Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trƣờng du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 117 - 122)

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CA

3.2.7. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trƣờng du lịch

Để đảm bảo hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên, ngành du lịch phát triển một cách bền vững, thì vấn đề đặt ra với các nhà quản lý du lịch là việc ngăn ngừa và giảm thiểu đến mức thấp nhất hoặc chấm dứt hoàn toàn các tác động xấu đến tài nguyên và môi trường du lịch trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi môi trường sinh thái và văn hóa đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng thì bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững đã và đang là vấn đề mang tính cấp bách của mọi quốc gia trên thế giới, đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Lào Cai nói riêng. Do đó, để KTDL phát triển và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững thì cần thực hiện ngay một số giải pháp sau:

- Kiện toàn bộ máy QLNN về du lịch trong đó có bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường. Hoàn thiện những văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra, kê khai về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp đang hoạt động, đồng thời đánh giá những tác động đối với môi trường của những hoạt động này, từ đó xây dựng những dự án với mục đích bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường.

- Ban hành và thể chế hóa các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường lịch trên cơ sở triển khai Luật bảo vệ môi trường và Pháp lệnh Du lịch. Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư du lịch, có các giải pháp cụ thể trong vấn đề bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch.

- Ngành du lịch Lào Cai cũng cần có chiến lược môi trường cụ thể. Các cơ quan quản lý du lịch phải nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch sinh thái – công cụ hữu hiệu của du lịch góp phần bảo vệ môi trường. Nhận thức được vai trò của du lịch sinh thái không chỉ như một loại hình du lịch hấp dẫn, đạt hiệu quả cao về kinh tế mà còn được xem là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, giám sát xác định các điểm du lịch gây ô nhiễm môi trường, hướng dẫn du khách để khuyến khích họ giúp đỡ bảo vệ môi trường, đồng thời có những quy định quản lý chặt chẽ, xử phạt hành chính – kinh tế với những người vi phạm những quy định gây ô nhiễm môi trường.

- Tập trung mọi nỗ lực nhằm chống xuống cấp, bảo vệ tài nguyên du lịch, đặc biệt là các tài nguyên nhân văn có giá trị về văn hóa, lịch sử trên nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng và khôi phục nguyên bản các di tích. Bên cạnh đó, không gian cũng là một phần không thể thiếu để phát triển du lịch, do vậy cần thận trọng trong việc cấp phép xây dựng các công trình mới làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch và môi trường sinh thái, trong đó đặc biệt chú ý việc đưa chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trở thành điều kiện trước khi cấp phép đầu tư về du lịch.

- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc khai thác và tiêu dùng nguồn năng lượng, cũng như các loại tài nguyên khác phục vụ cho du lịch; giảm thiểu lượng chất thải do du lịch gây ra và cần có những quy định về thu gom và xử lý chất thải, cải thiện cảnh quan môi trường. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong các nhà hàng, khách sạn. Ban hành các tiêu chí đánh giá, xếp loại nhà hàng theo Luật Du lịch và các quy định của địa phương.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức du lịch bền vững, môi trường cho cả cộng đồng (Nhà quản lý, nhà kinh doanh, người dân, khách du lịch) để mọi người hiểu được giá trị của những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và những lợi ích về tinh thần, vật chất mà du lịch đã mang lại cho họ, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển các tài nguyên du lịch.

KẾT LUẬN

Ngày nay, với sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật, thông tin và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã tạo cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động, mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu du lịch tăng cao. Du lịch đã thực sự là hoạt động có ý nghĩa và tác động ngày càng tăng đối với đời sống con người. Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện quá trình CNH – HĐH đất nước. Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, trong những năm qua Du lịch Lào Cai đang từng bước khởi sắc, thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế du lịch ngày càng khẳng định vị trí quan trọng, mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Lào Cai.

Từ việc phân tích một cách hệ thống, toàn diện thực trạng phát triển KTDL tỉnh Lào Cai, cho thấy ngành KTDL của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đem lại hiệu quả tích cực cho kinh tế xã hội của tỉnh. Doanh thu xã hội từ phát triển kinh tế du lịch ngày càng tăng nhanh, nhờ đó ngành đã có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà Nước. Thông qua hoạt động du lịch, nhiều ngành nghề, dịch vụ phát triển theo góp phần làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng. Bên cạnh đó, KTDL phát triển tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động, vai trò của du lịch trong xóa đói, giảm nghèo ngày càng rõ nét. Đặc biệt sự phát triển của kinh tế du lịch Lào Cai trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc thu hút đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng xã hội cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Công tác tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch cũng được chú trọng; Các hoạt động KDDL ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Tuy nhiên, phát triển KTDL Lào Cai vẫn còn một số vấn đề hạn chế, bất cập như chi tiêu của khách du lịch còn thấp; cải tạo cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch mới độc đáo; cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch chưa hoàn chỉnh…Đặc biệt nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và hạn chế về chuyên môn, năng lực; cùng với sự phát

triển của du lịch thì tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đã và đang chịu ảnh hưởng xấu từ các hoạt động du lịch. Vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng có những những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển mạnh KTDL Lào Cai trong những năm tới.

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn đặt ra đối với phát triển KTDL của tỉnh trong bối cảnh mới và những quan điểm, phương hướng phát triển của ngành du lịch Lào Cai. Luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp mang tính tổng hợp, đồng bộ. Cần nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước về du lịch; giải pháp về đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật; mở rộng thị trường; giải pháp để có nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng phát triển hình thức du lịch cộng đồng thôn, bản và các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo một ngành du lịch phát triển bền vững.

Với nhận thức đúng đắn, kịp thời trong chiến lược phát triển KTDL cũng như những nỗ lực của chính quyền và nhân dân Lào Cai trong thời gian qua, đã và đang tạo bước đệm vững chắc để làm nên những bước chuyển lớn trong tương lai cho ngành “công nghiệp không khói” nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung. Tác giả tin rằng, kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai sẽ không ngừng phát triển để đạt được mục tiêu trở thành trung tâm du lịch lớn của miền Bắc và của cả nước./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)