Quan điểm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 100 - 101)

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CA

3.1.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai trong thời gian tớ

Để du lịch Lào Cai phát triển nhanh, mạnh và bền vững, hoà nhập cùng với xu hướng phát triển chung của du lịch Việt Nam, ngành du lịch Lào Cai cần nắm vững các quan điểm sau:

Phát triển du lịch cần quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là nghị quyết Đại hội lần thứ VIII, IX, X của Đảng và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII. Đó là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh, tạo bước phát triển mới về kinh tế du lịch trong những năm tới.

Phát triển du lịch với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với phát triển du lịch liên vùng của cả nước.

Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực, năng động của tất cả các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho sự phát triển.

Phát triển du lịch phải gắn với sự bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; vừa tạo được môi trường an toàn, thân thiện cho du khách, vừa giữ được sự ổn định và yên bình cho cuộc sống của nhân dân trong vùng du lịch.

Phát triển du lịch gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, đồng thời với việc lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ; vốn hiểu biết về lịch sử, văn hoá, về tự nhiên, xã hội; kỹ năng giao tiếp, ứng xử... cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên và lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cơ quan QLNN về du lịch các cấp, của các doanh nghiệp và tổ chức tham gia hoạt động du lịch.

Phát triển du lịch phải mang tính bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Phát triển vừa thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến sự phát triển của các thế hệ tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)