CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CA
2.2.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch
Trong những năm qua, tỉnh đã tăng cường và tập trung nguồn vốn đầu tư vào phát triển KTDL. Việc thu hút các dự án đầu tư vào cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch được thực hiện tốt, đã có nhiều nhà đầu tư đến khảo sát, đăng ký đầu tư như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Công ty đầu tư xây dựng Việt Nam (Secoin), Công ty du lịch Saigon Tourism, Công ty cổ phần du lịch Hoàng Gia (Khách sạn Grand Royal)…Đồng thời thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, khu vui chơi giải trí, trong đó có 12 doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư là trên 800 tỷ đồng. Giai đoạn 2006 – 2010, tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và vui chơi giải trí (đặc biệt là hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp) trong toàn tỉnh ước đạt 1.220.522 triệu đồng6
.
Đặc biệt trong 3 năm qua, đã đầu tư 34,469 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và vốn từ hạ tầng du lịch quốc gia vào hệ thống các đường du lịch tại Sa pa, Bắc Hà đã trở thành “vốn mồi” quan trọng để thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch Lào Cai. Qua đó đã thu hút được nhiều dự án du lịch trên địa bàn tỉnh như dự án đầu tư tại Khu công nghiệp Kim Thành, Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, Sa Pa với tổng số vốn xấp xỉ 300 tỷ đồng đầu tư chủ yếu tại Lào Cai, Huyện Sa Pa.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung đầu tư một số điểm du lịch có sức hút đối với du khách như Quần thể khu di tích Đền Thượng, công viên Nhạc Sơn, và tiến hành nâng cấp một số điểm du lịch (Cát Cát, Hàm Rồng – Sa Pa…).
Tuy nhiên, do công tác giải phóng mặt bằng phức tạp cùng một số nguyên ________________________