Chú trọng phát triển hình thức du lịch cộng đồng thôn, bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 115 - 117)

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CA

3.2.6. Chú trọng phát triển hình thức du lịch cộng đồng thôn, bản

Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch mà người dân mời khách đến tham quan, tham gia các sinh hoạt cộng đồng mang tính làng bản và khách thường lưu trú

đêm tại nhà dân. Du khách sẽ được khám phá nơi sinh sống, tìm hiểu, tham dự các tập tục sinh hoạt, tập quán canh tác của người dân bản địa. Đồng thời thông qua đó, người dân có thu nhập từ việc đón khách, cho thuê đất cắm trại, chỗ nghỉ đêm, dịch vụ ăn uống, vận chuyển…Du lịch cộng đồng phát triển sẽ góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng dân cư địa phương.

Đây là sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, nhất là khách quốc tế. Với lợi thế là một tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, nét độc đáo riêng thể hiện qua các phong tục, tập quán, lễ hội…đã tạo cho Lào Cai có một thế mạnh để phát triển hình thức du lịch cộng đồng. Phần đa các chương trình du lịch lữ hành quốc tế đến tỉnh Lào Cai là nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc. Khách du lịch muốn tìm hiểu, khám phá về đời sống sinh hoạt, văn hóa đích thực của người dân bản địa.

Trong những năm qua được sự giúp đỡ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Hiệp hội các trường Đại học vùng Vancouver – Canada và Đại học Mở Hà Nội, loại hình này đã được phát triển khá hiệu quả ở Sa Pa, song nhìn chung vẫn chưa tạo thành một sản phẩm du lịch thực sự, chưa được quan tâm đầu tư nhiều. Có thể thấy rằng, lợi ích do hoạt động du lịch này mang lại là rất lớn, do đó để loại hình du lịch cộng đồng thực sự phát triển có hiệu quả thì các ngành chức năng phải phối hợp với các địa phương trong tỉnh khảo sát, xây dựng tiêu chí, lựa chọn các làng, bản đạt tiêu chuẩn để quy hoạch tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng. Trước mắt đào tạo cho các địa phương sau: Tả Van, Tả phìn, Thanh Phú, Nậm Cang (huyện Sa Pa); Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng); Long Khánh, Long Phúc, Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên); Tung Chung Phố (Mường Khương); Tả Van Chư, Bản Phố, Cố Ly (Bắc Hà); Mường Hum, Y Tý (Bát Xát). Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, phát triển du lịch cộng đồng chủ yếu nhằm tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch để bảo tồn môi trường cảnh quan thiên nhiên, văn hóa dân tộc và giúp người dân cải thiện nâng cao mức sống. Do vậy, để đáp ứng mục tiêu trên, cần

tiếp tục nâng cấp và xây dựng các tuyến du lịch tại các làng bản có tiềm năng về cảnh quan, môi trường, văn hóa, du lịch. Đồng thời tổ chức nhiều khóa tập huấn đào tạo du lịch cộng đồng tại các thôn, bản, làng cho các học viên là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động phát triển, khai thác, quản lý du lịch cộng đồng với các kiến thức cơ bản như: Tổng quan chung về du lịch, du lịch thôn bản; bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa thành sản phẩm du lịch; Kỹ năng trong kinh doanh, phục vụ du lịch tại chỗ; trình tự đón khách; vệ sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm; chế biến món ăn; văn minh giao tiếp, ứng xử tình huống, kỹ năng hướng dẫn khách tham quan và phục vụ lưu trú tại gia…nhằm nâng cao năng lực cho phát triển du lịch cộng đồng một cách bài bản. Bên cạnh đó, địa phương cần chủ động hỗ trợ ngân sách cho nhân dân xây dựng một số công trình cơ bản như đường bê tông hóa, nhà văn hóa, bể chứa nước sạch, công trình vệ sinh công cộng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)