Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Phúc Yên

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Về kinh tế

Thành phố Phúc Yên có vị trí địa lý rất thuận lợi: gần với thủ đô Hà Nội, các khu công nghiệp của Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài; có thị trường rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hoá; có hệ thống giao thông thuận tiện: Đường quốc lộ 2, đường quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai, tương lai gần có đường cao tốc xuyên Á đi cảng Cái Lân Quảng Ninh và Côn Minh Trung Quốc; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn thị xã có trên 50 Cơ quan, Doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của Trung ương, của tỉnh, của Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để Phúc Yên khai thác các thế mạnh, thu hút đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn.

Hiện nay thành phố là trung tâm kinh tế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc với đóng góp ngân sách hàng năm chiếm 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Kinh tế trên địa bàn thành phố tăng trưởng khá, 5 năm gần đây (2010-2015) giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân tăng 8,46%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2015 là: Công nghiệp, xây dựng 90,22%; Dịch vụ 9,32%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 0,46%. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng đạt gần 360.000 tỷ đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển đa dạng, chất lượng được nâng lên. Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 31.308 tỷ đồng, bình

trang thiết bị được quan tâm đầu tư. Dịch vụ bưu chính, viễn thông từng bước được hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 năm (2011-2015) ước đạt 77.237 tỷ đồng, bình quân tăng 16%/năm. Tổng chi ngân sách đạt 2.271 tỷ đồng, bình quân tăng 9,4%/năm.

Giai đoạn 2015-2020, thành phố phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế bình quân từ 7,5 - 8%/năm. Trong đó: Ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 8% - 9%/năm. Ngành dịch vụ tăng từ 17 -18%/năm. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng từ 3% đến 3,5%/năm. Đến cuối năm 2020, cơ cấu kinh tế của thành phố sẽ là: Công nghiệp, xây dựng: 86,67%; Dịch vụ:12,98%; Nông, lâm, thủy sản: 0,35%. Hàng năm phấn đấu thu ngân sách bình quân tăng từ 8% đến 10%; chi ngân sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3.1.2.2 Thuận lợi và hạn chế trong phát triển KTXH

a, Thuận lợi:

Thành phố Phúc Yên có vị trí nằm trên trục của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội- Hải Phòng, cùng với việc dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã đi vào sử dụng là cơ hội lớn để Phúc Yên phát triển, khai thác những lợi thế của mình. Phúc Yên có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, hệ thống giao thông đối ngoại gồm Quốc lộ 2, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường sắt do Trung ương quản lý, hệ thống đường tỉnh lộ kết hợp với tuyến đường thị xã, đường sắt. Đây là điều kiện thuận lợi lớn, vì nhờ hệ thống giao thông này kinh tế Phúc Yên có thể giao thương với các địa bàn trong cả nước và chịu tác động lan toả từ các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Các điều kiện và tài nguyên thiên nhiên khá phong phú (thổ nhưỡng, khí hậu, nước mặt, nước ngầm...). không chỉ thuận lợi để phát triển các ngành nông lâm nghiệp toàn diện, đặc biệt là cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp mà còn có thể đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và chế tác, các ngành dịch vụ (phục vụ cho thị xã và cho các địa bàn lân cận). Phúc Yên là thành phố chiếm tỷ trọng cao về tỷ trọng thương mại dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn so với các huyện, thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc.

b, Hạn chế:

Sự phát triển kinh tế của thành phố chủ yếu do sự đóng góp của thương mại, dịch vụ, công nghiệp - đô thị, nhưng vẫn tồn tại sản xuất nông nghiệp ở trình độ thâm canh. Khu vực đồng bằng của thành phố có địa hình thấp trong tỉnh, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn, lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước của dãy núi Tam Đảo chảy qua, nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng lụt cục bộ khu vực trũng. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội đã hình thành về cơ bản nhưng còn một số tồn tại, hiệu quả sử dụng chưa cao;

Khai thác những lợi thế của ngành thương mại, dịch vụ, khai khoáng, nông- lâm sản đang đem lại những thành tựu ban đầu cho phát triển kinh tế. Trong tương lai sự đóng góp của chúng sẽ hạn chế, đồng thời khai thác quá mức sẽ có những tác động xấu tới môi trường sinh thái của thành phố. Để nâng cao giá trị đóng góp của các lợi thế, Phúc yên cần hướng vào phát triển các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp chế biến nhằm tăng thêm giá trị của các mặt hàng nông, lâm sản, khoáng sản, đảm bảo thương hiệu trên thị trường, khai thác tiềm năng du lịch. Trong điều kiện hiện nay, đây là một thách thức lớn cần có thời gian và môi trường đầu tư thuận lợi (để có thể thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài, hệ thống kết cấu hạ tầng cần được xây mới và nâng cấp). Tập trung khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ môi trường bị suy thoái, độ che phủ của rừng bị giảm. Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng trưởng và phát triển bền vững đang là vấn đề đặt ra đối với Phúc Yên. Số lao động có kỹ thuật đang làm việc có năng lực trình độ chuyên môn của thành phố chưa theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế nên dẫn đến khả năng thu hút lao động từ bên ngoài đến thành phố làm việc và sinh sống trong những năm tới sẽ tăng mạnh.

UBND thành phố Phúc Yên đã xây dựng nhiều chính sách về thu hút vốn đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng nhưng tổng vốn huy động hàng năm cũng không tăng lên.

Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, UBND thành phố đã có các cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, khuyến khích sản xuất kinh doanh, xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển. Nhưng cũng chưa được khả quan, nhiều công trình đã được phê duyệt dự án nhưng chưa có nguồn để triển khai xây dựng.

Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả phần vốn đầu tư này là rất quan trọng và cần thiết, góp phần củng cố và phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)