CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Chính sách phát triển thƣơng mại của Việt Nam – Trung Quốc trong bố
4.1.1. Bối cảnh mới của quốc tế, Trung Quốc và Việt Nam
4.1.1.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực.
Nét nổi bật là một số nƣớc lớn đang có nhiều động thái mới trong hợp tác và phát triển. Trong số các nƣớc lớn trên thế giới, Mỹ, EU, Nga và Trung Quốc – là những cƣờng quốc lớn đang có nhiều điều chỉnh chiến lƣợc và các hoạt động để mở rộng hợp tác và tăng cƣờng liên kết, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến nền kinh tế thế giới và khu vực, trong đó có khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Nếu nhƣ các năm trƣớc đây, các nƣớc lớn có sự bất đồng và mâu thuẫn liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,… của dải Gara, của Bắc Triều Tiên, Iran, Siri,… thì trong thời gian qua, đặc biệt là mấy tháng gần đây sau sự kiện diễn ra ở Ucraina, ở Biển đông,… thì các quan hệ giữa các nƣớc lớn lại có sự phân cực mạnh, thậm chí lên tới mức đỉnh điểm cam go. Theo đó, mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ, EU và các đồng minh của họ với LB Nga đã hết sức căng thẳng. Nhiều biện pháp cấm vận, trả đũa lẫn nhau đã đến mức căng thẳng hơn so với thời kỳ chiến tranh lạnh trƣớc đây. Tuy nhiên với chuyến viếng thăm chỉ 02 giờ đồng hồ của Tổng thống Pháp OLang đến LB Nga tháng 12/2014 và ngày 12/2/2015 thoả thuận đƣợc ký kết giữa 4 nhà lãnh đạo Tổng thống Nga, tổng thống Pháp, tổng thống Đức và tổng thống Ucraina ở Muhck để giải quyết khủng hoảng ở Ucraina, hy vọng quan hệ giữa LB Nga với EU và Mỹ sẽ đƣợc cải thiện. Trong bối cảnh mới, mỗi quốc gia đều có
điều chỉnh đột biến về chiến lƣợc phát triển và do đó hợp tác quốc tế và khu vực sẽ thay đổi mạnh so với trƣớc đây.
Trƣớc đó, Liên bang Nga và Trung Quốc đã tăng cƣờng hợp tác và ký kết nhiều Hiệp định quan trọng. Đồng thời, Liên bang Nga mở rộng hợp tác với Cu Ba, Venezuela, Bolivia và Brazil. Ấn Độ và Nhật Bản mở rông hợp tác nâng lên thành đối tác chiến lƣợc, theo đó có nhiều thoả thuận, hợp tác quan trọng đƣợc ký kết thực hiện trong những năm tới.
Gắn với sự kiện xảy ra ở Biển đông, Mỹ đã đẩy mạnh thực thi chiến lƣợc hƣớng Đông. Cụ thể là Mỹ đã tăng cƣờng hợp tác với Nhật Bản, Philippin và có thiện chí mở rộng hợp tác toàn diện đối với Việt Nam. Mặt khác, Mỹ đang tiếp tục đẩy mạnh cùng với các nƣớc đồng minh chống lại tổ chức Nhà nƣớc hồi giáo tự xƣng IS.
4.1.1.2. Một số yếu tố thuộc về Trung Quốc.
Một là, “sự trỗi dậy nổi bật của Trung Quốc”. Theo nhiều dự báo, đến năm 2050, thậm chí sớm hơn, Trung Quốc sẽ giải quyết đƣợc các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đẩy mạnh cải cách chuyển đổi thành công mô hình tăng trƣởng. Theo đó, Trung Quốc sẽ tiến tới chia quyền lãnh đạo thế giới với Mỹ, nhất là ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng và do vậy các tranh chấp về tài nguyên, lãnh thổ sẽ gay gắt hơn;
Hai là, sự phát triển của Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam vẫn đang loay hoay trong mô hình phát triển theo chiều rộng. Mô hình này hiện không còn phù hợp. Do vậy, nếu Việt Nam thực hiện thành công việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng thì Việt Nam vẫn có thể có cơ hội bƣớc vào thời kỳ phát triển mới với tốc độ tăng trƣởng cao hơn, tiềm lực kinh tế của đất nƣớc gia tăng. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể phát triển quan hệ Việt – Trung theo hƣớng tích cực và hiệu quả. Còn nếu Việt Nam không chuyển đổi mô hình tăng trƣởng thành công thì Việt Nam sẽ rơi
vào thời kỳ tăng trƣởng trì trệ với nhiều bất ổn và sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ Việt – Trung;
Ba là, sự xoay trục chiến lƣợc của Mỹ sang Châu Á.
Bốn là, các vấn đề năng lƣợng, tài nguyên đang diễn ra phức tạp theo hƣớng ngày càng cạn kiệt và giá cả gia tăng sẽ tác động lớn tới Trung Quốc là nƣớc sử dụng năng lƣợng và tài nguyên hàng đầu thế giới. Do đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục săn lùng các nguồn tài nguyên khắp nơi, đã biến biển Đông – nơi có dầu lửa, khí đốt thành nơi tranh chấp chủ quyền và có thể sự tranh chấp này sẽ gia tăng.
4.1.1.3. Tiến trình, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- 31/12/2015, Việt Nam sẽ chính thức tham gia vào cộng đồng ASEAN, trong đó có cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, bắt đầu từ 1/1/2015, Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trƣờng bán lẻ theo cam kết WTO.
- Với quyết tâm của 12 nƣớc thành viên, trong đó có Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để sớm ký Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), theo đó một loạt các Hiệp định về xuất xứ hàng hoá, mua sắm Chính phủ, lao động và công đoàn,… sẽ tác động không nhỏ đến Việt Nam. Điều này buộc Việt Nam phải có tƣ duy mới về lãnh đạo, điều hành,… nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội khác.
- Năm 2018,Việt Nam sẽ phải thực hiện nền kinh tế thị trƣờng đầy đủ (không phải là phi thị trƣờng nhƣ hiện nay). Theo đó, Việt Nam phải cải cách mạnh theo hƣớng đồng tiền nội địa phải tiến tới tự do chuyển đổi; Tiền lƣơng, tiền công do chủ, thợ thoả thuận quyết định, giá cả hàng hoá, dịch vụ do thị trƣờng điều tiết; Quyền kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tiến tới nhƣ nhau; Nguồn lực do thị trƣờng phân bổ; Thƣơng mại và đầu tƣ tiến tới tự do hoá hoàn toàn. Đây là những vấn đề không dễ đáp ứng và thực hiện đối với Việt Nam.
- Năm 2020, Việt Nam phải trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.
- Hiện nay, đang xúc tiến hoàn tất đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU (Ngày 13/10/2014, theo quyết tâm của Chủ tịch Châu Âu và Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng nhân chuyến thăm chính thức Châu Âu đã ra tuyên bố chung Việt Nam – EU và định hƣớng sẽ ký Hiệp định này vào vài tháng tới); Hai nƣớc Việt Nam và Ấn độ (nhân chuyến thăm của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng tại Ấn độ ba ngày 28-30/10/2014, hai Thủ tƣớng tuyên bố quyết tâm hai quốc gia sẽ nâng hợp tác chiến lƣợc. Ngày 10/12/2014, Việt Nam về cơ bản đã hoàn tất việc đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Hàn quốc và ngày 15/12/2014 tuyên bố chung kết thúc đàm phán FTA giữa Việt Nam và liên minh Hải quan LB Nga, Blarut và Kazăctan. Song song với việc thực hiện các vấn đề này, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều Hiệp định song phƣơng và đa phƣơng khác đã ký tham gia. Tất cả các định hƣớng hoạt động này đang tiếp tục tác động đến Việt Nam và nếu chúng ta không thay đổi tƣ duy, không tích cực cải cách mạnh mẽ, hiệu quả hơn thì sẽ bị thua thiệt lớn trong các cuộc chơi khu vực và toàn cầu và nhƣ vậy sẽ không chỉ mất cơ hội mà thách thức đối mặt ngày càng lớn.