Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên làm côngtác quản lý vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 102)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp hoàn thiện côngtác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ

4.3.6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên làm côngtác quản lý vốn

đầu tư XDCB từ NSNN

Xác định con người luôn là trung tâm của mọi sự phát triển, con người quyết định mọi thắng lợi và qhr của quản lý nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực có vị trí quan trọng trong việc tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, kế hoạch phát triển của Thành phố. Muốn vậy, trước hết phải tăng cường đào tạo cán bộ quản lý đầu tư xây dựng và quản lý tài chính nhằm tạo được đội ngũ cán bộ quản lý có tri thức nhuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn phải gắn liền với giáo dục với ý thức để tăng cường sự hiểu biết về pháp luật, về những quy chế trong đầu tư xây dựng của nhà nước đặt ra, bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến cho mọi người thấy được vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, phải chú trọng công tác giáo dục và đào tạo, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức nâng cao trình độ mọi mặt.

Công tác đào tạo bồ dưỡng cho đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB tuy đã được UBND Thành phố Phúc Yên đặt ra như một vấn đề cấp thiết

trong nhiều năm qua nhưng trên thực tế hiệu quả đem lại chưa như mong muốn. Dưới đây là một số giải pháp nhằm tăng cường công tác này trong thời gian tới:

i)Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng như: Đổi mới chương trình đào tạo phân theo từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau để thực hiện đào tạo chuyên môn sâu lĩnh vực đang công tác. Tập hợp những vướng mắc trong thực tế, hàng loạt vấn đề mới đặt ra được giải quyết và được kiểm nghiệm qua thực tế;

ii)Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thuộc loại ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thất thoát cao nhất. Do vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế của Huyện trong giai đoạn 2016 - 2020 cần có chương trình đào tạo lại đội ngũ cán bộ tư vấn thiết kế kỹ thuật và kỹ sư xây dựng, quản lý tài chính, quản lý chất lượng theo hướng chuyên nghiệp hoá;

Về đào tạo và đào tạo lại cán độ quản lý vốn đầu tư XDCB cần: i)Đào tạo phải trên cơ sở tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cho từng vị trí công việc (thẩm định dự án đầu tư, thẩm định đánh giá tác động môi trường thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, thanh tra tài chính các dự án đầu tư XDCB, kiểm toán báo cáo tài chính, tuân thủ và kiểm toán hoạt động các dự án đầu tư XDCB từ NSNN); ii)Trên cơ sở tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, các ngành, đơn vị, tiến hành đánh giá lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB hiện có cả về số lượng và chất lượng để phân loại cụ thể, xác định loại đạt chuẩn và loại chưa đạt chuẩn. Đối với đối tượng chưa đạt chuẩn, cần xem xét các trường hợp có thể đào tạo được hoặc sắp nghỉ chế độ hưu trí, cần có phương án sắp xếp lại cho phù hợp với trình độ, năng lực. Thực hiện giải pháp này không phải là quá mới, mà cái mới ở chỗ là phải làm quyết liệt, công bằng, khách quan vì mục tiêu phát triển; iii)Cần có tầm nhìn chung và dài hạn trong đào tạo, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận theo kiểu nấc thang. Chú ý lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo các cấp. Đây là một nội dung quan trọng không thể xem nhẹ; iv)Hàng năm tiến hành kiểm tra, sát hạch tại trình độ của cán bộ, công

chức, kể cả cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo các cấp. Nội dung kiểm tra, sát hạch bám vào tiêu chuẩn của từng vị trí công tác mà cán bộ, công chức đang được giao nhiệm vụ. Nếu cán bộ, công chức không đảm bảo kết quả kiểm tra, sát hạch thì có các chế tài phù hợp, kể cả việc phải luân chuyển sang vị trí công việc khác có độ phức tạp thấp hơn. Đối với tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, mạnh dạn áp dụng hình thức thi tuyển để lựa chọn, tránh nguy cơ tham nhũng, móc ngoặc trong việc thực thi nhiệm vụ được giao…

Ba là, đổi mới việc bố trí, sử dụng, bồi dưỡng và nâng cao năng lực của cán bộ quản lý vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản;

i)các cơ quan quản lý (UBND Thành phố, Phòng Tài chính - Kế hoạch) bố trí cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN (cả về số lượng, chất lượng, chuyên môn) phải trên cơ sở cơ cấu và chức năng quản lý theo luật quy định; ii)Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố cần chú trọng, tăng cường cán bộ có đủ tâm và tầm để tham gia vào việc thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch XDCB, hoạch định các dự án đầu tư XDCB; tổ chức, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, thẩm định kế hoạch đấu thầu,... Kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án đầu tư do UBND tỉnh quyết định đầu tư, hướng dẫn giám sát, đánh giá đầu tư các dự án đầu tư; iii) Phòng Tài chính Kế hoạch phối hợp cùng Kho bac nhà nước trong việc nghiên cứu soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn nhà nước nói chung và vốn NSNN nói riêng cho các dự án đầu tư XDCB, đảm bảo đẩy đủ, rõ ràng, dễ thực hiện. Đội ngũ cán bộ này có đủ năng lực để xây dựng, thẩm tra các văn bản chính sách, các quy định về quản lý, các quyết toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới, khai thác và phát huy tối đa nội lực, đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa đất nước. Đầu tư XDCB là một hoạt động thường xuyên, liên tục trên phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Phúc Yên nói riêng. Hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN luôn được ưu tiên thực hiện và làm mọi cách để ngày càng nâng cao hiệu quả. Tuy đã đạt rất nhiều kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua, nhưng tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư XDCB thuộc NSNN ở Vĩnh Phúc nói chung, tại thành phố Phúc Yên nói riêng luôn mang tính cấp bách. Trước những cơ hội và thách thức sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra cho các cơ quan hoạch định chính sách cần tiếp tục quá trình nghiên cứu nhằm quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN từng cấp. Do đó việc tăng cường các giải pháp quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN sẽ góp phần đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển KTXH của thành phố Phúc Yên nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hoá, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân dân.

Trong thời gian qua, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn của thành phố Phúc Yên đã đạt được nhiều kết quả khả quan, các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN đã được quản lý chặt chẽ, mang lại hiệu quả cao, góp phần ngày càng hiện đại bộ mặt của thành phố Phúc Yên, tạo những điều kiện thiết yếu cho tăng trưởng, phát triển và hiện đại hóa tiếp theo của thành phố.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn của thành phố Phúc Yên cũng còn bộc lộ không ít những hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn NSNN và chất lượng công trình XDCB, đồng thời, tác động tiêu cực tới mục tiêu đầu tư vốn, tới chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn Thành phố.

Những hạn chế ấy là do những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan của của thành phố Phúc Yên có tính quyết định.

Xuất phát từ nguyên nhân đó, những nội dung chủ yếu sau đã được tập trung giải quyết trong luận văn:

- Hệ thống hóa những kiến thức lý luận cơ bản về quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

- Phân tích thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Phúc Yên giai đoạn năm 2014-2017; đánh giá được những thành tựu, hạn chế trong quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố, đặc biệt phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến yếu kém trong quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của thành phố.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Phúc Yên trong những năm tới.

Với những nội dung trên, tác giả hy vọng sẽ đóng góp những giải pháp tích cực nhằm hạn chế thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Phúc Yên trong những năm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Phan Anh, 2017, “Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế, Thừa Thiên - Huế.

2. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2016, Niên giám thông kê tỉnh Vĩnh Phúc, NXB Thống kê.

3. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2017, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 20/12/2017.

4. Bùi Mạnh Cường , 2012, “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam”. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Đặng Văn Du, 2016, “Giáo trình quản lý vốn NSNN”, NXB Tài chính, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Đức,2016. “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

7. Mai Hữu Khuê,2003, Lý luận quản lý Nhà nước, Nxb. Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước, 2005, “Chỉ thị số 06/2005/CT- NHNN về đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng, góp phần phục vụ tốt cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước và chống lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng”, Công báo, (42+43), tr.114-116.

9. Trần Tuấn Nghĩa, 2014, Quản lí các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước tại Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế, Hà Nội.

10.Đặng Ngọc Viễn Mỹ, 2014. “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế, Hà Nội.

11.Hồ Thị Hương Mai (2017), “Quản lý về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

12.Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Phúc Yên (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo danh mục các dự án hoàn thành phê duyệt quyết toán, Phúc Yên.

13.Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Phúc Yên (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển, Phúc Yên.

14.Phan Thanh Phố ,2000, Kinh tế và đổi mới kinh tế, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 15.Phan Thanh Phố ,2005, Việt Nam với tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại

Thế giới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16.Hoàng Quang Phú (2014), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

17.Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, 2017, Luật Ngân sách. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18.Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ,2017, Luật xây dựng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19.Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam,2004, “Nghị quyết số 36/2004/QH11 ngày 3/12/2004 về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước”, Công báo, (2), tr.5-8.

20.Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, 2015, Luật doanh nghiệp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21.Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, 2015, Luật Xây dựng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22.Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, 2016, Luật của Quốc hội số 38/2016/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 29/06/2016, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24.Nguyễn Đức Hiển, 2016, “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại.

25.Đặng Hữu Hiếu, 2015, “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018, tầm nhìn đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại.

26.Lê Xuân Hùng (2015), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội” - Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế năm 2015 - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 27.Trần Thị Song ,2014, “Hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh

Thái Bình”, Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Thương mại.

28.Nguyễn Hải Sơn (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

29.Lê Hùng Sơn 2005, “Giải pháp đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (94), tr.38-40.

30.Đặng Văn Thanh, 2015, “Một số vấn đề về quản lý và điều hành NSNN”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31.Vũ Đức Thanh, 2008, “Đầu tư Nhà nước ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội.

32.Bùi Thanh Thuỷ, Bùi Sĩ Hiển, 2005, “Thực trạng các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay, kiến nghị và giải pháp”, Tạp chí Ngân hàng, (4), tr.42-47.

33.Nguyễn Thị Thanh Thủy ,2015, “Một số giải pháp nhằm tăng cường côngtác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Tổng cục Hải quan” , Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc Gia

34.Ủy ban Nhân dân Thành phố Phúc Yên,2014, báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của huyện 2014, Vĩnh Phúc.

35.Ủy ban Nhân dân Thành phố Phúc Yên,2015, báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của huyện 2015, Vĩnh Phúc.

36. Ủy ban Nhân dân Thành phố Phúc Yên,2016, báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của huyện 2016, Vĩnh Phúc.

37. Ủy ban Nhân dân Thành phố Phúc Yên,2017, báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của huyện 2017, Vĩnh Phúc.

38. Doãn Vịnh,2013, Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)