Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CA

2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Tỉnh Lào Cai được tái lập từ tháng 10 năm 1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ.

Địa dư của Lào Cai được xác định ở vị trí từ 103,50 đến 104,50 kinh độ Đông và từ 21,60

đến 22,80 vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái và Sơn La.

Ở một vị trí đặc biệt, Lào Cai với lợi thế là cửa ngõ thông thương với Tỉnh Vân Nam và vùng Tây Nam - Trung Quốc, Lào Cai trở thành cầu nối giữa các tỉnh phía sau Việt Nam với các tỉnh phía Tây Nam – Trung Quốc. Từ Lào Cai du khách có thể đi du lịch sang Trung Quốc hoặc vào sâu nội địa Việt Nam. Bên cạnh đó, Lào Cai nằm trong trục hành lang kinh tế Đông Tây Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh tạo điều kiện thuận lợi cho mở cửa giao lưu, phát triển kinh tế toàn tỉnh nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.

* Đặc điểm địa hình:

Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc của đất nước, thuộc địa bàn núi cao nhất Việt Nam, địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, điều này liên quan chặt chẽ với đặc

tính của các nhóm đá cấu tạo chủ chốt ở đây: Nhóm đá Granit, đá Phiến và Sa thạch. Tuy nhiên, địa hình cũng phân hóa thành hai vùng khác nhau.

- Vùng núi cao với độ cao từ 700m trở lên, được hình thành từ những dãy núi, khối núi lớn, trong đó có 2 dãy núi chính là Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi chạy song song với nhau theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng – mái nhà của đất nước có độ cao 3.143m, Tả Giảng Phình có độ cao 3.096m, Pu Luông (2.983m), Sa Phin (2.897m)…

- Vùng địa hình thấp chủ yếu là các thung lũng dọc sông, suối lớn và các kiểu địa hình máng trũng có bề mặt dạng đồi, các bồn địa chân núi Hoàng Liên Sơn như Than Uyên. Bên cạnh thung lũng lớn dọc sông và các thung lũng nhỏ hẹp bị bao bọc bởi các sơn nguyên, dãy núi.

Địa hình núi cao chia cắt mạnh, độ dốc lớn có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng song đối với du lịch nó lại đưa lại những giá trị nhất định, tạo nên tiềm năng du lịch tự nhiên như những vách núi đá, đỉnh núi hiểm trở thuận lợi cho du lịch thể thao leo núi, chinh phục các đỉnh núi cao, những hang động, thung lũng…đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách. Bên cạnh đó, trên nền địa hình ấy là thảm thực vật tự nhiên phong phú, tạo điều kiện thu hút và phát triển loại hình du lịch sinh thái.

* Khí hậu:

Lào Cai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi nhiều yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sapa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 0o

C và có tuyết rơi).

Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C đến 200

C (riêng Sa Pa từ 140C đến 160C và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800 –

2.000mm/năm. Ở vùng thấp, nhiệt độ trung bình từ 230C đến 290C, lượng mưa bình quân khoảng 1.400 - 1.700mm/năm.

Nhìn chung, Lào Cai có nhiều tiểu vùng khí hậu tốt, nhất là những vùng có độ cao từ 1.000m trở lên, thời tiết mát mẻ trong mùa hè (đặc biệt là ở Sapa, Bắc Hà), mùa đông ít lạnh hơn so với những nơi có cùng vĩ độ ở sườn Đông dãy Hoàng Liên Sơn (khoảng 20C) do vậy rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe.

* Thủy văn:

Đặc điểm địa hình và khí hậu đã tạo cho Lào Cai có hệ thống sông suối khá dày đặc và lượng nước chảy phong phú. Trên địa bàn tỉnh có hai hệ thống sông chính chảy qua là Sông Hồng và Sông Chảy.

Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc, có chiều dài chảy qua tỉnh là 130km. Ngoài vai trò trong phát triển kinh tế, sông Hồng còn có vai trò to lớn trong quá trình giao lưu giữa Lào Cai với các vùng trong và ngoài nước thông qua hệ thống giao thông đường thủy.

Sông Chảy là con sông lớn thứ hai chảy qua địa bàn tỉnh với 124km chiều dài, từ Pha Luông – Mường Khương qua cao nguyên Bắc Hà tới Phố Ràng.

Ngoài 2 con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn con sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên) cũng có giá trị cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như du lịch của Lào Cai như: Sông Nậm Nhi, sông ngòi Đum…và rất nhiều con suối nhỏ như suối Mường Hoa, suối Tiên…Bên cạnh đó, theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa hiện chưa được khai thác, sử dụng, tạo tiềm năng trong phát triển loại hình du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh.

* Tài nguyên sinh vật:

Ở Lào Cai, theo độ cao khác nhau đã tạo nên nhiều kiểu rừng: Rừng kín với các loại cây lá rộng xanh quanh năm và các loại dây leo, bụi rậm chằng chịt, lên cao hơn là rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim, từ độ cao 2.500m trở lên hầu như không còn cây cối nhiều, chỉ có lác đác Trúc núi.

Thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát hiện được 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành, trong đó có 6 loại quý hiếm đối với nước ta và thế giới là: Bách Xanh, Thiết Sam, Thông tre, Thông đỏ, Bách tùng, Dẻ tùng.

Động vật rừng Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát co 73 loài thuộc 12 họ…Bên cạnh đó, Lào Cai có một số loài động vật đặc hữu như Gà lôi tía (ở độ cao 2000-3000m), Khướu đuôi đỏ, Rắn lục sừng…Đây là nguồn tiềm năng có giá trị lớn cho phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)