Định hướng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 101 - 103)

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CA

3.1.2.2. Định hướng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Ca

Trên cơ sở những quan điểm cơ bản trên và thực trạng phát triển KTDL của tỉnh trong thời gian qua, Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII đã đưa ra định hướng tổng quát như sau: “Trong những năm tới cần tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về văn hóa lịch sử, về điều kiện giao thông thuận lơi, những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng tạo bước phát triển mới về du lịch. Phấn đấu sau năm 2010 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng giá trị gia tăng của ngành du lịch chiếm trên 12% trong cơ cầu GDP của tỉnh” [33].

Từ định hướng tổng quát nêu trên, phát triển KTDL được cụ thể hóa theo những hướng cơ bản sau:

Về định hướng thị trường và phát triển sản phẩm:

+ Về thị trường:

Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của tỉnh Lào Cai.

Các thị trường quốc tế trọng điểm như Trung Quốc, chiếm tới gần 70% thị phần khách quốc tế đến Lào Cai; thị trường Châu Âu chủ yếu là Pháp, Đức, Anh, Thụy Điển và thị trường Bắc Mỹ (phần đa là Mỹ và Canada) là những thị trường có nhiều triển vọng đối với du lịch Lào Cai. Đây cũng là thị trường có khả năng thanh toán và có nhu cầu về chất lượng dịch vụ cao. Vì vậy cần phải có kế hoạch cụ thể khai thác để thúc đẩy tăng trưởng du khách quốc tế đến Lào Cai trong thời gian tới. Thị trường khách nội địa: Khách nội địa đến Lào Cai rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn song chủ yếu đến từ các thị trường gần, từ Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc. Vì

vậy cần phải chú trọng kích cầu du lịch nội địa, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá thu hút nguồn khách nội địa ở những thị trường xa.

+ Định hướng về phát triển sản phẩm:

Trên cơ sở định hướng thị trường chính xác và điều chỉnh linh hoạt để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Lào Cai, đủ sức cạnh tranh với các tỉnh lân cận và cả nước, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch cộng đồng, gắn văn hóa dân tộc với phát triển du lịch. Đồng thời đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm phù hợp với từng vùng, tuyến, điểm và khu du lịch để thỏa mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của các đối tượng khách, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế du lịch.

Định hướng phát triển các vùng du lịch:

Lào Cai được phân chia và định hướng phát triển thành 3 vùng du lịch, trong đó mỗi vùng có những sản phẩm và tiềm năng du lịch riêng để phát triển và thu hút khách du lịch.

+ Vùng 1: Gồm thành phố Lào Cai và huyện Sa Pa, Bát Xát. Trong đó, xây dựng Sa Pa thành đô thị du lịch gắn với sản phẩm du lịch thế mạnh như du lịch nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái có yếu tố mạo hiểm... được phát triển theo hướng có kiểm soát sức tải, nâng cao chất lượng. Thành phố Lào Cai là điểm đầu tư trọng tâm hướng tới thị trường khách thương mại, phát triển mạnh loại hình du lịch mua sắm, du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, hội chợ và khảo sát thị trường. Bát Xát phát triển các loại hình du lịch văn hóa – sinh thái nhỏ, nhằm giảm tải và phân phối lượng khách từ Sa Pa và Lào Cai.

+ Vùng 2: Gồm Bắc Hà – Si Ma Cai - Mường Khương. Bắc Hà là điểm đầu tư trọng tâm. Mường Khương và Si Ma Cai là các điểm đến vệ tinh trong các tour du lịch kết nối tam giác du lịch Bắc Hà – Si Ma Cai - Mường Khương với Hà Giang và Châu Văn Sơn – Trung Quốc. Vùng này có địa hình núi cao, cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm. Cùng với các tài nguyên du lịch nhân văn tập trung, đặc sắc của các dân tộc, rất hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Du lịch sinh thái, du lịch thể thao, giải trí, du lịch văn hóa, lịch sử.

+ Vùng 3: Phía Tây Nam tập trung các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn. Đây là vùng gắn với Quốc lộ 70 và Cao tốc Lào Cai – Hà Nội, do vậy tạo điều kiện phát triển mạnh các trạm dừng chân du lịch gắn với mua sắm và bán các sản phẩm du lịch lưu niệm, quà tặng; hình thành các điểm mua sắm du lịch cho các tuyến du lịch Hà Nội – Lào Cai; Trung Quốc – Việt Nam và các tuyến du lịch của các tỉnh Lai Châu (qua Than Uyên), Yên Bái và Hà Giang.

Định hướng về đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch

Đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Ưu tiên đầu tư cho những công trình, dự án có khả năng nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch.

Định hướng về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Xây dựng nguồn nhân lực quản lý và lao động trực tiếp trong ngành du lịch đáp ứng yêu cầu ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó chú trọng đào tạo (bao gồm cả hệ thống đào tạo) để nâng cao năng lực; đảm bảo chất lượng, kỹ năng nghề và nghiệp vụ du lịch, mang tính chuyên nghiệp, góp phần nâng cấp chất lượng dịch vụ du lịch.

Định hướng về quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch

Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều nội dung, hình thức có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, đảm bảo thiết thực hiệu quả. Huy động mọi nguồn lực để ưu tiên xúc tiến du lịch đối với thị trường khách du lịch nội địa tại các đô thị phía Nam, khách Trung Quốc và khách quốc tịch nước thứ 3 từ Côn Minh – Trung Quốc và Luongprabang – Lào đến Lào Cai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)