Thực trạng về công tác lập kế hoạch quản lý thƣơng mại biên giới trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thương mại biên giới trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 33 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý thƣơng mại biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.2.2. Thực trạng về công tác lập kế hoạch quản lý thƣơng mại biên giới trên

trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thƣơng và với vai trò là cơ quan thƣờng trực của Ban Chỉ đạo hoạt động thƣơng mại biên giới, hàng năm Sở Công Thƣơng đã tham mƣu cho UBND tỉnh xem xét, trình HĐND cùng cấp phê duyệt Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và giao kế hoạch về các chi tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực xuất nhập khẩu đã bao gồm cả hoạt động thƣơng mại biên giới.

Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Sở Công Thƣơng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các Quy hoạch, Kế hoạch, đề án về quản lý và phát triển thƣơng mại biên giới. Đồng thời, trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch, đề án đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản quy định của pháp luật có liên quan Sở Công Thƣơng có trách nhiệm hƣớng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với Phòng Công Thƣơng các huyện biên giới về quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại biên giới trên địa bàn quản lý.

Xác định phát triển kinh tế biên mậu là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, có tính chiến lƣợc lâu dài, Tỉnh Ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 08/6/2012 về phát triển kinh tế biên mậu và UBND tỉnh đã ban hành Chƣơng trình hành động số 42/CTr-UBND về triển khai Nghị quyết 10-NQ/TU. Mục tiêu của Nghị quyết là chủ động hợp tác, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ - xuất nhập khẩu nhằm khai thác tiềm năng về thƣơng mại biên giới tạo động lực cho địa phƣơng phát triển nhanh và bền vững.

Công tác lập kế hoạch quản lý thƣơng mại biên giới đƣợc lập trên hai cấp độ, đó là kế hoạch chung của UBND tỉnh và kế hoạch riêng của từng Sở, ban, ngành, từng huyện biên giới theo phân cấp quản lý nhà nƣớc. Kế hoạch quản lý thƣơng mại biên giới đƣợc ban hành, chỉ đạo triển khai thực hiện trong thực tế, bên cạnh việc thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các ngành có liên quan đã góp phần thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; đảm bảo an ninh - trật tự tại các khu vực biên giới.

Mục tiêu chính của Kế hoạch quản lý thƣơng mại biên giới là tập trung thúc đẩy trao đổi giao lƣu thƣơng mại giữa hai quốc gia; hạn chế buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Do vậy, yêu cầu nội dung chính của kế hoạch phải xác định đƣợc các nhân tố tác động tích cực việc tăng trƣởng kim ngạch trao đổi thƣơng mại song phƣơng, cũng nhƣ dự báo đƣợc các nguy cơ tiềm ẩn để hoạt động buôn lậu, gian lận thƣơng mại gia tăng, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện hữu hiệu nhất.

Kế hoạch quản lý thƣơng mại biên giới có thể đƣợc điều chỉnh, thay đổi khi xuất hiện các yếu tố bất ngờ hoặc đƣợc điều chỉnh theo chủ đạo, yêu cầu của Bộ Công Thƣơng, Ban Chỉ đạo hoạt động thƣơng mại biên giới trung ƣơng nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nƣớc và kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu dƣới hình thức trao đổi của cƣ dân biên giới. Yêu cầu đối với việc lập công tác kế hoạch quản lý thƣơng mại biên giới phải đề ra mục đích, yêu cầu cụ thể và xác định rõ chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý và phƣơng pháp quản lý. Đối tƣợng quản lý của thƣơng mại biên giới không chỉ bao gồm các chủ thể tại địa phƣơng trong phạm vi hẹp và mà nó bao gồm cả yếu tố nƣớc ngoài (thương nhân nước ngoài kinh doanh tại các chợ biên giới và thương nhân của các tỉnh, thành phố trong nước tham gia kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu của tỉnh).

Lập và ban hành kế hoạch quản lý thƣơng mại biên giới ngoài việc đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện đƣợc mục tiêu quản lý, còn giúp cho việc ứng phó với những thay đổi bất thƣờng từ môi trƣờng bên ngoài mang lại; kịp thời có các phƣơng án, đối sách phù hợp với những sự thay đổi bất thƣờng nêu trên nhằm giảm thiệt hại có doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh khi Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào một thị trƣờng xuất nhập khẩu nhƣ hiện nay.

3.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý thƣơng mại biên giới

Hoạt động thƣơng mại biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện đang đƣợc điều chỉnh bởi Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới với các nƣớc có chung biên giới và Thông tƣ Liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC- BGTVT-BNN&PTNT-BYT-NHNN ngày 31/01/2008 của liên Bộ hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới với các nƣớc có chung biên giới. Trên cơ sở kế hoạch quản lý thƣơng mại biên giới và Quy chế phối hợp, các lực lƣợng chức năng của tỉnh căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đƣợc pháp luật quy định chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện tham gia quản lý thƣơng mại biên giới.

- Lực lƣợng kiểm tra trực tiếp tại các cửa khẩu gồm: Hải quan, biên phòng, kiểm dịch thực vật - động vật, y tế: Căn cứ Luật Hải quan, Luật biên giới quốc gia, Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; các văn bản hƣớng dẫn của Chính phủ, các Bộ quản lý chuyên ngành, các lực lƣợng trực tiếp kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu tổ chức quản lý theo một quy trình đã đƣợc công bố thống nhất trên toàn quốc (quy trình

thủ tục xuất - quy trình thủ tục nhập) theo Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về quy chế hoạt động tại các cửa khẩu biên giới trên đất liền. UBND tỉnh Hà Giang đã ký Quyết định 306/QĐ- UBND ngày 14/02/2014 về nội quy cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (nay là cửa khẩu quốc tế).

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Hà Giang phải làm thủ tục khai báo hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan và các đơn vị có liên quan theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (trƣớc đây là Nghị định số 12/2006/NĐ-CP) ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nƣớc ngoài; Riêng tại các cửa khẩu phụ biên giới nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy hoạt động nhập khẩu hàng hóa thực hiện theo Thông tƣ số 13/2009/TT-BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công Thƣơng quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu.

- Lực lƣợng kiểm tra tại các hệ thống chợ biên giới có: Biên phòng, Quản lý thị trƣờng, Y tế, Hải quan (nơi thuộc địa bàn hoạt động của cơ quan

hải quan) và Chính quyền cấp xã, thị trấn: Hà Giang có 26 chợ biên giới và 4

chợ cửa khẩu; trong đó, 04 cửa khẩu thuộc phạm vi hoạt động quản lý của cơ quan hải quan quy định tại Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 của Chính phủ (nay là Nghị định số 01/2015/NĐ-CP) về phạm vi địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan và trách nhiệm phối hợp trong công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; 26 xã biên giới thuộc thẩm quyền quản lý của Biên phòng, Quản lý thị trƣờng, Y tế và Chính quyền cấp xã. Hoạt động mua bán hàng hóa của thƣơng nhân nƣớc ngoài tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu thực hiện theo Quyết định số 22/2008/QĐ-

BCT ngày 31/7/2008 của Bộ Công Thƣơng về ban hành quy chế hoạt động của chợ biên giới, chợ cửa khẩu.

- Lực lƣợng kiểm tra tại thị trƣờng nội địa: Công an, Quản lý thị trƣờng, Kiểm lâm, Thú y, Y tế: Danh mục hàng hóa của cƣ dân biên giới đƣợc phép nhập khẩu từ Trung Quốc vào địa bàn tỉnh Hà Giang thực hiện theo Thông tƣ số 42/2012/TT-BCT ngày 27/12/2012 của Bộ Công Thƣơng; hàng hóa nhập khẩu, lƣu thông trên địa bàn tỉnh thực hiện quản lý theo Thông tƣ liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT- BCA ngày 12/5/2011 của Liên bộ: Tài chính - Công Thƣơng - Công an về hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lƣu thông trên thị trƣờng và Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động thƣơng mại; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.

Để đảm bảo việc tổ chức quản lý thƣơng mại biên giới đạt hiệu quả ngoài việc, yêu cầu các đơn vị của tỉnh triển khai nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật. UBND tỉnh chỉ đạo cho Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hàng năm tham mƣu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho đầu tƣ cơ sở hạng tầng tại các khu vực biên giới, cửa khẩu; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các lực lƣợng chuyên ngành và kinh phí đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả. Đồng thời, trên cơ sở các Hiệp định song phƣơng Việt Nam - Trung Quốc và phƣơng châm 16 chữ, tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội đàm và ký chƣơng trình hợp tác với tỉnh Vân Nam giai đoạn 2012-2015 trong đó có lĩnh vực phát triển cửa khẩu, phòng chống buôn lậu và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng tại khu vực biên giới.

Công tác kiểm tra, giám sát quản lý thƣơng mại biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang là công việc thƣờng xuyên liên tục và đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức, cấp độ khác nhau. Trong quản lý thƣơng mại biên giới công tác kiểm tra giám sát tập trung vào các nội dung chính sau:

3.2.4.1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cƣ dân biên giới Căn cứ Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới với các nƣớc có chung biên giới. Cƣ dân biên giới của tỉnh Hà Giang đƣợc phép mua các hàng hóa thuộc danh mục do Bộ Công Thƣơng quy định từ Trung Quốc với định mức miễn thuế nhập khẩu là 2.000.000 đồng/ngày/ngƣời. Hàng hóa trao đổi của cƣ dân biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang đƣợc nhập khẩu qua các 04 cặp cửa khẩu và hệ thống các chợ xã biên giới, chợ cửa khẩu; hàng hóa của cƣ dân biên giới nhập khẩu qua các chợ biên giới nơi không có lực lƣợng hải quan sẽ do lực lƣợng Bộ đội biên phòng quản lý, giám sát. Cƣ dân biên giới đƣợc phép bán lại số lƣợng hàng hóa đƣợc phép mua trong định mức miễn thuế cho các tổ chức trong nƣớc theo quy định, hƣớng dẫn của Bộ Tài chính; các hàng hóa thuộc danh mục đƣợc phép trao đổi của cƣ dân biên giới khi nhập khẩu vào tỉnh Hà Giang theo quy định không phải kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm.

Nhu cầu về hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng hàng ngày của cƣ dân biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang là rất lớn, Tuy nhiên theo quy định tại Thông tƣ số 42/2012/TT-BCT của Bộ Công Thƣơng và Quyết định số 4850/QĐ- BCT ngày 30/5/2014 của Bộ Công Thƣơng bổ sung danh mục hàng hóa đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc vào địa bàn tỉnh Hà Giang dƣới hình thức hàng hóa trao đổi của cƣ dân biên giới lại rất hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, bên cạnh đó,

danh mục hàng hóa đƣợc phép trao đổi của cƣ dân biên giới chƣa sát với cuộc sống thực tế của cƣ dân biên giới.

3.2.4.2. Hoạt động buôn bán tại chợ xã biên giới, chợ cửa khẩu.

Theo Quyết định số 22/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 của Bộ Công Thƣơng ban hành quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, cho phép thƣơng nhân Trung Quốc đƣợc đăng ký và kinh doanh cố định tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Với 30 chợ biên giới (26 chợ xã biên giới, 04 chợ cửa khẩu) có sự tham gia thƣờng xuyên của các thƣơng nhân Trung Quốc sang trao đổi, kinh doanh hàng hóa tại cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Sở Công Thƣơng và Ban Quản lý khu Kinh tế của khẩu Thanh Thủy đã lập danh danh sách và cấp giấy phép kinh doanh tại chợ biên giới cho các thƣơng nhân Trung Quốc theo quy định. Số lƣợng thƣơng nhân Trung Quốc đăng ký kinh doanh tại các chợ biên giới của tỉnh Hà Giang có xu thế giảm dần do giá cả, chất lƣợng một số loại hàng hóa của Trung Quốc không còn chiếm ƣu thế, khó cạnh tranh với hàng hóa của Việt Nam và tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và Nhân dân tệ thay đổi. Thƣơng nhân Trung Quốc kinh doanh tại các chựo biên giới của tỉnh Hà Giang phải chấp hành nghiêm các quy định về chính sách thuế hiện hành của Việt Nam.

Hàng hóa kinh doanh, trao đổi tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu phải là các hàng hóa đƣợc phép lƣu thông trên thị trƣờng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hàng hóa xuất nhập khẩu tại các chợ biên giới phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về xuất nhập khẩu hàng hóa và thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.

3.2.4.3. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các phƣơng thức không theo thông lệ buôn bán quốc tế đã đƣợc thoả thuận trong các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 07/11/1991.

Hàng hoá buôn bán qua biên giới bao gồm: hàng hoá xuất nhập khẩu biên giới (hàng tiểu ngạch); hàng hoá mua bán, trao đổi của cƣ dân biên giới; hàng hoá đƣa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Hàng hoá buôn bán qua biên giới khi xuất khẩu, nhập khẩu: phải nộp thuế và lệ phí (nếu có) theo qui định của pháp luật Việt Nam, trừ hàng hoá trao đổi của cƣ dân biên giới trong định lƣợng miễn thuế ; đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế XK, NK hàng hóa qua biên giới theo các thỏa thuâ ̣n song phƣơng giƣ̃a Chính phủ Viê ̣t nam và Chính phủ Trung Quốc.

Hàng hoá buôn bán qua biên giới phải thực hiện quy định về kiểm tra nhà nƣớc về chất lƣợng , kiểm dịch theo qui định hiện hành . Hàng hoá buôn bán qua biên giới đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế theo thoả thuận song phƣơng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính Phủ Trung Quốc. Cơ sở để hƣởng ƣu đãi về thuế là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O). Đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cƣ dân biên giới không yêu cầu có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, việc xác định xuất xứ căn cứ vào viê ̣c kiểm tra thực tế hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thương mại biên giới trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)