CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thƣơng mại biên giới của tỉnh Hà
Hà Giang.
3.4.1. Kết quả đạt đƣợc
Hoạt động quản lý thƣơng mại biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang ngoài việc, đảm bảo nguyên tắc quản lý nhà nƣớc theo vùng lãnh thổ còn góp phần bảo vệ, thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa trong nƣớc phát triển, thu hút đầu tƣ hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và hạ tầng cửa khẩu biên giới, hạ tầng thƣơng mại nói riêng; tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới chƣa đƣợc đào tạo nghề. Quản lý thƣơng mại biên giới đã góp phần kiềm chế nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thƣơng mại giữa tỉnh Hà Giang và hai tỉnh của Trung Quốc.
Quản lý và phát triển hoạt động thƣơng mại đã ra tạo động lực thu hút đầu tƣ kết cấu hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu và hình thành các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới; bên cạnh việc tổ chức, phân công lao động quốc tế có tính chuyên môn hóa cao, trao đổi thƣơng mại biên giới đã góp phần tăng cƣờng sự hiểu biết, mối giao lƣu văn hóa và tin tƣởng về chính trị giữa các thôn, bản biên giới của mỗi bên tạo ra các mối giao bang, kết nghĩa của nhân dân biên giới góp phần tạo ra mội trƣờng hòa bình, hữu nghị.
Hàng hóa trao đổi của cƣ dân biên giới đã đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa qua hệ thống chợ biên giới đã có tác động tích cực làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của cƣ dân biên giới theo hƣớng sản xuất hàng hóa chuyên canh dựa trên lợi thế so sanh về sản xuất; cƣ dân biên giới của tỉnh Hà Giang bán các hàng nông sản và mua về các máy móc, thiết bị, tƣ liệu sản xuất nông nghiệp và hàng hóa tiêu dùng.
Thông qua các cơ chế, chính sách linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành hoạt động thƣơng mại biên giới. Việt Nam nói chung và Hà Giang nói riêng đã xuất khẩu đƣợc các mặt hàng nông lâm sản có phẩm cấp, chất lƣợng thấp do sản xuất thủ công hoặc sản phẩm thô qua sơ chế; Đồng thời, thông qua việc quản lý hàng hóa nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, chúng ta đã đã nhập khẩu đƣợc các nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nƣớc nhƣ: Than cốc, Lá thuốc lá, phân đạm, Magan Ferosilic...(Trung Quốc quản lý bằng hạn ngạch và chỉ ưu tiên xuất khẩu dưới hình thức hàng đổi hàng)
Thông qua các quy hoạch đã hình thành nên các vùng dân cƣ tập trung tại các khu vực biên giới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh biên giới và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; bên cạnh đó, việc hai bên đều có các sách lƣợc, ƣu tiên phát triển vùng biên đã hình thành nên các ý tƣởng xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới cho dù rất nhỏ bé nhƣng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đây là xu hƣớng, tiền đề cho cơ chế hợp tác về thƣơng mại giữa hai bên trong tƣơng lại không xa, đặc biệt khi năm 2015, Việt Nam chính thức tham gia vào Hiệp định TPP.
Công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại đã đạt đƣợc các kết quả khả quan, không để hình thành nên các điểm nóng, “ổ nhóm” đƣờng dây buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới; hoạt động hợp tác
phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng quốc cấm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng tại khu vực hai bên biên giới đã đƣợc hai bên tích cực thực hiện thông qua các biên bản hội đàm thƣờng niên giữa tỉnh Hà Giang và hai tỉnh của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ngoài ý nghĩa khai thác tốt tiềm năng lợi thế của địa phƣơng để phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động quản lý và phát triển thƣơng mại biên giới còn có một giá trị to lớn hơn là xây dựng nên một đƣờng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định về chính trị tạo cơ hội để nền kinh tế trong nƣớc phát triển nhanh, ổn định.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Chất lƣợng việc xây dựng, ban hành kế hoạch quản lý thƣơng mại biên giới chƣa cao do hoạt động thƣơng mại biên giới đƣợc xác định là một loại hình đặc thù nhƣng hiện vẫn đang đƣợc điều chỉnh chung với những quy định về hoạt động thƣơng mại quốc tế dẫn tới việc xác định đối tƣợng, mục tiêu trong kế hoạch là rất khó khăn.
- Công tác lập quy hoạch và đầu tƣ hạ tầng thƣơng mại biên giới còn chƣa thực sự hiệu quả do trong công tác lập quy hoạch, tỉnh đã đơn phƣơng thực hiện tại các khu vực biên giới không xem xét, quy chiếu tham khảo với các quy hoạch của phía bạn nên dẫn tới việc chênh lệch về vị trí xây dựng các chợ biên giới, lối mở dẫn tới hiệu quả kinh tế không cao, lãng phí về nguồn lực.
- Việt Nam thiếu chiến lƣợc tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội các vùng biên giới phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc trong khi định hình, dẫn dắt quan hệ kinh tế lại đang có xu hƣớng thuộc về nƣớc lớn dẫn tới bị động trong chiến lƣợc, đối sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thƣơng mại biên giới nói riêng dẫn tới hiện tƣợng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.
- Thƣơng mại biên giới đƣợc xác định là tiềm năng, thế mạnh nhƣng chƣa thực sự trở thành động lực chính trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh do chƣa phát huy đƣợc nội lực của địa phƣơng gắn với sự liên kết vùng trong hoạt động thƣơng mại biên giới nhằm tạo ra sức mạnh tổng lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển theo hƣớng xuất khẩu.
- Hoạt động quản lý, điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu phụ, lối mở còn bộc lộ nhiều bất cập, phát sinh thêm nhiều chi phí về thời gian, phí lƣu kho bãi; đối khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp do việc phân cấp quản lý nhƣ hiện nay; quy trình, thủ tục xin cấp phép xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới còn nhiều khê, phức tạp chậm đƣợc cải tiến.
- Nguồn lực thực tế so với nhu cầu để thực hiện kế hoạch đôi khi thiếu tính khả thi do tỉnh Hà Giang mới tự cân đối ngân sách đƣợc 10%, 90% còn lại do ngân sách trung ƣơng hỗ trợ, kết quả hạ tầng thƣơng mại nói chung và hạ tầng cửa khẩu biên giới nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Giang chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ đã ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động thƣơng mại biên giới và xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu.
- Hoạt động thƣơng bại biên giới chủ yếu diễn ra tại các cửa khẩu phụ và lối mở biên giới, nơi cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, thiếu các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa và phƣơng tiện kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu đã làm ra tăng xu hƣớng gian lận thƣơng mại và buôn lậu, đặc biệt với các mặt hàng có thuế xuất thuế nhập khẩu cao hoặc hàng hóa đƣợc quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch.
- Số lƣợng doanh nghiệp tỉnh Hà Giang tham gia hoạt động thƣơng mại biên giới có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ cao; các doanh nghiệp vừa thiếu kinh nghiệm, kỹ năng trong đàm phán kinh doanh thƣơng mại quốc tế và giữa các doanh nghiệp chƣa có sự gắn kết, đôi khi còn tự cạnh tranh lẫn
nhau dẫn tới thiệt hại không nhỏ kinh tế kéo theo sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh đang có sự dịch chuyển về loại hình xuất nhập khẩu từ đƣờng bộ sang xuất nhập khẩu hàng hóa qua đƣờng biển, có chi phí thấp.
- Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nƣớc và chính sách điều hành quản lý thƣơng mại biên giới còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hoạt động phối hợp liên ngành chƣa mang lại hiệu quả cao đôi khi còn làm giảm quyền hạn, chức năng của một số cơ quan đơn vị do bị chồng chéo; hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động thƣơng mại biên giới chƣa theo kịp đƣợc yêu cầu của thực tiễn, chƣa cụ thể rõ dàng và phân tán quản lý ở nhiều văn bản dƣới luật do các bộ, ngành quy định.
- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý thƣơng mại nói chung và thƣơng mại biên giới nói riêng từ cấp sở đến Phòng Công Thƣơng các huyện biên giới vừa yếu, lại vừa thiếu dẫn tới chất lƣợng tham mƣu cho UBND tỉnh và UBND huyện biên giới trong công tác quản lý điều hành hoạt động thƣơng mại biên giới còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc chuyên môn.
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 4.1. Chính sách phát triển thƣơng mại của Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới.
4.1.1. Bối cảnh mới của quốc tế, Trung Quốc và Việt Nam
4.1.1.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực.
Nét nổi bật là một số nƣớc lớn đang có nhiều động thái mới trong hợp tác và phát triển. Trong số các nƣớc lớn trên thế giới, Mỹ, EU, Nga và Trung Quốc – là những cƣờng quốc lớn đang có nhiều điều chỉnh chiến lƣợc và các hoạt động để mở rộng hợp tác và tăng cƣờng liên kết, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến nền kinh tế thế giới và khu vực, trong đó có khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Nếu nhƣ các năm trƣớc đây, các nƣớc lớn có sự bất đồng và mâu thuẫn liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,… của dải Gara, của Bắc Triều Tiên, Iran, Siri,… thì trong thời gian qua, đặc biệt là mấy tháng gần đây sau sự kiện diễn ra ở Ucraina, ở Biển đông,… thì các quan hệ giữa các nƣớc lớn lại có sự phân cực mạnh, thậm chí lên tới mức đỉnh điểm cam go. Theo đó, mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ, EU và các đồng minh của họ với LB Nga đã hết sức căng thẳng. Nhiều biện pháp cấm vận, trả đũa lẫn nhau đã đến mức căng thẳng hơn so với thời kỳ chiến tranh lạnh trƣớc đây. Tuy nhiên với chuyến viếng thăm chỉ 02 giờ đồng hồ của Tổng thống Pháp OLang đến LB Nga tháng 12/2014 và ngày 12/2/2015 thoả thuận đƣợc ký kết giữa 4 nhà lãnh đạo Tổng thống Nga, tổng thống Pháp, tổng thống Đức và tổng thống Ucraina ở Muhck để giải quyết khủng hoảng ở Ucraina, hy vọng quan hệ giữa LB Nga với EU và Mỹ sẽ đƣợc cải thiện. Trong bối cảnh mới, mỗi quốc gia đều có
điều chỉnh đột biến về chiến lƣợc phát triển và do đó hợp tác quốc tế và khu vực sẽ thay đổi mạnh so với trƣớc đây.
Trƣớc đó, Liên bang Nga và Trung Quốc đã tăng cƣờng hợp tác và ký kết nhiều Hiệp định quan trọng. Đồng thời, Liên bang Nga mở rộng hợp tác với Cu Ba, Venezuela, Bolivia và Brazil. Ấn Độ và Nhật Bản mở rông hợp tác nâng lên thành đối tác chiến lƣợc, theo đó có nhiều thoả thuận, hợp tác quan trọng đƣợc ký kết thực hiện trong những năm tới.
Gắn với sự kiện xảy ra ở Biển đông, Mỹ đã đẩy mạnh thực thi chiến lƣợc hƣớng Đông. Cụ thể là Mỹ đã tăng cƣờng hợp tác với Nhật Bản, Philippin và có thiện chí mở rộng hợp tác toàn diện đối với Việt Nam. Mặt khác, Mỹ đang tiếp tục đẩy mạnh cùng với các nƣớc đồng minh chống lại tổ chức Nhà nƣớc hồi giáo tự xƣng IS.
4.1.1.2. Một số yếu tố thuộc về Trung Quốc.
Một là, “sự trỗi dậy nổi bật của Trung Quốc”. Theo nhiều dự báo, đến năm 2050, thậm chí sớm hơn, Trung Quốc sẽ giải quyết đƣợc các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đẩy mạnh cải cách chuyển đổi thành công mô hình tăng trƣởng. Theo đó, Trung Quốc sẽ tiến tới chia quyền lãnh đạo thế giới với Mỹ, nhất là ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng và do vậy các tranh chấp về tài nguyên, lãnh thổ sẽ gay gắt hơn;
Hai là, sự phát triển của Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam vẫn đang loay hoay trong mô hình phát triển theo chiều rộng. Mô hình này hiện không còn phù hợp. Do vậy, nếu Việt Nam thực hiện thành công việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng thì Việt Nam vẫn có thể có cơ hội bƣớc vào thời kỳ phát triển mới với tốc độ tăng trƣởng cao hơn, tiềm lực kinh tế của đất nƣớc gia tăng. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể phát triển quan hệ Việt – Trung theo hƣớng tích cực và hiệu quả. Còn nếu Việt Nam không chuyển đổi mô hình tăng trƣởng thành công thì Việt Nam sẽ rơi
vào thời kỳ tăng trƣởng trì trệ với nhiều bất ổn và sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ Việt – Trung;
Ba là, sự xoay trục chiến lƣợc của Mỹ sang Châu Á.
Bốn là, các vấn đề năng lƣợng, tài nguyên đang diễn ra phức tạp theo hƣớng ngày càng cạn kiệt và giá cả gia tăng sẽ tác động lớn tới Trung Quốc là nƣớc sử dụng năng lƣợng và tài nguyên hàng đầu thế giới. Do đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục săn lùng các nguồn tài nguyên khắp nơi, đã biến biển Đông – nơi có dầu lửa, khí đốt thành nơi tranh chấp chủ quyền và có thể sự tranh chấp này sẽ gia tăng.
4.1.1.3. Tiến trình, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- 31/12/2015, Việt Nam sẽ chính thức tham gia vào cộng đồng ASEAN, trong đó có cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, bắt đầu từ 1/1/2015, Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trƣờng bán lẻ theo cam kết WTO.
- Với quyết tâm của 12 nƣớc thành viên, trong đó có Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để sớm ký Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), theo đó một loạt các Hiệp định về xuất xứ hàng hoá, mua sắm Chính phủ, lao động và công đoàn,… sẽ tác động không nhỏ đến Việt Nam. Điều này buộc Việt Nam phải có tƣ duy mới về lãnh đạo, điều hành,… nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội khác.
- Năm 2018,Việt Nam sẽ phải thực hiện nền kinh tế thị trƣờng đầy đủ (không phải là phi thị trƣờng nhƣ hiện nay). Theo đó, Việt Nam phải cải cách mạnh theo hƣớng đồng tiền nội địa phải tiến tới tự do chuyển đổi; Tiền lƣơng, tiền công do chủ, thợ thoả thuận quyết định, giá cả hàng hoá, dịch vụ do thị trƣờng điều tiết; Quyền kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tiến tới nhƣ nhau; Nguồn lực do thị trƣờng phân bổ; Thƣơng mại và đầu tƣ tiến tới tự do hoá hoàn toàn. Đây là những vấn đề không dễ đáp ứng và thực hiện đối với Việt Nam.
- Năm 2020, Việt Nam phải trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.
- Hiện nay, đang xúc tiến hoàn tất đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU (Ngày 13/10/2014, theo quyết tâm của Chủ tịch Châu Âu và Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng nhân chuyến thăm chính thức Châu Âu đã ra tuyên bố chung Việt Nam – EU và định hƣớng sẽ ký Hiệp định này vào vài tháng tới); Hai nƣớc Việt Nam và Ấn độ (nhân chuyến thăm của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng tại Ấn độ ba ngày 28-30/10/2014, hai Thủ tƣớng tuyên bố quyết tâm hai quốc gia sẽ nâng hợp tác chiến lƣợc. Ngày 10/12/2014, Việt Nam về cơ bản đã hoàn tất việc đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Hàn quốc và ngày 15/12/2014 tuyên bố chung kết thúc đàm phán FTA