ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội (Trang 75 - 77)

3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh doanh lữ hành ở Việt Nam

Hiện nay, Nhà nƣớc Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc phát triển du lịch để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao với các chủ trƣơng, nghị quyết và cơ chế chính sách đảm bảo du lịch phát triển. Tuy nhiên, một số khó khăn thách thức lớn: tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực tiếp tục phức tạp nhƣ khủng bố, dịch bệnh, thiên tai thƣờng xuyên xảy ra. Vì vậy cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung và lữ hành nói riêng. Cụ thể định hƣớng phát triển kinh doanh du lịch của toàn ngành nhƣ sau:

Phấn đấu năm 2015 đón đƣợc 7,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế và 23 triệu khách du lịch nội địa; thu nhập khoảng 6 tỷ USD. Chi tiết tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Dự báo lƣợt khách du lịch và thu nhập đến năm 2025

Lƣợt khách ĐVT 2015 2020 2025

Du lịch quốc tế Triệu lƣợt 7,5 10 12

Du lịch nội địa Triệu lƣợt 23 30 35

Doanh thu du lịch Tỷ USD 6 8,5 10,5

Nguồn: Tổng cục du lịch

Đẩy mạnh việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và sửa đổi bổ sung Luật du lịch, bảo vệ quyền lợi khách du lịch. Tăng cƣờng phối hợp liên ngành trong các hoạt động du lịch. Xây dựng và triển khai tốt chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch. Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện sản phẩm du lịch mới nhƣ: chƣơng trình du lịch đƣờng bộ xuyên quốc gia,

chƣơng trình du lịch văn hóa các dân tộc, chƣơng trình du lịch biển…Đổi mới sản phẩm du lịch ở 4 khu du lịch tổng hợp Hạ Long- Cát Bà; Cảnh Dƣơng - Hải Vân - Non Nƣớc; Vân Phong - Đại Lãnh; Vũng Tàu - Côn Đảo - Phú Quốc và các khu du lịch chuyên đề: Sapa, Ba Bể, Cổ Loa, Hƣơng Sơn, Tam Cốc, Kim Liên, Phong Nha, Đƣờng Hồ Chí Minh, Thuận An, Hội An, Mỹ Sơn và Rừng Sác Cần Giờ.

Triển khai các dự án khôi phục làng nghề thủ công truyền thống, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Chú trọng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch, đặc biệt là quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực và xúc tiến quảng bá du lịch. Hoàn thiện các chính sách, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phát triển trở thành doanh nghiệp nhận khách quốc tế đi vào và trở thành những nhà điều hành chuyên nghiệp.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra kinh doanh lữ hành để nhằm hƣớng các hoạt động kinh doanh lữ hành đúng theo quy định pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và tổ chức thƣơng mại thế giới.

3.1.2. Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội. Nam - Hà Nội.

Năm 2013 và những năm tới, định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội nhƣ sau:

Đầu tƣ, nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện có, nghiên cứu đầu tƣ để hình thành các loại hình du lịch mới nhƣ: du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng… Phấn đấu nâng cao chất lƣợng dịch vụ ở tất cả các khâu kinh doanh, đủ sức cung ứng các dịch vụ khép kín (từ lữ hành, khách sạn, vận chuyển đến các dịch vụ khác…) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

Xem xét lại chế độ lƣơng thƣởng trên nguyên tắc khuyến khích ngƣời lao động có công đóng góp cho hiệu quả kinh doanh của công ty. Tăng cƣờng

nghiên cứu và khảo sát để tạo sản phẩm, quảng bá ra nƣớc ngoài. Tập trung vào thị trƣờng có hƣớng phát triển hiện nay nhƣ thị trƣờng Nga, Đông Âu. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh khai thác thị trƣờng Trung Quốc, Nhật Bản.

Đầu tƣ vào công nghệ tin học trong quản lý kinh doanh. Tăng cƣờng khai thác bán hàng qua mạng, công tác chăm sóc khách hàng phải đặt lên hàng đầu để giữ uy tín và nâng cao thƣơng hiệu của công ty. Công tác hƣớng dẫn cần quan tâm, đầu tƣ hơn nữa để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, nhất là hƣớng dẫn viên tiếng Tây Ban Nha, Đức, Nhật và Trung quốc.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch và các sản phẩm du lịch của công ty ở cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc bằng nhiều hình thức: Hội chợ, hội thảo, triển lãm tuyên truyền hình ảnh và thƣơng hiệu của công ty trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ của công ty đủ trình độ, có đức, có tài đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhiệm vụ trong sự phát triển kinh tế thị trƣờng thích ứng trong điều kiện toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)