Các chính sách ƣu đãi biên mậu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thương mại biên giới trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3.1. Các chính sách ƣu đãi biên mậu

a) Ưu đãi dành cho các địa phương biên giới

- Các địa phƣơng biên giới đƣợc quyền phê chuẩn các dự án hợp tác, gia công biên mậu trong phạm vi địa giới hành chính của mình. Cấp huyện vùng biên giới đƣợc phép phê duyệt các dự án đầu tƣ tƣơng đƣơng 2 triệu USD đối với các dự án thƣơng mại. Với các dự án khác, cấp huyện, thị đƣợc phê duyệt số vốn đầu tƣ từ 1 triệu USD trở xuống, cấp tỉnh từ 1 triệu USD đến 5 triệu USD. Các địa phƣơng cũng đƣợc phân quyền phê duyệt các dự án gia công, quyền quy định miễn giảm thuế cho các đối tƣợng kinh doanh, kể cả thuế xuất nhập khẩu biên mậu.

- Các địa phƣơng vùng biên có thể lập các khu hợp tác biên mậu, xây dựng các xí nghiệp gia công xuất khẩu biên mậu. Giá thuê đất tại các khu kinh tế vùng biên giảm từ 20% đến 30%, thời hạn cho thuê: 70 năm đầu để

đầu tƣ xây dựng nhà ở, 60 năm cho xây dựng công sở, 50 năm cho xây dựng cơ sở kinh doanh.

- Hàng năm, Chính phủ Trung Quốc cấp một khoản tiền thích ứng để xây dựng, tu bổ các cửa khẩu. Bên cạnh đó, các địa phƣơng còn đƣợc sử dụng số tiền thu lệ phí hàng hoá qua biên giới để xây dựng, tu bổ hạ tầng cơ sở ở vùng biên giới.

b) Ưu đãi về quyền kinh doanh biên mậu

Phía Trung Quốc quy định chặt chẽ, chỉ có các doanh nghiệp của các tỉnh biên giới đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới đƣợc quyền kinh doanh biên mậu. Những doanh nghiệp kinh doanh biên mậu đƣợc hƣởng ƣu đãi đặc biệt về thuế xuất nhập khẩu, các cơ chế về tài chính, các cơ chế về quản lý của chính quyền địa phƣơng biên giới bao gồm:

- Chấp hành các quy định liên quan đến biên mậu và hợp tác kinh tế đối ngoại đã đƣợc Quốc Vụ viện phê chuẩn, Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đƣợc quyền giao quyền hạn nhất định cho Chính quyền nhân dân thị xã Bằng Tƣờng, Đông Hƣng, Thuỷ Lệ, Hà Khẩu về quản lý và hợp tác kinh tế biên mậu. Thực hiện phê duyệt hợp đồng kinh tế biên mậu, gia công biên mậu và hợp tác lao động.

- Khuyến khích phát triển gia công sản xuất hàng xuất khẩu từ các sản phẩm nông nghiệp để thu ngoại tệ. Miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu từ sản phẩm nông nghiệp và nhập khẩu hạt giống, cây giống, con giống, thức ăn gia súc và các thiết bị liên quan để gia công sản xuất hàng xuất khẩu từ sản phẩm nông nghiệp, xí nghiệp tiến hành cải tiến công nghệ kỹ thuật thông qua nhập khẩu máy móc thiết bị và các vật liệu, nguyên liệu sản xuất.

- Với các dự án đầu tƣ vào ngoại thƣơng, hai năm đầu đƣợc miễn thuế, từ năm thứ 3,4,5 giảm 50%. Với các dự án đầu tƣ vào sản xuất, xây dựng, giao thông, thông tin liên lạc thì miễn thuế 5 năm đầu, từ các năm 6,7,8,9,10 giảm 50%.

- Các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc miễn thuế nhập khẩu đối với toàn bộ máy móc, thiết bị văn phòng, thiết bị phục vụ sinh hoạt. Lợi nhuận thu đƣợc ở một số hạng mục có thể đƣợc miễn thuế khi chuyển ra nƣớc ngoài. Tất cả các xí nghiệp ở vùng biên giới đƣợc giảm 24% so với mức thuế chung trong nội địa. Đặc biệt, nếu bị lỗ thì lấy lãi năm sau bù vào, còn lại bao nhiêu mới tính thuế.

Đặc biệt, Thông tƣ số 844 năm 2001 của Bộ Thƣơng mại Trung Quốc quy định cơ chế điều hành hoạt động biên mậu của Quảng Tây và Vân Nam với Việt Nam nhƣ sau:

- Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa cƣ dân biên giới Trung Quốc và Việt Nam: mỗi cƣ dân khi nhập khẩu qua chợ biên giới với giá trị tối đa 3000 NDT thì đƣợc miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu và thuế VAT. Hình thức này chủ yếu phát huy hiệu quả đối với việc nhập khẩu các hàng hoá, vật phẩm tiêu dùng, kể cả nông sản, thực phẩm.

- Đối với doanh nghiệp đƣợc phép hoạt động biên mậu Trung – Việt, các doanh nghiệp này chỉ nộp thuế nhập khẩu bằng 50% thuế nhập khẩu thông thƣờng và 50% thuế VAT ở ngay khâu hải quan. Mức chênh lệch do đó khá cao nếu nhƣ so với mức thuế nhập khẩu trung bình của Trung Quốc là 12% và VAT là 17%.

Ngày 13/10/2008, Trung Quốc đã ban hành thông tƣ số 90/2008 về việc tăng cƣờng hơn nữa chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - thƣơng mại tại vùng biên giới áp dụng từ ngày 01/11/2008, bao gồm các biện pháp ƣu đãi về tài chính, thuế quan và đầu tƣ. Trong đó có các nội dung cơ bản về ƣu

đãi thuế quan nhƣ: nâng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với trao đổi hàng hóa của cƣ dân biên giới tại chợ biên giới lên 8000 NDT/ngƣời/ngày; áp dụng biện pháp “chi chuyển vốn chuyên ngành” thay thế chính sách giảm 50% thuế pháp định đối với thuế thu nhập khẩu qua phƣơng thức biên mậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thương mại biên giới trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)