Khái niệm phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 27 - 31)

Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành và phát triển từ lâu, KTDL đã và đang được nhiều nước quan tâm đầu tư phát triển, nhưng để xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh về phát triển kinh tế du lịch là vấn đề khó, cần phải có những luận cứ xác thực. Bởi vì, trong lĩnh vực phát triển của mình KTDL phụ thuộc rất nhiều yếu tố, ngoài việc chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế nói chung, do đặc thù của ngành nó còn có cơ chế vận hành riêng.

Trên thực tế phát triển KTDL ở nhiều nước không những đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc gia…Ở mỗi quốc gia, dân tộc có tính đặc thù riêng, phụ thuộc vào trình độ phát triển LLSX, mục đích tính chất của quan hệ sản xuất và quan niệm hay cơ chế, chính sách, quy hoạch chiến lược phát triển, chế độ chính trị, xã hội của mỗi nước, cho nên trong nghiên cứu tất yếu sẽ có những lý giải khác nhau. Hiện nay, chưa có một khái niệm chính thống nào về phát triển KTDL.

Vấn đề mang tính nguyên tắc xuyên suốt là để phát triển KTDL có hiệu quả, bền vững cần phải nhận thức được mối quan hệ gắn bó giữa tài nguyên du lịch với môi trường, xã hội, quốc phòng – an ninh trong cả quá trình. Cho nên, nghiên cứu

phát triển KTDL và đưa ra định nghĩa về nó phải nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng phải có tính tổng hợp và có hệ thống. Thể hiện những mặt cơ bản sau đây:

Thứ nhất, từ góc độ kinh tế: Muốn phát triển kinh tế bền vững cần phải khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực, phải ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ để tăng năng suất lao động, tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, mở rộng quy mô và năng lực sản xuất…Phát triển KTDL cũng phải tuân theo nguyên tắc như vậy. Nhưng KTDL có những mặt mang tính đặc thù là khai thác các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cho nên phải luôn luôn chú trọng đến yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả. Tùy thuộc vào từng loại hình du lịch để ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ kinh doanh du lịch trên các mặt như mở rộng các loại hình dịch vụ, quy mô, trình độ để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận…Trên cơ sở đó mới có khả năng bù đắp những chi phí và tiếp tục mở rộng sản xuất cho giai đoạn tiếp sau. Đối với những sản phẩm được chế tạo từ nguồn gốc tự nhiên, thì vấn đề chủ yếu là xét xem tài nguyên du lịch tự nhiên đó có khả năng tái tạo hay không. Nếu không thì phải tiến hành nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm có khả năng thay thế. Muốn vậy phải cộng thêm vào giá thành sản phẩm làm từ tài tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thay thế. Đối với tài nguyên đu lịch nhân văn phải có chiến lược quy hoạch, giữ gìn, đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, phát huy phát triển, tuyền truyền, quảng bá rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân trong nước, cho du khách nước ngoài khi đến nước ta. Dưới góc độ này phải đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, phát triển, hiệu quả và ổn định. Bền vững về kinh tế trong trường hợp này là “sự phát triển ổn định và lâu dài” của KTDL, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của xã hội và đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là cho người dân địa phương nơi có tài nguyên du lịch. Khi mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch, họ sẽ có động cơ bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, tìm mọi phương cách để thu hút du khách đến với họ. Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là phương pháp tích cực trong

công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế ở những vùng còn khó khăn.

Thứ hai, từ góc độ môi trường: Tuân theo quy luật phát triển chung, sự phát triển KTDL phải giải đáp được bài toán do môi trường đặt ra. Trong bất kỳ phương án quy hoạch phát triển nào theo hướng bền vững cũng đều phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữ con người và thiên nhiên sao cho sự phát triển KTDL không làm suy thoái hay hủy diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm. Điều đó đồng nghĩa với việc giữ gìn và phát triển được tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, việc sử dụng các tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu của thế hệ mai sau.

Thứ ba, từ góc độ xã hội: Sự phát triển KTDL phải đi đôi với sự phát triển xã hội, nghĩa là không ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người trong suốt quá trình phát triển. Đó cũng chính là sự phát triển tự sinh do chính xã hội ấy chủ động thực hiện, chứ không phải là một sự phát triển ngoại sinh, sống nhờ hoàn toàn vào nguồn lực từ bên ngoài, muốn vậy phải thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong suốt quá trình phát triển, coi phát triển KTDL là công cụ xóa đói giảm nghèo trong những lĩnh vực phù hợp. Thường xuyên xây dựng thể chế tốt và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Đối với phát triển KTDL yếu tố này cần phải thường xuyên coi trọng bởi vì nhu cầu hưởng thụ các loại hình sản phẩm du lịch của con người là vô tận, du lịch được xã hội hóa thì lại càng đòi hỏi có nhiều loại hình kinh doanh du lịch phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng trong xã hội. Muốn tạo ra năng suất cao cho sản xuất thì Nhà nước cần phải thể hiện được trình độ quản lý và điều hành, đưa ra và triển khai những chủ trương, chính sách phát triển phù hợp, có cơ chế hoạt động thông thoáng đồng bộ, mở đường cho lực lượng sản xuất không ngừng phát triển.

Thứ tư, từ góc độ quốc phòng – an ninh: Sự phát triển KTDL ổn định, bền vững cần thiết phải được đặt trong sự bảo đảm của nền quốc phòng đủ mạnh. Phải

nhìn thấy được vai trò của quốc phòng an ninh đối với phát triển KTDL, vai trò của quân đội và công an trong phòng, tránh các hiện tượng phá hoại do thiên tai gây ra, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết hậu quả của các dịch bệnh, thiên tai, hỗ trợ khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch, tạo tâm lý yên tâm, thoải mái thưởng ngoạn cho du khách…Ngược lại, phát triển KTDL bền vững sẽ góp phần củng cố tăng cường nền quốc phòng toàn dân và xây dựng thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh hơn.

Thứ năm, từ góc độ văn hóa: Quá trình khai thác, đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hóa truyền thống đã có và để lại hậu quả xấu cho các thế hệ tiếp theo. Các điểm du lịch có sự kết hợp giữa cảnh đẹp thiên nhiên và nền văn hóa truyền thống gây ấn tượng mạnh và độc đáo có sức hấp dẫn hơn đối với du khách. Du khách muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hóa đích thực, sống động trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Điều này hấp dẫn hơn nhiều so với những gì tái tạo lại trong một viện bảo tàng, một cuộc triểm lãm hoặc trình diễn. Như vây, nếu các giá trị văn hóa bị hủy hoại, bị biến đổi hoặc chỉ còn tồn tại dưới dạng mô phỏng thì sẽ không còn khả năng hấp dẫn du khách, sức thuyết phục và cuốn hút du khách sẽ bị giảm sút đi nhiều.

Như vậy, phát triển KTDL bền vững, ổn định, hiệu quả là một quá trình phát triển cân đối, sự kết hợp đồng bộ giữa các mặt: Tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, quốc phòng – an ninh…không được xem nhẹ mặt nào, các mặt trong tổng thể đó luôn có mối quan hệ qua lại, gắn bó, hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy cùng nhau phát triển, hoặc có khi kìm hãm nhau, nếu sự kết hợp đó không phù hợp, khoa học.

Từ những vấn đề lý luận và nhận thức trên có thể hiểu: “Phát triển kinh tế du lịch là mở rộng quy mô và năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhằm nâng cao số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ du lịch để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phân công lao động, bảo tồn và làm phong phú thêm các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã định”. [22, tr.29]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế du lịch tỉnh lào cai (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)