến 6 tháng đầu năm 2016 đạt 8,8 triệu đồng/ngƣời/tháng; tạo tích luỹ quan trọng tăng cƣờng năng lực sản xuất, giải quyết đủ việc làm và từng bƣớc nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc cho ngƣời lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc và Quốc phòng, bảo toàn và phát triển VNN. Giai đoạn từ 2014 - 2016: Doanh thu trên 113 tỷ đồng; Lợi nhuận trên 10 tỷ đồng; Nộp ngân sách trên 2,6 tỷ đồng; Thu nhập bình quân ngƣời lao động tại thời điểm cuối năm 2016 là 8,9 triệu đồng.
Để đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận nêu trên là do Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác dịch vụ nhà ở và Văn phòng đã thực hiện tốt công tác quản lý VNN. Cụ thể: Công ty đã chú trọng trong việc đầu tƣ tài sản, đổi mới trang thiết bị để không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD. Đặc biệt công ty đã nâng cao việc quản lý tài sản, quản lý công nợ phải thu. Bên cạnh đó, công ty luôn chấp hành thực hiện tốt các chế độ, chính sách pháp luật về nộp thuế, về
chính sách tiền lƣơng và các chính sách chế độ khác của nhà nƣớc, phát huy tối đa có hiệu quả từng đồng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc giao.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt đƣợc, trong công tác quản lý vốn, Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác dịch vụ nhà ở và Văn phòng vẫn chƣa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý VNN, qua đó xuất hiện tình trạng vào năm 2015, công ty bị truy thu hơn 1,1 tỷ đồng tiền nộp NSNN sau khi kiểm toán nhà nƣớc vào thanh tra, kiểm tra vào cuối năm 2015. Nguyên nhân chính của việc này, là xuất phát từ vai trò của ngƣời quản lý công ty, mặc dù trách nhiệm đối với ngƣời quản lý của Công ty đã đƣợc quy định rõ ràng nhƣng việc thực hiện công tác quản lý vốn tại Công ty trong năm 2015 chƣa nghiêm nên khi kiểm toán nhà nƣớc, một đơn vị kiểm tra bên ngoài vào thanh tra đã phát hiện ra sai phạm này.
1.3.2. Bài học choCông ty BĐS Viettel
Qua kinh nghiệm quản lý vốn tại Xí nghiệp 487 - Công ty xây dựng 319 và Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác dịch vụ nhà ở và Văn phòng - Tổng Công ty 789 cho thấy vai trò quan trọng của việc quản lý vốn có hiệu quả tác động mạnh mẽ đến kết quả của hoạt động SXKD. Công ty BĐS Viettel có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý vốn nhƣ sau:
Thứ nhất, cần đổi mới về cơ chế quản lý vốn và áp dụng nguyên tắc quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Qua đó nâng cao đƣợc sự chủ động trong việc quản lý và sử dụng nguồn VNN đƣợc giao.
Thứ hai, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nƣớc đối với công ty trong công tác quản lý vốn, tích cực phối hợp với các đơn vị bên ngoài trong hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừa, phát hiện những sai phạm trong việc quản lý và sử dụng vốn.
Thứ ba, cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty theo hƣớng tinh gọn và nâng cao năng lực quản lý của ngƣời đứng đầu công ty.
Thứ tư, cần có sự thay đổi trong chính sách tiền lƣơng đối với cán bộ, công nhân viên, nên xếp lƣơng và trả lƣơng theo đánh giá năng lực và kết quả
hoàn thành công việc trong thực tế hơn là nguyên tắc xếp bậc lƣơng và thăng tiến tiền lƣơng chủ yếu dựa trênthâm niên và bằng cấp. Điều này có vai trò quan trọng trong việc giữ chân nguồn nhân lực chất lƣợng cao của công ty ở lại làm việc.
Thứ năm, với đặc thù là một DNNN thuộc Bộ Quốc phòng cần phân biệt rõ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả xã hội của doanh nghiệp vì hiệu quả xã hội của DNNN thuộc Bộ Quốc phòng đƣợc đánh giá thông qua những tác động về mặt kinh tế - xã hội khi DNNN này thực hiện nhiệm vụ tại các địa bàn chiến lƣợc, biên giới đất liền, hải đảo, tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phƣơng hoặc khu vực.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguồn tài liệu và thu thập, xử lý tài liệu
2.1.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu nghiên cứu chính trong luận văn bao gồm:
+ Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chƣơng trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu trên internet... liên quan đến quản lý vốn trong các DNNN.
+ Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố về tình hình hoạt động SXKD của Tập đoàn Viettel, của Công ty BĐS Viettel, đặc biệt là các báo cáo tổng kết năm, báo cáo phục vụ kiểm toán, phục vụ các đoàn thanh tra, kiểm tra của Công ty trong các năm 2014, 2015, 2016... Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Luận văn cũng kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố của một số tác giả về quản lý VNN tại các DNNN ở một số địa phƣơng trong nƣớc và một số DNNN thuộc BQP tƣơng tự để rút ra kinh nghiệm và kết luận bổ ích trong công tác QLVNN tại Công ty BĐS Viettel.
2.1.2. Thu thập và xử lý tài liệu
Thu thập tài liệu thứ cấp:Phƣơng pháp tập hợp hệ thống số liệu, tƣ liệu phát hành qua kênh chính thức. Phƣơng pháp này đƣợc dùng chủ yếu để thu thập thông tin thứ cấp từ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Viettel, Công ty BĐS Viettel và một số DNNN.
Từ các thông tƣ, chỉ thị, quyết định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức, ban ngành về quản lý VNN trong các DNNN qua các nguồn thông tin nhƣ: sách, báo, tạp chí, tài liệu hội nghị, học tập chuyên ngành và internet.
Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu, đã đƣợc công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc, đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này sẽ đƣợc chú thích rõ trong phần tài liệu tham khảo.
2.2. Phƣơngphápnghiêncứu
2.2.1. Phương pháp logic - lịch sử
Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tƣợng lịch sử đang nghiên cứu.
Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tƣợng nghiên cứu theo đúng trình tự thời gian và không gian đã từng diễn ra.
Trong luận văn này, phƣơng pháp logic - lịch sử đƣợc sử dụng để nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý VNN tại Công ty BĐS Viettel từ năm 2014 đến năm 2016, trƣớc hết sẽ tìm hiểu nội dung cách thức quản lý vốn đang đƣợc tiến hành cụ thể tại công ty này trong thời gian vừa qua bằng việc thu thập các dữ liệu có liên quan đến QLVNN tại công ty, các số liệu này chủ yếu mang tính mô tả chi tiết, cụ thể, không thể đo lƣờnghaylƣợnghóahoàntoàn,chẳnghạncáchthứctheodõicáckhoảnđầutƣVNN từ Tập đoàn Viettel, tài sản cố định của công ty, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ, tỷ lệ nộp ngân sách nhà nƣớc… đang áp dụng tại côngty.
Bên cạnh đó, việc sử dụng phƣơng pháp logic - lịch sửcòn để ghi nhận kết quả và hạn chế về QLVNNtại Công ty BĐS Viettel, cần thu thập thêm những thông tin cụ thể để giải thích hay tìm nguyên nhân cho thực trạng này, liên quan
tới nhận thức của ban lãnh đạo, cách thức quản lý vốn, mô hình tổ chức công ty, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc và nguồn VNN đầu tƣ cho công ty.
2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố quản lý VNN đƣợc Bộ Quốc phòng và Tập đoàn Viettel giao cho Công ty BĐS Viettel quản lý, đặc biệt là qua việctiến hành chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu, số liệu thông tin thu thập đƣợc thành các bảng thống kê, đồ thị thống kê thông qua việc thu thập thông tin thứ cấp đã nêu trong mục 2.2.1.
Trong luận văn này từng khâu: về cơ chế quản lý VNN tại công ty, cũng nhƣ hiệu quả sử dụng VNN tại công ty... đƣợc phân tích trong mối quan hệ liên kết trong toàn quy trình quản lý VNN của Công ty BĐS Viettel, để từ đó có cơ sở để nhận ra các điểm mạnh, điểm còn hạn chế trong công tác quản lý VNN tại trƣờng Công ty BĐS Viettel.
Qua việc sử dụng các chỉ số về nguồn VNN do các cơ quan có thẩm quyền cấp, giao cho Công ty BĐS Viettel quản lý và sử dụng, để phân tích, đánh giá mức độ biến động nguồn NSNN đƣợc giao cho công ty có phù hợp với điều kiện và đặc thù của công ty qua các năm, so sánh tình hình biến động bốn nhà