Kinh nghiệm của thủ đô Hà Nội trong phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 45 - 47)

Hà Nội thành phố với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, vị trí thủ đô của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt với phát triển KTDL. Với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn; trong đó văn hóa phi vật thể đóng góp một vai trò rất quan trọng với nhiều loại hình đậm đà bản sắc. Du lịch Hà Nội ngày càng phát triển và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.

Với sự quan tâm chỉ đạo và sự giúp đỡ của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, ngành du lịch Hà Nội đã xây dựng cho mình những chính sách đúng đắn và đề ra những phương hướng, mục tiêu, giải pháp kịp thời, tạo môi trường cho du lịch Hà Nội phát triển và đổi mới phù hợp dần với điều kiện và xu hướng phát triển của du lịch thế giới và trong nước.

Việc khai thác tiềm năng du lịch đã theo đúng định hướng đề ra trong quy hoạch; Quản lý khai thác các tài nguyên du lịch được thực hiện nghiêm túc; Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, đáp ứng nhiều loại hình du lịch và thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của du khách trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, tạp chí Travel & Leisure – Tạp chí du lịch lữ hành hàng đầu thế giới của Mỹ liên tiếp bình chọn Hà Nội là một trong 10 thành phố du lịch tốt nhất của châu Á3.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hợp tác, đầu tư vào phát triển du lịch, đồng thời tập trung vốn ngân sách đầu tư hạ tầng cơ sở và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch, góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn ngành. Lực lượng kinh doanh du lịch Hà Nội cũng không ngừng gia tăng ở tất cả các loại hình, đặc biệt có 2 doanh nghiệp: Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội và Công ty liên doanh Du lịch Hồ Gươm đạt danh hiệu Topten công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam. Công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng nhằm thu hút khách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2010 là năm có nhiều sự kiện quan trọng đối với Hà Nội nói chung và du lịch của Thủ đô nói riêng. Hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức tại Hà Nội góp phần nâng cao hình ảnh vị thế của thủ đô, đặc biệt người dân cả nước đang tưng bừng chuẩn bị chờ đón “Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long Hà Nội”, đây sẽ là cơ hội để quảng bá và thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và _____________________________

3

quốc tế đến Hà Nội.

Ngoài ra, việc hợp tác phát triển du lịch Hà Nội được đẩy mạnh. Sở du lịch Hà Nội đã ký thỏa thuận mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều địa phương trong cả nước nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp không chỉ để thúc đẩy phát triển du lịch của Hà Nội nói riêng mà còn của từng địa phương và du lịch cả nước nói chung. Bên cạnh đó, Sở cũng tiến hành khảo sát, xúc tiến các thị trường du lịch trọng điểm như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…

Hiện nay, để thúc đẩy hơn nữa sự gia tăng khách quốc tế trong thời gian tới, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng đã tiến hành một số giải pháp để cải thiện về văn hóa du lịch và vệ sinh môi trường ở thủ đô tại một số khu vực như hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ... tránh xảy ra tình trạng chèo kéo, lừa gạt du khách… Như vậy, với sự nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế cùng với những sách lược có tính chất đón đầu, mở rộng hợp tác quốc tế đã giúp Du lịch Hà Nội phát triển mạnh, hội nhập với khu vực và quốc tế, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)