CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu hoạt động quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng phải gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Môi trƣờng. Trong chƣơng I của Luận văn, ngƣời viết đã tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu có liên quan đến hoạt động quản lý nhân lực nói chung và hoạt động quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng nói riêng. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, Luận văn tiếp túc hoàn thiện phần lý luận để làm cơ sở phân tích các vấn đề tiếp theo ở các chƣơng còn lại của Luận văn.
Phƣơng pháp này cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình quản lý nhân lực phải gắn với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, Luận văn đã nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thực trạng nhân lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Môi trƣờng trong giai đoạn từ 2014-2017. Phân tích mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng nội dung và giữa các nội dung với nhau sẽ giúp làm rõ vấn đề Luận văn đang nghiên cứu.
Việc xây dựng Luận văn chủ yếu dựa trên quá trình phân tích các nội dung và số liệu sẵn có. Ngƣời viết thực hiện xác định những vấn đề chính, những câu hỏi nghiên cứu mà đề tài cần làm rõ, căn cứ vào đó đƣa ra các giải pháp.
Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo công tác hàng năm từ năm 2014 đến 2017 của Tổng cục Môi trƣờng; số liệu về cán bộ, công chức cơ quan Tổng cục Môi trƣờng thu thập từ Vụ Tổ chức cán bộ; các tài liệu hội thảo; sách; báo; tạp chí tổ chức nhà nƣớc; một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
2.1.2. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể áp dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn đề tài luận văn
2.1.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả quá trình nghiên cứu. Mọi vấn đề đƣa ra đều nhằm trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc tìm hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ. Trên cơ sở đó, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.
Nghiên cứu theo phƣơng pháp tổng hợp là một trong những điều kiện để nghiên cứu có hiệu quả hoạt động quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng. Nghiên cứu về vấn đề này đòi hỏi phân định rõ tác động của quản lý nhân lực đến đội ngũ công chức,viên chức (CCVC), để từ đó xây dựng và phát triển đƣợc đội ngũ CCVC có chất lƣợng.
Luận văn “Hoạt động quản lý nhân lực của cơ quan Tổng cục Môi trƣờng” sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh là một trong những phƣơng pháp quan trọng để nghiên cứu. Các nội dung có liên quan với việc sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh bao gồm:
- Trong Chƣơng 1, ngƣời viết phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến hoạt động quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng, tổng hợp và hệ thống hóa thành cơ sở lý luận của hoạt động quản lý nhân lực; từ đó rút ra khoảng trống khoa học và là hƣớng nghiên cứu tiếp của luận văn.
- Trong Chƣơng 3, ngƣời viết phân tích chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Tổng cục Môi trƣờng, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong các năm 2015, 2016, 2017 của Tổng cục Môi trƣờng, thực trạng nguồn nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng để từ đó có thể đánh giá nội dung của hoạt động quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng.
- Trong từng nội dung cụ thể, luận văn vẫn tiếp tục sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, luận văn có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các biểu đồ và bảng để thấy rõ hơn đặc trƣng, quy mô của vấn đề nghiên cứu.
2.1.2.2. Phương pháp so sánh
Việc sử dụng phƣơng pháp so sánh giúp có đƣợc cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng với những cơ quan tƣơng ứng trong và ngoài nƣớc.
Trong Chƣơng 1, phần nghiên cứu về kinh nghiệm, mô hình quản lý công chức của một số nƣớc trên thế giới, ngƣời viết đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và sau đó sử dụng phƣơng pháp so sánh với thực trạng quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng để tìm ra đƣợc những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đƣợc.
2.1.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp thống kê mô tả thông qua các hình vẽ, bảng biểu đƣợc ngƣời viết sử dụng để đánh giá những số liệu, các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, thực trạng hoạt động quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng.
2.1.2.4. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Với những số liệu, tài liệu sƣu tầm đƣợc, ngƣời viết đã sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic để làm rõ những vấn đề cần quan tâm. Việc nghiên cứu các dữ liệu về kết quả hoạt động trong chu kỳ 3 năm, thực trạng đội
không hiểu sai lệch các dữ liệu. Từ kết quả nghiên cứu đó, vận dụng phƣơng pháp logic để nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
2.1.2.5. Phương pháp phân tích nhân tố
Để thực hiện phân tích từng nhân tố (nội dung) trong hoạt động quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng thì hoạt động quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng đã đƣợc xem xét, phân tích các nội dung sau:
- Hoạt động kế hoạch hóa nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng. - Hoạt động tuyển dụng công chức của Tổng cục Môi trƣờng.
- Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức của Tổng cục Môi trƣờng. - Hoạt động đánh giá công chức của Tổng cục Môi trƣờng.
- Hoạt động khen thƣởng, kỷ luật của Tổng cục Môi trƣờng.
Phân tích nhân tố nhằm đánh giá tác động, hiệu quả của các nhân tố là rất cần thiết cho việc nghiên cứu Luận văn. Qua đó, rút ra đƣợc những tồn tại và nguyên nhân để đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhân lực của Tổng cục Môi trƣờng.