Nhóm giải pháp về thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thương mại biên giới trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 72 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.4. Các giải pháp nâng cáo hiệu quả quản lý thƣơng mại biên giới tỉnh Hà

4.4.1. Nhóm giải pháp về thể chế

4.4.1.1. Nhóm giải pháp vĩ mô

Trƣớc hết cần có sự thống nhất rằng, thƣơng mại biên giới là hoạt động thƣơng mại đặc thù do đó phải có các quy định riêng. Các điều khoản của Luật Thƣơng mại 2005 không có và không xác định thế nào là thƣơng mại biên giới mà tại Điều 4 chỉ xác định “ Hoạt động thƣơng mại phải tuân theo Luật thƣơng mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thƣơng mại đặc thù đƣợc quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thƣơng mại không đƣợc quy định trong Luật thƣơng mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”. Vì lý do đó, Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 254/QD-TTg ngày 7/11/2006 về quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới với các nƣớc có chung biên giới. Tại Điều 1 của Quyết định đã xác định có 3 loại hoạt động thƣơng mại thuộc thƣơng mại biên giới gồm: (1)Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cƣ dân biên giới; (2)Buôn bán hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; (3) Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới không theo các phƣơng thức, theo thông lệ buôn bán quốc tế đã thỏa thuận trong Hiệp định thƣơng mại song phƣơng.

Trên thực tế, hoạt động thƣơng mại biên giới không chỉ đƣợc quy định tại các Quyết định số 254/QĐ-TTg và Quyết định số 139/QĐ-TTg mà còn phải chịu sự rằng buộc bởi các quy định tại Nghị định và Quyết định khác có liên quan của Chính phủ và Thủ tƣớng chính phủ. Nhiều quy định chồng chéo, chƣa rõ ràng, khó hiểu hoặc hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến khó khăn trong quản lý và điều hành hoạt động thƣơng mại biên giới. Do vậy,

Thứ nhất: cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để xây dựng Nghị định của Chính phủ hoặc cao hơn là Pháp lệnh về Thương mại biên

giới cho phù hợp với thực tế và tính đặc thù của thương mại biên giới. Đây

sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, điều hành hoạt động thƣơng mại biên giới của cả nƣớc nói chung và Hà Giang nói riêng.

Đối tƣợng và phạm vi điều chỉnh của Nghị định có thể bao gồm các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và hoạt động thƣơng mại biên giới. Còn phạm vi điều chỉnh có thể bao gồm mọi hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền; hoạt động dịch vụ thƣơng mại tại các khu vực cửa khẩu; và hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa của cƣ dân biên giới. Ngoài ra, một số nội dung cần phải quy định tại Nghị định để phù hợp với tình hình thực tế:

(i) phải xây dựng một cơ chế quản lý và điều hành linh hoạt hoạt động thƣơng mại biên giới, bao gồm các biện pháp cụ thể phân cấp quản lý và điều hành thƣơng mại biên giới giữa các Bộ, ngành Trung ƣơng và phân cấp nhiều hơn cho UBND các tỉnh biên giới;

(ii) cần phải có những quy định về quản lý đối với thƣơng nhân và mặt hàng xuất nhập khẩu qua biên giới đất liền để đảm bảo điều phối linh hoạt giữa các khu vực cửa khẩu khác nhau. Xây dựng một hệ thống phân phối hàng hóa từ vùng sản xuất đến khu vực cửa khẩu, xuất khẩu sang các nƣớc có chung biên giới và ngƣợc lại kiểm soát hệ thống phân phối hàng hóa nhập khẩu từ cửa khẩu.

(iii) quy định về tiền tệ, thanh toán, chính sách thuế, phí và lệ phí trong thƣơng mại biên giới để đảm bảo yêu cầu phát triển hiện nay.

(iv) quy định về cửa khẩu, địa điểm xuất – nhập hàng hóa qua biên giới. Đồng thời, quản lý và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa của cƣ dân biên giới.

(v) quy định về chất lƣợng hàng hóa, kiểm tra chất lƣợng và kiểm dịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu qua biên giới.

(vi) quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của Ban chỉ đạo thƣơng mại biên giới trong điều hành hoạt động thƣơng mại biên giới.

Thứ hai là phải có chiến lược phát triển thương mại biên giới của Việt Nam với Trung Quốc, trong đó Hà Giang được xác định là một tỉnh rất quan trọng.

Thời gian qua, để phát triển thƣơng mại biên giới chúng ta đã triển khai xây dựng các quy hoạch phát triển thƣơng mại giữa các tỉnh có chung đƣờng biên giới với Trung Quốc. Tuy nhiên, các bản quy hoạch chỉ đƣợc Bộ trƣởng hoặc Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nên giá trị pháp lý có hạn và thiếu các nguồn lực để thực hiện. Hơn nữa, nội dung và tầm nhìn của các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt chƣa giải quyết đƣợc những vấn đề mang tính tổng thể và rộng lớn ở khu vực biên giới Việt- Trung. Do chƣa có chiến lƣợc, Việt Nam còn bị động và lúng túng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, cũng nhƣ các cơ chế quản lý và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng mại biên giới của Việt nam với Trung quốc là rất cần thiết và có ý nghĩa lâu dài, kể cả với cơ quan quản lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cũng nhƣ những thƣơng nhân tham gia hoạt động thƣơng mại biên giới. Trên cơ sở có một chiến lƣợc phát triển đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt sẽ hạn chế đƣợc việc hoạch định chính sách thiếu động bộ, hạn chế tình trạng phân tán, chia cắt, điều hành thiếu sự thống nhất nhƣ hiện nay. Chiến lƣợc đƣợc phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh của Việt Nam triển khai các chính sách và giải pháp tạo điều kiện thuận lợi về xây dựng cơ sở hạ tầng,

đàm phán mở rộng thị trƣờng Trung Quốc, phát triển dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại tại cửa khẩu, khuyến khích và hỗ trợ thƣơng nhân tham gia hoạt động thƣơng mại biên giới một cách thuận lợi và ổn định, khai thác có hiệu quả hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của mỗi tỉnh cũng nhƣ các tỉnh trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung.

Việc xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng mại biên giới với Trung Quốc là hết sức cần thiết và cấp bách nhƣng cũng đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lƣợc cần phải dự báo đƣợc ý đồ thay đổi chính sách của Trung quốc trong 10 năm tới để xác lập đúng quan điểm chiến lƣợc và định hƣớng chính sách cho trúng đích. Chiến lƣợc này sẽ phải lựa chọn đƣợc các loại hàng hóa có lợi thế và sức cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu, có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề tài cấp nhà nƣớc trong Chƣơng trình phát triển Tây Bắc. Chiến lƣợc này cũng cần phải đƣợc cụ thể hóa thành các đề án cho các địa phƣơng nhƣ Hà Giang và chỉ rõ các nguồn lực để thực hiện.

Thứ ba là phải sớm hoàn thiện chính sách quản lý và điều hành có liên quan

Trong giai đoạn trƣớc mắt, khi chƣa có Nghị định về phát triển thƣơng mại biên giới và chƣa có chiến lƣợc phát triển thƣơng mại biên giới cần sớm ban hành Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ về quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới thay thế cho Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 7/11/2006 của Thủ tƣớng chính phủ về quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới với các nƣớc có chung biên giới và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 254/2006/QĐ-TTg. Trong đó, cần phải điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung những quy định sau:

- Cần phải phân định rõ các loại hình xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới, bao gồm: (i) hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thông thƣờng của

các doanh nghiệp qua các cửa khẩu biên giới thực hiện theo quy định của Luật Thƣơng mại năm 2005, Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, phù hợp với điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và tập quán thƣơng mại quốc tế; (ii) hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới của thƣơng nhân với hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa theo đặc thù của thƣơng mại biên giới; (iii) hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới dƣới hình thức mua bán, trao đổi của cƣ dân biên giới.

Về cửa khẩu: cần quy định rõ các loại hình cửa khẩu đƣợc mở cho ngƣời, phƣơng tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua biên giới. Nên quy định chỉ có 3 loại hình cửa khẩu, bao gồm: (i) cửa khẩu quốc tế; (ii) cửa khẩu song phƣơng; và (iii) cửa khẩu địa phƣơng. Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu song phƣơng phải tuân theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt – Trung năm 2009 và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt – Trung năm 2009. Còn cửa khẩu địa phƣơng bao gồm toàn bộ các cửa khẩu phụ, lối mở, đƣờng mòn, đƣờng qua lại,..., ngoài ra, không phân biệt cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu.

Về hàng hóa: cần quy định hàng hóa của nƣớc (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba chỉ đƣợc đi qua các cửa khẩu quốc tế theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt – Trung năm 2009 và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt – Trung năm 2009. Hàng hóa đƣợc sản xuất tại Việt Nam, không phân biệt hàng hóa vùng biên giới và hàng hóa của các tỉnh, thành khác trên cả nƣớc, đƣợc khuyến khích đi qua, đặc biệt là xuất khẩu đi qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phƣơng và tất cả các loại cửa khẩu địa phƣơng.

Về doanh nghiệp: cần quy định thƣơng nhân nƣớc (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba chỉ đƣợc thực hiện kinh doanh qua các cửa khẩu quốc tế theo Hiệp định quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt – Trung năm 2009 và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt – Trung năm 2009. Thƣơng nhân có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, công ty và chi nhánh công ty nƣớc ngoài tại Việt Nam chỉ đƣợc thực hiện kinh doanh qua các cửa khẩu quốc tế theo hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt – Trung năm 2009 và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt – Trung năm 2009, trƣờng hợp khác phải có cam kết trong các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Thƣơng nhân Việt Nam đƣợc kinh doanh xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu song phƣơng. Riêng các loại hình cửa khẩu địa phƣơng chỉ dành cho các doanh nghiệp vùng biên giới hoặc khu vực biên giới đƣợc kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Quy định rõ hoạt động thƣơng mại tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Trong đó sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh tại chợ; chủ thể mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ; hàng hóa đƣợc mua bán, trao đổi tại chợ; thanh toán tại chợ; kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ; và quy định về thuế và hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

- Bổ sung các quy định về dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại tại các khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới. Cần có các quy định về dịch vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan; dịch vụ kho, bãi, vận chuyển, giao nhận. Bảo quản hàng hóa; dịch vụ gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, lao động, phiên dịch, vệ sinh, bảo vệ; dịch vụ hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và thâm nhập

thị trƣờng các nƣớc có chung biên giới; dịch vụ về hạ tầng kỹ thuật, bao gồm đƣờng giao thông, nhà văn phòng làm việc, nhà trƣng bày – giới thiệu sản phẩm, camera quan sát, trạm cân điện tử, cung cấp điện nƣớc, thu gom- xử lý chất thải, báo cháy, phòng cháy chữa cháy; và các dịch vụ hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Ngoài sự điều hành, cơ chế phối hợp liên ngành của Ban chỉ đạo thƣơng mại biên giới cần xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý thƣơng mại biên giới giữa các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng và UBND các tỉnh biên giới trong việc tổ chức, quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, nhất là tạo điều kiện thuận lợi nhằm đẩy mạnh dịch vụ giao nhận và hệ thống phân phối mặt hàng. Xây dựng một cơ chế phân cấp quản lý linh hoạt giữa Trung ƣơng và địa phƣơng và nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo thƣơng mại biên giới trong các chƣơng trình thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Thứ tư là phải tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo, nguồn ngân sách để đầu tƣ xây dựng và phát triển hạ tầng thƣơng mại rất hạn chế, nguồn vốn của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có hạn. Chính vì vậy, hạ tầng thƣơng mại vừa thiếu, vừa không đồng bộ đã làm cho thƣơng mại biên giới Hà Giang phát riến hết sức khó khăn. Dó đó, phải tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với những giải pháp cụ thể sau:

- Đối với mạng lưới chợ biên giới: mạng lƣới chợ biên giới có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng, ngoài việc đảm bảo việc trao đổi hàng hóa của cƣ dân vùng biên giới, chợ biên giới còn có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Chính vì vậy, cần tập trung rà soát địa bàn biên giới của tỉnh để nâng cấp, cải tạo các chợ hiện đang hoạt động mà cơ

sở vật chất còn thiếu thốn và xác định nhu cầu xây dựng mới chợ biên giới ở các xã biên giới, nơi nhân dân có nhu cầu mở chợ (Đối với loại hình chợ biên giới, xây dựng ở hạng III là phù hợp và cần nguồn vốn từ ngân sách).

- Đối với mạng lưới chợ cửa khẩu: trên cơ sở hệ thống cửa khẩu trên

địa bàn tỉnh (cửa khẩu quốc tế Thanh thủy; 3 cửa khẩu phụ: Săm Pun, Phó Bảng và Xín Mần) để kêu gọi các doanh nghiệp trong nƣớc, trong tỉnh đầu tƣ xây dựng chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu ở quy mô hạng I và hạng II.

-Đối với các Trung tâm thƣơng mại và siêu thị cần thực hiện theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. Vốn để đầu tƣ xây dựng các hạng mục công trình nhƣ trung tâm thƣơng mại, siêu thị sẽ do các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng, Nhà nƣớc có thể hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

- Đối với việc phát triển trung tâm logistics tại khu vực cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, đây là công trình đòi hỏi vấn đầu tƣ lớn, thời gian khấu hao lâu do vậy ngoài hỗ trợ giải phóng mặt bằng, Nhà nƣớc có thể hỗ trợ một phần kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất.

- Đối với việc đầu tƣ xây dựng kho hàng công kèm với cơ sở sấy khô thảo quả và các loại lâm đặc sản khác, đây là những công trình mang tính chất an sinh xã hội, hỗ trợ bà con có điều kiện kinh tế khó khăn, Nhà nƣớc có thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thương mại biên giới trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)