CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tiềm năng, lợi thế
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới thuộc khu vực Đông Bắc - Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc tiếp giáp với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với trên 277, 256 km đƣờng biên giới. Tỉnh Hà Giang có có 11 đơn vị hành chính (gồm 01 thành phố và 10 huyện) với tổng diện tích đất tự nhiên là 7.914, 8892 km2 và dân số là 778. 958 ngƣời, với 19 dân tộc anh em cùng chung sống. Do đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối và đồi núi dốc nên đƣợc phân chia thành 03 tiêu vùng có khí hậu và sinh thổ nhƣỡng khác nhau gồm: Vùng cao núi đá phía Bắc (gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn - thuộc khu vực Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn); Vùng cao núi đất khu vực phía Tây (gồm các huyện Hoàng Su phì, Xín Mần); Vùng đồi núi thấp (gồm thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình).
Với ƣu thế có Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và 19 khu di tích xếp hạng cấp quốc gia, 14 khu di tích xếp hạng cấp tỉnh; 05 di sản phi vật thể cấp quốc gia, 20 làng nghề truyền thống, 33 làng văn hóa du lịch và 116 cơ sở lƣu trú và nền văn hóa đa sắc tộc; cũng nhƣ việc sở hữu nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên nhƣ: cổng trời Xà Phìn, Núi đôi (huyện Quản Bạ), đỉnh Mã Pì Lèng và sông Nho Quế (huyện Mèo Vạc), Cột cờ Lũng Cú (huyện Đồng Văn), Ruộng bậc thang (huyện Hoàng Su Phì)...và các sản
phẩm văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nhƣ: Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Pu Péo, Lễ hội Gầu Tào….phát triển du lịch là một trong các thế mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang.
Hà Giang là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, phong phú cả về kim loại và phi kim loại. Qua tổng hợp các tài liệu điều tra địa chất về khoáng sản, đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 250 mỏ, điểm khoáng sản, gồm 28 loại khoáng sản, thuộc 05 nhóm: Khoáng sản kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nƣớc khoáng, đá quý - bán quý. Trong đó, với 4 loại khoáng sản chính là: quặng sắt 21 mỏ, điểm mỏ; quặng chì, kẽm: 16 mỏ, điểm mỏ; quặng mangan: 27 mỏ, điểm mỏ và quặng antimon: 9 mỏ, điểm mỏ. 4 loại khoáng sản này đã đƣợc điều tra, đánh giá, thăm dò trữ lƣợng, chất lƣợng đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến sâu với sản phẩm cuối cùng là kim loại nhƣ phôi thép, thép các loại, antimon kim loại, chì kim loại và feromangan.
Bên cạnh đó, Hà Giang có hệ thống sông, suối chảy qua địa phận Tỉnh khá nhiều, độ dốc lớn, có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ (Sông Lô đoạn dài 97 km, diện tích lƣu vực 10.104 km2, các nhánh cấp 1 của sông Lô gồm suối Nậm Ngần, Nậm Mu, Ngòi Quang, Suối Sảo; Sông Miện với chiều dài hơn 51 km, diện tích lƣu vực 1.470 km2; Sông Gâm có tổng chiều dài là 43 km với 2 chi lƣu lớn là sông Nho Quế và sông Miện; Sông Chảy chiều dài 44 km, diện tích lƣu vực khoảng 816 km2). Từ lợi thế đó, tỉnh đã tiến hành quy hoạch các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh với tổng số 46 dự án thủy điện, tổng công suất lắp máy là 774,8 MW, điện năng trung bình năm 2.800 triệu KWh/năm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tƣ thực hiện các dự án khoảng 13.879 tỷ đồng. Đến nay, có 13 dự án đã hoàn thành; 14 dự án đƣợc UBND tỉnh chấp thuận đầu tƣ, 12 dự án
đƣợc cấp Giấy chứng nhận (GCN) đầu tƣ đang tổ chức thi công, 07 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ với tổng công suất lắp máy 650 MW, đạt trên 94% công suất; vốn đầu tƣ xây dựng trên 13 nghìn tỷ đồng.
Đi đối với việc tập trung phát triển công nghiệp khai thác, chế biến sâu các loại khoáng sản và phát triển thủy điện vừa và nhỏ, Hà Giang còn có lợi thế trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng và chế biến nông lâm sản chất lƣợng cao nhƣ: Chè Shan, cây dƣợc liệu, các hồi, gà đen, bò vàng vùng cao...góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài phát triển du lịch và công nghiệp chế biến - thủy điện, phát triển kinh tế cửa khẩu và thƣơng mại biên giới là một trong các tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Với đƣờng biên giới dài trên 277 km tiếp giáp với 02 tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Trao đổi thƣơng mại qua biên giới đƣợc thông qua 01 cặp cửa khẩu quốc tế (14/02/2014) và 03 cặp cửa khẩu phụ; 30 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, 13 đƣờng mòn qua lại biên giới tạm thời và 01 khu kinh tế cửa khẩu.