CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CA
3.2.3. Tăng cƣờng công tác đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch
Năng lực và phẩm chất của đội ngũ lao động trong ngành du lịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc khai thác có hiệu quả cũng như bảo tồn lâu dài các nguồn tiềm năng du lịch của đất nước, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc
sắc, có chất lượng, hấp dẫn khách. Đội ngũ này cũng thể hiện khả năng tiếp thu kinh nghiệm du lịch quốc tế, cũng như khả năng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế về du lịch. Phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng là nhằm bảo đảm cho Du lịch Lào Cai phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách. Đây chính là quá trình cụ thể hoá yêu cầu về nhân tố con người trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Thực tế cho thấy chất lượng lao động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế do thiếu kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. So với tốc độ phát triển hiện nay và trong tương lai thì đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch cần phải được huấn luyện và đào tạo lại thông qua các cơ sở đào tạo có quy mô và chất lượng đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Điều đó cho thấy du lịch Lào Cai cần có một chiến lược lâu dài nhằm chuẩn hoá đội ngũ lao động và cán bộ QLNN và trong kinh doanh. Đồng thời xây dựng lực lượng lao động đủ về số lượng, cao về chất lượng và hợp lý về cơ cấu để phát huy các tiềm năng thế mạnh của địa phương góp phần đưa du lịch Lào Cai trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập cùng với ngành du lịch của cả nước. Vì vậy, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cần tiến hành đồng bộ các biện pháp cơ bản sau:
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Từ chiến lược đó có thể lên được những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn đào tạo nhân lực theo định hướng phát triển ngành. Nội dung chủ yếu của kế hoạch này bao gồm đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có kết hợp với đào tạo mới để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý, đến đãi ngộ…, chú trọng từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề, ý thức chính trị và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. Đặc biệt chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
- Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động KDDL theo cơ chế thị trường và đáp ứng xu hướng phát triển của thời đại. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý KDDL bằng cách tổ chức cho các cán bộ quản lý trong các đơn vị kinh doanh đi học tập và trau dồi kiến thức ở nước ngoài, đồng thời xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn và quy định tối thiểu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, ứng xử… đối với cán bộ và các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm phát triển các dịch vụ du lịch một cách hiệu quả và chất lượng.
- Tổ chức mạng lưới các cơ sở đào tạo của Nhà nước và của ngành trên địa bàn toàn tỉnh một cách hợp lý. Đa dạng hóa hình thức đào tạo gồm chính quy, phi chính quy, ngắn hạn, dài hạn theo cấp độ: hướng nghiệp dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học…Tăng cường mở các lớp về đào tạo nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động ở doanh nghiệp theo hình thức tại chỗ, “cầm tay chỉ việc”. Ngoài ra, Sở VHTT&DL có thể kết hợp với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để mở lớp bồi dưỡng ngắn hạn, ngoài giờ ngay tại cơ sở du lịch để đảm bảo nâng cao tay nghề của người lao động mà không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó xây dựng chính sách và chương trình liến kết, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước. Hợp tác với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trong cơ quan nhà nước và HDV, lao động trong cơ sở KDDL, gửi đào tạo và đào tạo gián tiếp qua chương trình khai thác khách của Công ty du lịch được đặt tại Côn Minh – Trung Quốc. Phối hợp với một số trường và cơ sở dạy nghề như: Trường Trung học tư thục Hoa sữa Hà Nội, Trường Cao đẳng du lịch, Trường Trung cấp Thương mại…để giảng dạy về các nghiệp vụ nấu ăn, buồng, bar, lễ tân và các nghiệp vụ khác, đồng thời tiến hành trao đổi sinh viên để gửi thực tập và đào tạo.
hoạch đào tạo lại, đào đạo mới đội ngũ HDV. Trước mắt cần phải bắt đầu đào tạo và hoàn thiện cho các HDV hiện đang làm việc tại Sa Pa, Bắc Hà vì trong số họ có nhiều hiểu biết về địa phương. Sau đó là đào tạo cho con em các dân tộc thiểu số đang tham gia hoạt động hướng dẫn khách du lịch.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà đầu tư có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động là người địa phương ngay từ khi bắt đầu triển khai đầu tư dự án để bố trí đào tạo và sử dụng khi dự án hoàn thành, đi vào khai thác.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường công nghệ thông tin, ưu tiên đầu tư cho hoạt động Internet để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, quản lý và KDDL.
- Phát triển du lịch phải dựa vào cộng đồng dân cư địa phương do đó cần tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch. Từ đó người dân có thể nhận thức được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài đối với công đồng dân cư địa phương, nhằm tăng cường ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, văn minh du lịch và bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch, tài nguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.