1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Để từng bước nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng trong XDCB trên địa bàn, UBND huyện Lập Thạch đã tăng cường chỉ đạo các ban, ngành chức năng tập trung quản lý chặt chẽ việc đầu tư các công trình XDCB; ưu tiên dành nguồn để trả nợ XDCB, nguồn vốn đầu tư được tập trung hơn, các chủ đầu tư tích cực quy hoạch các khu đấu giá đất để tạo nguồn trả nợ XDCB, đôn đốc các nhà thầu khẩn trương lập hồ sơ quyết toán để thẩm tra, phê duyệt quyết toán nhằm xác định chính xác nợ XDCB, hạn chế khởi công mới các công trình khi chưa có nguồn vốn cụ thể.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB và thanh toán nợ đọng trong XDCB theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công, thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các ban, ngành chức năng tăng cường kiểm tra, rà soát, thẩm tra việc quyết toán các dự án XDCB đã hoàn thành; tổng hợp, phân loại các công trình có vướng mắc, khó khăn trong công tác quyết toán, đề xuất phương án tháo gỡ, giải quyết; lập báo cáo danh sách các chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm các quy định về quyết toán dự án hoàn thành, đề xuất biện pháp xử lý theo quy định. Đồng thời UBND huyện chỉ đạo các ngành, địa phương lập kế hoạch sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn vốn đầu tư công, trong đó bố trí một phần vốn để ưu tiên trả nợ XDCB, số nguồn vốn còn lại tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm, các công trình phục vụ phát triển KTXH gắn với mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn.
1.3.4 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 08/10/2012 về phân cấp uỷ quyền quản lý vốn đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND huyện Sơn Dương.
Việc phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và nâng cao tinh thần trách nhiệm của UBND huyện đối với dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư tại huyện cũng tồn tại một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các báo cáo đầu tư liên quan đến các công trình phục vụ nông nghiệp, phòng Công thương thẩm định báo cáo đầu tư liên quan đến các công trình giao thông, xây dựng nhưng trên thực tế một số công trình, dự án kết hợp thuỷ lợi với giao thông xây dựng dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm làm kéo dài thời gian thẩm định.
- Thứ hai, Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan quản lý vốn đầu tư, theo dõi nợ XDCB, nhưng đôi khi không được chủ trì trong việc lập báo cáo chuẩn bị đầu tư, việc này UBND huyện thường giao cho phòng Công thương, Nông nghiệp tham mưu về quy mô dự án đẫn đến nợ đọng XDCB lớn.
- Thứ ba, Về phân định trách nhiệm quản lý dự án, công tác tổ chức QLDA của huyện trong những năm qua đã có nhiều cải tiến. Chủ đầu tư được phân công rõ hơn, trách nhiệm cao hơn trước. Ban QLDA được quy định nhiệm vụ quyền hạn cụ thể hơn. Đội ngũ cán bộ QLDA đã phần nào đáp ứng được yều cầu kỹ thuật, nhiều cán bộ được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ. Tuy nhiên, tình trạng chưa phân định rõ ràng trách nhiệm của chủ đầu tư, nguời quyết định đầu tư và Ban QLDA đang là vấn đề cần quan tâm ở huyện Sơn Dương cũng như các địa phương khác.
Thực hiện theo các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB thẩm quyền quyết định đầu tư là UBND huyện, Ban QLDA đồng thời là chủ đầu tư và giữ trách nhiệm QLDA đối với một lượng công trình lớn. Khi đó với tư cách là chủ đầu tư, Ban QLDA có quyền tự phê duyệt thiết kế - dự toán và chỉ định thầu đơn vị
thi công công trình. Thực hiện QLDA theo cơ chế này có ưu điểm là có sự tách bạch giữa người quyết định đầu tư và chủ đầu tư, nhưng có nhược điểm là dễ xảy ra những sai phạm, tham nhũng khi chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thực hiện chức năng QLDA. Một số công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách xã (bao gồm cả các công trình có sử dụng vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ) trên địa bàn huyện, hoặc công trình sử dụng nguồn vốn huy động của nhân dân thì UBND huyện giao cho UBND các xã, thị trấn, các trường học làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trách nhiệm đối với việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đối với công trình xây dựng của các chủ đầu tư này thấp.
Phần lớn các chủ đầu tư là UBND các xã, thị trấn, các trường học, phòng ban đều chưa thực sự nắm được các quy định về quản lý đầu tư xây dựng nên ý thức chấp hành chưa cao, thiếu nghiên cứu về mục đích đầu tư, khả năng sử dụng và khai thác dự án cho nên thường xuyên xảy ra tình trạng phải điều chỉnh và duyệt lại dự án. Không chỉ vậy, những cán bộ QLDA tại các xã, thị trấn, trường học đa phần là những cán bộ không có chuyên môn về đầu tư XDCB nên hiệu quả QLDA rất thấp, năng lực của chủ đầu tư hạn chế nên từ khâu lập dự án đến khi triển khai các công việc tiếp theo của dự án là rất khó khăn và vấn đề này hiện vẫn là một bài toán chưa có lời giải đối với các cơ quan quản lý đầu tư XDCB trong việc thực hiện phân cấp QLDA nói riêng và quản lý đầu tư XDCB nói chung.